Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 28)
-
9015 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về kích thước của quần thể sinh vật?
I. Kích thước quần thể là không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
II. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
III. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
IV. Kích thước quần thể luôn ổn định và giống nhau ở tất cả các quần thể cùng loài.
Đáp án B
Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Các phát biểu đúng là : II, III
Ý IV sai vì kích thước quần thể đặc trưng cho quần thể đó, khác nhau giữa các loài.
Câu 3:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể (cân bằng nội môi)?
I. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu, tăng uống nước.
II. Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35 – 7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận.
III. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt rộng.
IV. Nồng độ glucôzơ trong máu người được duy trì khoảng 0,1%.
Đáp án D
Ý III không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể, phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất
Câu 4:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở.
III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ.
IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
Đáp án B
Mối quan hệ hỗ trợ được thể hiện ở các ý: I,III,V
Ý II, IV là cạnh tranh cùng loài
Câu 5:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có đường lactôzơ và khi môi trường không có đường lactôzơ?
Đáp án A
Trong môi trường có hay không có lactose thì gen điều hòa luôn tổng hợp protein ức chế.
Câu 6:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Thực hiện một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thế hệ F1 thu được toàn cây hoa hồng. Cho các cây hoa hồng F1 tự thụ phấn thu được các hạt F2. Người ta chọn ngẫu nhiên 100 hạt F2 gieo thành cây chỉ thu được các cây hoa đỏ và hoa hồng, cho các cây này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, trong số các cây thu được ở thế hệ cuối cùng, tỉ lệ cây hoa trắng thu được 7/20. Tỉ lệ của hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp 100 hạt F2 nói trên là:
Đáp án A
Phương pháp :
- áp dụng công thức trong di truyền của quần thể tự thụ phấn
- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Cách giải:
Quy ước gen: AA: Hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa : hoa trắng
Ta thấy F2 được chọn chỉ có cây hoa đỏ và cây hoa hồng nên có 2 kiểu gen AA, Aa
Cho các cây F2 được chọn tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được 7/20 cây hoa trắng (do cây hoa hồng tự thụ phấn)
Giả sử các hạt F2 có tỷ lệ (1 – x)AA:xAa
Tỷ lệ hoa trắng sau 3 thế hệ tự thụ phấn là x(1−1/23)2=72 →
Câu 7:
Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng prôtein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến × làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi ở đời F1 của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại sẽ sống sót.
II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến × không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.
III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến × mới bị biến dạng.
IV. Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến × để thu được F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.
Đáp án A
- Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.
(1) Đúng: Đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.
(2) Đúng: Đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.
(3) Sai: Đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp tử có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.
(4) Đúng: Đột biến là lặn, lai Aa × Aa thu được F1 tất cả đều sống. Lúc này ruồi đực F1 là: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có 2 kiểu gen sinh sản bình thường là: 1/3AA:2/3Aa (do aa không thể tạo ra phôi sống), khi đó KG aa ở đời F2 = 1/2.1/3 = 1/6.
Câu 8:
Những phát biểu nào dưới đây là đúng với các đặc điểm của nhóm thực vật C4?
I. Trong pha tối chỉ có chu trình Canvin.
II. Điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.
III. Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm để tránh mất nước.
IV. Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần.
V. Lục lạp xuất hiện ở cả tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
Đáp án B
Đặc điểm của nhóm thực vật C4 là: II, IV, V
Ý I là đặc điểm của nhóm C3; ý III là đặc điểm của nhóm CAM
Câu 9:
Trong tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm sau đây?
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Đáp án D
Các đặc điểm của nhân tố đột biến là: II, IV
Ý I là đặc điểm của CLTN; ý III là đặc điểm của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 10:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, cho giao phấn 2 cây cùng loài có kiểu hình khác nhau (P), thu được F1 gồm 100% cây dị hợp tử về 3 cặp gen. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 49,5% cây hoa đỏ, cánh hoa kép: 6,75% cây hoa đỏ, cánh hoa đơn: 25,5% cây hoa trắng, cánh hoa kép: 18,25% cây hoa trắng, cánh hoa đơn. Biết rằng tính trạng dạng cánh hoa do một gen có hai alen quy định, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Màu hoa của loài này do 2 gen không alen tương tác bổ sung với nhau quy định.
