Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 26)

  • 9011 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:

 

Xem đáp án

Đáp án A

Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích ( Chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh)


Câu 2:

Điều nào sau đây không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Điều không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật là: Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt.

Điều này là sai vì cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi dung hợp.


Câu 3:

Loại hoocmon không có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hormone không có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật là: Êtilen.

Etilen được sinh ra từ lá già, hoa già, quả chin; có tác dụng điều chỉnh sự rụng lá, kích thích ra hoa & sự phân hóa giới tính và làm chin quả.

Vì các tác dụng tương đương với việc “lão hóa” như trên, Etilen được xếp vào nhóm hormone ức chế quá trình sinh trưởng.


Câu 4:

Xét các nhân tố tiến hóa:

1. Đột biến                    2. Giao phối                3. Chọn lọc tự nhiên.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                    5. Di - nhập gen.

Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là:

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là: 1, 4, 5

Đáp án D

Giao phối không làm thay đổi tần số tương đối của các alen

Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng giữ lại tổ hợp gen thích nghi với môi trường


Câu 6:

Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật là:

Xem đáp án

Đáp án A

Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng là: hoạt hóa enzyme


Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Jura?

  

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm không có ở kỉ Jura là : xuất hiện cây hạt kín


Câu 8:

Cho các cặp cơ quan:

1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

3. Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng.

4. Cánh bướm và cánh chim.

Những cặp cơ quan tương đồng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ quan tương đồng: cùng nguồn gốc, khác chức năng

Các cặp cơ quan tương đồng là: (1) (2)

Đáp án B

3, 4 là các cặp cơ quan tương tự (cùng chức năng, khác nguồn gốc)


Câu 9:

Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ:

 

Xem đáp án

Đáp án C

Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ noãn


Câu 10:

Lactôzơ có vai trò gì trong quá trình điều hòa tổng hợp prôtêin ở sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Đáp án C

Lactôzơ có vai trò: Làm cho protein ức chế bị bất hoạt, không gắn được vào gen vận hành, kích thích gen cấu trúc protein


Câu 11:

Trình tự các loài động vật có quá trình trao đổi khí ngày càng hiệu quả là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trình tự đúng là: Lưỡng cư → bò sát → thú → chim


Câu 13:

Sự tác động của các nhân tố sinh học bắt đầu vào thời kì nào của quá trình phát sinh sự sống?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự tác động của các nhân tố sinh học bắt đầu vào thời kì tiến hóa tiền sinh học


Câu 14:

Ở giai đoạn phát triển phôi ở động vật, quá trình nào diễn ra mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở giai đoạn phát triển phôi ở động vật, quá trình diễn ra mạnh nhất là phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan.


Câu 17:

Để tạo dòng thuần nhanh nhất, người ta dùng công nghệ tế bào nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Để tạo ra dòng thuần nhanh nhất, người ta dùng công nghệ: Nuôi cấy hạt phấn.

Do hạt phấn có bộ NST là n, nuôi cấy và lưỡng bội hóa sẽ cho các dòng thuần 2n. đây là phương pháp nhanh nhất và tạo được nhiều dòng thuần nhất


Câu 18:

Ở người, bệnh và hội chứng bệnh nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?

1. Bệnh mù màu.           2. Bệnh máu khó đông.         3. Bệnh teo cơ

4. Hội chứng Đao.          5. Hội chứng Claiphentơ.       6. Bệnh bạch tạng.

Đáp án đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Bệnh chủ yếu gặp ở nam, ít gặp ở nữ ↔ alen gây bệnh là alen lặn nằm trên NST X

Các bệnh đó là: 1, 2, 3

Đáp án A

Hội chứng đao do 3 chiếc NST 21 gây nên, có ở nam và nữ như nhau

Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra, có ở nam và nữ

Hội chứng Claiphentơ : XXY, chỉ có ở nam


Câu 19:

Sự kiện nào sau đây không thuộc tiến hóa tiền sinh học?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự kiện không thuộc tiến hóa tiền sinh học là hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic.