II. Ở F2 có tối đa 30 loại kiểu gen khác nhau.
III. Ở F2 cây hoa đỏ, cánh hoa kép thuần chủng chiếm 30%.
IV. Alen quy định cánh hoa kép trội hoàn toàn so với alen quy định cánh hoa đơn.
Đáp án D
Xét tỷ lệ ở F2: hoa đỏ/ hoa trắng =9:7; cánh kép/ cánh đơn =3:1 → cánh kép là trội hoàn toàn so với cánh đơn, tính trạng màu sắc hoa do 2 gen không alen tương tác bổ sung
Quy ước gen:
A-B- Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng
D- cánh kép; dd: cánh đơn
Nếu các gen PLĐL thì F2 có tỷ lệ kiểu hình (9:7)(3:1) ≠ đề bài → 1 trong 2 gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng với gen quy định hình dạng cánh.
Giả sử gen B và D cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép: A-B-D- = 0,495
Xét các phát biểu:
I đúng
II đúng, số kiểu gen tối đa là 3×10 =30
III, cây hoa đỏ cánh kép thuần chủng chiếm tỷ lệ 0,4AB × 0,4AB =0,16 → III sai
IV đúng
Câu 11:
Bộ ba nào sau đây cho tín hiệu kết thúc dịch mã?
Đáp án B
Các bộ ba mang tín hiệu kết thúc dịch mã là : 5’UAA3’ ; 5’UAG3’ ; 5’UGA3’
Câu 12:
Cho 60 hạt đậu xanh vào một bình thủy tinh, đổ nước ngập hạt. Sau đó ngâm hạt trong nước khoảng 2 – 3 giờ, gạn hết nước ra khỏi bình. Cắm một nhiệt kế vào khối hạt sau đó nút kín bình và đặt bình vào một hộp xốp. Nhiệt độ trong bình thay đổi như thế nào trong 24 giờ?
Đáp án A
Hạt sẽ nảy mầm làm nhiệt độ trong bình tăng dần lên
Câu 13:
Ở người, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu, alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông. Hai gen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể × và cách nhau 20 cM. Theo dõi sự di truyền hai tính trạng này trong một gia đinh thấy: người phụ nữ (1) có kiểu gen dị hợp tử chéo kết hôn với người đàn ông (2) bị bệnh mù màu sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông, con trai (4) và con gái (5) không bị bệnh. Con gái (5) kết hôn với người đàn ông (6) bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả mọi người trong gia đình trên. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Có thể xác định được kiểu gen 5 người trong gia đình trên.
II. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là 10%.
III. Phụ nữ (5) có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen với xác suất 20%.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là 4%.
Kiểu gen của các người trong gia đình này là
Xét các phát biểu :
I đúng
II, để họ sinh con gái bị bệnh (chỉ có thể là bệnh máu khó đông vì bố luôn cho giao tử ) thì người mẹ (5) phải có kiểu gen với xác suất là 4/5 (vì kiểu gen của người 5 có thể là
Xác suất họ sinh được 1 người con gái bị 1 bệnh là
Xác suất cần tìm là : 4/5 ×0,2 = 0,16 → II sai
III sai, xác suất người 5 có kiểu gen dị hợp tử là 4/5
IV, để cặp vợ chồng 5 – 6 sinh con trai bị 2 bệnh → thì người mẹ (5) phải có kiểu gen với xác suất là 4/5 → XS cần tìm là 4/5 ×0,1×0,5 =0,04 → IV đúng
Câu 14:
Một NST có trình tự các gen là AB*CDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên NST này là AB*CFEDG. Đây là dạng đột biến nào?
Đáp án D
Đây là đột biến đảo đoạn DEF
Câu 15:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, trong số các loài thuộc ngành động vật có xương sống sau đây, nhóm nào xuất hiện đầu tiên?
Đáp án B
Câu 16:
Theo tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án B
Câu 17:
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
I. AaBb × aabb II. aaBb × AaBB III. AaBb × AaBB.
IV. Aabb × aaBB V. AAbb × aaBb VI. Aabb × aaBb.
Đáp án A
Các phép lai cho đời con có 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình là: I,VI
Câu 18:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm là dạng đột biến mất thêm, thay thế nhiều cặp nucleotit.