Đây là thuộc tiến hóa hóa học


Câu 20:

Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp: bảo quản ở điều kiện nồng độ O2 cao. Do đây là môi trường thuận lợi cho nông sản hô hấp mạnh làm giảm khối lượng và chất lượng nông sản


Câu 21:

Cho 5 quần thể thực vật có thành phần kiểu gen như sau:

Quần thể 1: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa Quần thể 2: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1 aa

Quần thể 3: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa Quần thể 4: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

Quần thể 5: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa

Nếu các quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì trong số 5 quần thể nêu trên, có bao nhiêu quần thể khi cân bằng có thành phần kiểu gen giống nhau?

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

Khi cân bằng có thành phần kiểu gen giống nhau ↔ tần số alen các quần thể này là bằng nhau

Xét tần số alen A:

Quần thể 1: A = 0,7                            Quần thể 2: A = 0,7

Quần thể 3: A = 0,6                            Quần thể 4: A = 0,7

Quần thể 5: A = 0,5

Vậy có 3 quần thể sau khi cân bằng có thành phần kiểu gen giống nhau là 1, 2, 4


Câu 22:

Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A = T = G = 26%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Vật chất di truyền được cấu tạo bởi 4 loại nucleotit – vật chất di truyền là ADN.

Có A = T = G = 26% → X = 24% . vậy G ≠ X

→ không thỏa mãn nguyên tắc bổ sung

→ ADN là mạch đơn


Câu 23:

Gen A có 6102 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có X = A + T, trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T. Gen A bị đột biến điểm thành alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của alen a là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gen A có 6102 liên kết H ↔ 2A + 3G = 6102 (1)

Mạch 1: X1 = A1 + T1

Mạch 2: X2 = 2A2 = 4T2.

Đặt T2 = x → A2 = 2x

Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2 = x ; T1 = A2 = 2x

X = X1 + X2 = A1 + T1 + 4T2 = x + 2x + 4x = 7x

G = X = 7x

A = A1 + A2 = 3x

Thay vào 1 có x = 226

Gen A có : A = T = 678;         G = X = 1582

Alen a là do gen A bị đột biến điểm tạo thành, có ít hơn 3 liên kết H = 1 cặp G – X

→ đột biến điểm là mất 1 cặp G – X

→ alen a có số nu loại G = 1581


Câu 24:

Một hợp tử của một loài trải qua 10 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có 1 tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ 2 lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 976 tế bào con. Đợt nguyên phân xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ hai lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

1 hợp tử trải qua 10 lần nguyên phân

Sau n lần nguyên phân đầu tiên, tạo ra 2n tế bào con

Lần n+1, có 1 tế bào bị đột biến tứ bội, tạo 1 tế bào con

            2n – 1 tế bào còn lại nguyên phân bình thường, tạo 2.(2n – 1) tế bào con

→ có tổng cộng 2.2n – 1 tế bào con sau đợt nguyên phân này

Lần n+2, có tế bào thứ 2 bị đột biến, tạo 1 tế bào con

             2.2n – 2 tế bào còn lại nguyên phân bình thường tạo 2.(2.2n – 2) tế bào con

→ có tổng cộng 4.2n – 3 tế bào con sau đợt nguyên phân này

Tiếp tục nguyên phân thêm 10 – n – 2 lần còn lại, số tế bào con tạo ra là:

 (4.2n – 3). 210 – n – 2 = 4.28 – 3.28 – n = 210 – 3.28 – n = 976.

→ n = 4

Vậy đột biến xảy ra ở lần n+1 và n+2 ↔ lần 5 và lần 6


Câu 25:

Theo dõi sự thay đổi thành phần kiểu gen qua 4 thế hệ liên tiếp của một quần thể, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Thế hệ

Tỉ lệ kiểu gen

F1

0,49AA : 0.42Aa : 0.09aa

F2

0.30AA : 0,40Aa : 0,З0аа

F3

0,25AA : 0,50Aa : 0.25aa

F4

0,25AA : 0.50Aa : 0,25aa

Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên bị thay đổi bởi tác động của các nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận thấy từ thé hệ F1 sang thế hệ F2 có sự thay đổi mạnh mẽ về thành phần kiểu gen của quần thể không theo 1 hướng xác định:

AA : giảm 0,49 → 0,3

Aa : giảm 0,42 → 0,4

aa ; tăng 0,09 → 0,3

Đây thường là kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể

Đáp án D

B sai, mặc dù là kiểu hình trội (A-) giảm, kiểu hình lặn aa tăng nhưng không thể kết luận là chọn lọc loại bỏ kiểu hình trội được vì sự thay đổi này chỉ xảy ra ở 1 thế hệ, không đồng đều giữa 2 kiểu gen AA và Aa


Câu 27:

Trong một ống nghiệm, có 3 loại nuclêôtit A, U, G với tỉ lệ lần lượt là 1 : 1 : 2. Từ 3 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ ba kết thúc : UAA , UAG , UGA

A : U : G = 1 : 1 : 2

Xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là tổng của 3 xác suất tạo thành 3 bộ ba trên và bằng:

            (1/4).(1/4)2  +  (1/4).(1/4).(1/2)  + (1/4).(1/2).(1/4)  = 5/64


Câu 30:

Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 40,5% thân cao, hoa đỏ: 34,5% thân thấp, hoa đỏ: 15,75% thân cao, hoa vàng và 9,25% thân thấp, hoa vàng. Tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Pt/c: cao, vàng x thấp đỏ

F1: 100% cao, đỏ

F1 tự thụ

F2 :       cao : thấp = 9: 7 → tính trạng chiều cao do 2 gen Aa , Bb tương tác bổ sung kiểu 9: 7 qui định. A-B- = cao ;    A-bb = aaB- = aabb = thấp

            Đỏ : vàng = 3 : 1→ tính trạng màu hoa do 1 cặp gen Dd qui định. D đỏ >> d vàng

Do F2 có KH : 40,5 : 34,5 : 15,75 : 9,25 ≠ (9 : 7) x (3 : 1)

→ 1 trong 2 gen Aa (hoặc Bb) liên kết với gen Dd

Giả sử Bb liên kết với Dd

F2 : cao đỏ A- (B-D-) = 0,405

Mà A- = 0,75

→ (B-D-) = 0,405 : 0,75 = 0,54

→ (bbdd) = 0,54 – 0,5 = 0,04

→ F1 cho giao tử bd = 0,2 < 0,25 → bd là giao tử mang gen hoán vị

Vậy F1 : Aa Bd/bD f = 40%

Giao tử : A = a = 0,5 ;   Bd = bD = 0,3 và BD = bd = 0,2

Fthấp đỏ thuẩn chủng : AA(bbDD) ; aa(BBDD) ; aa(bbDD)

Tỉ lệ Fthấp đỏ thuẩn chủng là: 0,25 x (0,3)2  +  0,25 x (0,2)2  +  0,25 x (0,3)2  = 0,055


Câu 31:

Ở bí, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả tròn (P), thu được F1 toàn quả dẹt. Cho F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 dẹt: 1 tròn: 2 bầu dục. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2, cho các cây quả bầu F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả tròn là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

P: dẹt x tròn

F1: 100% dẹt

F1 lai phân tích

Fa: 1 dẹt : 1 tròn : 2 bầu

→ F1 cho 4 loại kiểu gen

→ F1 : AaBb

Fa: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

F1 dẹt → AaBb : dẹt

Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung qui định theo kiểu 9 : 6 : 1

A-B- = dẹt                  A-bb = aaB- = bầu                  aabb = tròn

F(AaBb) tự thụ → F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Fx F2

F3 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Do F2 ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen F3 không đổi

Xác suất lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 tròn (aabb) là 1/16


Câu 33:

Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen giữa A và a là 20%. Xét phép lai ABabXDXd×AbabXDY , theo lý thuyết thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

Xem đáp án

Đáp án D

AB/ab có fA/a = 20% cho giao tử AB = ab = 0,4; Ab = aB = 0,1

Ab/ab cho giao tử Ab = ab = 0,5

→ đời con, tỉ lệ kiểu hình aaB- = 0,1 x 0,5 = 0,05

XDXd x XDY cho đời con: 1/4 XDXD : 1/4 XDXd : 1/4 XDY : 1/4 XdY ↔ 3D- : 1dd

Vậy tỉ lệ kiểu hình aaB-D- đời con là: 0,05 x 3/4 = 0,0375 = 3,75%


Câu 34:

Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố và anh trai bị mù màu, có bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 4 đứa con, xác suất để 1 trong 4 đứa bị cả hai bệnh, còn 3 đứa kia đều bình thường là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Xét bệnh điếc bẩm sinh: A bình thường >> a bị bệnh

            Bên phía vợ: người vợ bình thường(A-) , có mẹ vợ bị điếc bẩm sinh (aa)

            → người vợ : Aa

            Bên phía chồng: bố mẹ chồng bình thường (A-) sinh em gái bị bệnh (aa)

            → bố mẹ người chồng : Aa x Aa

            → người chồng có dạng: (1/3AA : 2/3Aa)

Xét bệnh mù màu: B bình thường >> b bị mù màu

            Bên phía vợ: người vợ bình thường XBX - , bố vợ bị bệnh XbY

            → người vợ nhận alen X từ bố vợ, có kiểu gen: XBXb

            Người chồng không bị mù màu, có kiểu gen: XBY

Để cặp vợ chồng này sinh 4 đứa con, trong đó có 1 đứa bị cả 2 bệnh ↔ người chồng phải có kiểu gen Aa XBY – xác suất xảy ra là 2/3

            Cặp vợ chồng : Aa XBY   x    Aa XBXb

            Xác suất sinh 1 đứa con bị cả 2 bệnh (aaXbY) là: ¼ x ¼ = 1/16

            Xác suất sinh 1 con không bị cả 2 bệnh (A-XB-) là: ¾ x ¾ = 9/16

Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 4 người con, có 1 đứa bị cả 2 bệnh, 3 đứa bình thường là: 


Câu 35:

Ở một loài động vật, khi cho con cái mắt đỏ thuần chủng giao phối với con đực mắt trắng thuần chủng thu được F1 có 1 cái mắt đỏ thẫm: 1 đực mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3 mắt đỏ thẫm : 3 mắt đỏ : 2 mắt trắng. Kiểu gen của P là:

Xem đáp án

Đáp án B

Pt/c: ♀ đỏ x ♂ trắng

F1: 1 ♀ đỏ thẫm : 1 ♂ đỏ

F1 x F1 : ♀ đỏ thẫm x ♂ đỏ

F2: 3 đỏ thẫm 3 đỏ : 2 trắng

Do F1 phân li kiểu hình ở 2 giới

→ tính trạng chịu sự chi phối của giới tính

F2 phân li 3:3:2 ở đều cả 2 giới

→ có 16 tổ hợp lai được tạo ra

→ tính trạng do 2 gen qui định

Tính trạng chịu sự chi phối của giới tính, phân li kiểu hình 2 giới giống nhau ở F2

→ 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen nằm trên NST giới tính

P thuần chủng → F1 dị hợp 2 cặp gen

Vậy F1 : AaXBXb : AaXBY     hoặc AaXBXb : AaXbY

Vậy con cái F1 có kiểu gen AaXBXb

Vậy kiểu hình A-B- là đỏ thẫm → đực F1 có kiểu hình đỏ chỉ có thể có kiểu gen là AaXbY (A-bb)

Vậy F1 : AaXBXb x AaXbY

F2 : (3A- : 1aa) x (1XBXb : 1XbXb : 1XBY : 1XbY)

♀ : 3A-XBX: 3A- XbXb: 1aaXBXb : 1aaXbXb

♂ : 3A-XBY  : 3A-XbY  : 1aaXBY : 1aaXbY

Kiểu hình 3 đỏ thẫm : 3 đỏ : 2 trắng ↔ A-B- = đỏ thẫm ; A-bb = đỏ ; aaB- = aabb = trắng

Vậy tính trạng do 2 gen qui định theo kiểu tương tác át chế lặn:

            Alen B đỏ thẫm >> alen b đỏ.

            Alen a át chế alen B, b cho màu trắng

            Alen A không át chế

F1 : AaXBXb : AaXbY

→ P: AAXbXb x aaXBY hoặc P: aaXbXb x AAXBY

Mà P : cái đỏ x đực trắng

→ P: AAXbXb x aaXBY


Câu 36:

Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, ở một chiếc của NST số l bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 3 bị đảo một đoạn, ở NST số 5 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử đột biến có tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án D

Mỗi cặp NST số 1, 3, 5 có 1 chiếc NST bình thường, 1 chiếc bị đột biến

Giả sử A, B, D là các chiếc bình thường; a, b, d là các chiếc đột biến của các cặp 1, 3, 5

P: AaBbDd giảm phân

Giao tử bình thường ABD có tỉ lệ là: 0,5 x 0,5 x 0,5 = 0,125

→ giao tử đột biến có tỉ lệ là: 1 – 0,125 = 0,875 = 87,5%


Câu 37:

Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 50 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 1 giao tử, xác suất thu được loại giao tử có 7 NST là

Xem đáp án

Đáp án C

1000 tế bào sinh tinh tạo ra 4000 giao tử

1 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra 2 giao tử n+1 và 2 giao tử n – 1 ↔ 2 giao tử 7 NST và 2 giao tử 5 NST

50 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra 100 giao tử 7 NST và 100 giao tử 5 NST

Trong 4000 giao tử được tạo ra, lấy ngẫu nhiên 1 giao tử, xác suất thu được giao tử có 7NST là: 100 : 4000 = 2,5%


Câu 39:

Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét hai cặp gen Aa và Bb, trong đó alen A quy định cây thân cao, alen a quy định cây thân thấp, alen B quy định quả đỏ, alen b quy định quả vàng, các gen phân li độc lập. Một quần thể (P) của loài này có tỉ lệ các kiểu gen như sau:

Kiểu gen

AABb

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

Tỉ lệ

0,36

0,24

0,18

0,12

0,1

 

Biết rằng không xảy ra đột biến ờ tất cả các cá thể trong quần thể, các cá thể tự thụ phấn nghiêm ngặt. Cho các phát biểu sau đây về quần thể nói trên:

(1) Ở thế hệ F1, trong quần thể xuất hiện 9 kiểu gen.

(2) Ở thế hệ F1, trong quần thể có 40,5% cây thân cao, quả đỏ.

(3) Ở thế hệ F1, trong quần thể có 3,78% số cây mang hai cặp gen dị hợp.

(4) Ở thế hệ F1, chọn ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để trong 3 cây được chọn có 2 cây thân thấp, quả vàng xấp xỉ 8,77%.

Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Do các cá thể tự thụ phấn nghiêm ngặt.

AABb cho đời con : AA x (1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb)

AaBb cho đời con : (1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa) x (1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb)

Aabb cho đời con : (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) x bb

aaBb cho đời con : aa x (1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb)

aabb cho đời con : aabb

F1 có số loại kiểu gen là : 3 x 3 = 9 → (1) đúng

F1 có tỉ lệ cao, đỏ A-B- = 0, 36 x 3/4 + 0,24 x 9/16 = 0,405 = 40,5% → (2) đúng

F1 có tỉ lệ mang 2 cặp gen dị hợp AaBb = 0,24 x 2/4 x 2/4 = 0,06 = 6% → (3) sai

F1 tỉ lệ thấp, vàng aabb = 0,24 x 1/16 + 0,18 x 1/4 + 0,12 x 1/4 + 0,1 = 0,19

F1 chọn ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để chọn được 2 trong 3 cây có kiểu hình thấp, vàng là: 

  

Vậy có 3 phát biểu đúng

 


Bắt đầu thi ngay