II. Đột biến xuất hiện ở tế bào xôma, thì không di truyền qua sinh sản hữu tính.
III. Gen có cấu trúc bền vững thì rất dễ bị đột biến tạo thành nhiều alen mới.
IV. Đột biến xuất hiện ở giao tử thường di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
Đáp án C
Các phát biểu đúng là:II, IV
I sai vì đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit
III sai vì gen có cấu trúc bền vững thì ít bị đột biến
Câu 19:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng là C
Ý A sai vì Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài có khả năng phát tán mạnh
Ý B sai vì cách ly địa lý chỉ cản trở các cá thể giao phối với nhau, ít có cơ hội giao phối với nhau
Ý D sai vì cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
Câu 20:
Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
Đáp án D
Số lần tâm thất co tống máu vào động mạch chủ là
Số ml O2 được được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút là:
Câu 21:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào xay đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
Đáp án C
Phép lai XAXa × XAY → 1 XAXa :XAXa:XaY: XAY hay 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng
Câu 22:
Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng là: C
Câu 23:
Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
Đáp án D
Động vật có manh tràng phát triển là ngựa vì ngựa có dạ dày đơn cần manh tràng có nhiều VSV giúp tiêu hóa xenlulozo
Câu 24:
Bằng phương pháp cấy truyền phôi, từ một hợp tử có kiểu gen AaBBCc sinh được những con bò có kiểu gen nào sau đây?
Đáp án A
Cấy truyền phôi tạo ra các cơ thể có cùng kiểu gen
Câu 25:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
I. Cạnh tranh xảy ra khi thức ăn hoặc các nguồn sống khác trở nên khan hiếm.
II. Cạnh tranh làm xuất hiện đặc điểm thích nghi của các cá thể trong quần thể.
III. Cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp.
IV. Cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trở nên đối kháng nhau.
Đáp án C
Các phát biểu đúng là: I, III, IV
Ý II sai vì các đặc điểm thích nghi xuất hiện qua quá trình đột biến và CLTN
Câu 26:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa kép, alen B quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 20 cM. Lai cây thuần chủng hoa đơn, cánh hoa dài với hoa kép, cánh hoa ngắn (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đơn, cánh hoa dài . Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về F2 có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Ở F1 có tối đa 9 loại kiểu gen về hai cặp gen trên.
II. Ở F2 kiểu gen chiếm 2%.
III. Ở F2 cây hoa đơn, cánh hoa dài có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 1/2
IV. Ở F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 66% cây hoa đơn, cánh dài: 9% cây hoa đơn, cánh ngắn: 9% cây hoa kép, cánh dài; 16% cây hoa kép, cánh ngắn.
Đáp án B
Phương pháp:
- Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
- Hoán vị gen ở 1 bên cho 10 loại kiểu gen
- Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Quy ước gen: A- đơn; a- kép; B- dài, b- ngắn
P: ABAB×abab
I sai, có tối đa 1 kiểu gen
II, tỷ lệ kiểu gen
→ II đúng
III, cây hoa đơn cánh dài = 0,5 + hoa kép, cánh ngắn = 0,5 + 0,42 = 0,66
Cây hoa đơn, cánh dài đồng hợp là 0,42 =0,16 → cây hoa đơn cánh ngắn là 0,5 → III đúng
IV. Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: 0,66A-B- :0,09A-bb:0,09aaB-:0,16aabb
→ IV đúng
Câu 27:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128 IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
Đáp án C
Phương pháp: áp dụng công thức tính tỷ lệ kiểu gen mang a alen trội
; n là số cặp gen dị hợp
Cách giải:
Số cặp gen tham gia quy định kiểu hình là cặp
F1 dị hợp 4 cặp gen
Cây cao nhất mang 8 alen trội và có chiều cao 70 + 8x5 =110 cm → I đúng
Cây mang 2 alen trội → II đúng
Cây cao 90 cm chứa alen trội chiếm tỷ lệ → III đúng
Ở F2 có 34 =81 kiểu gen →IV đúng
Câu 28:
Giả sử có 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường tạo giao tử trong đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen B và alen b. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
100 tế bào xảy ra HVG → tần số hoán vị gen là 5% (vì chỉ có 2/4 cromait xảy ra HV) → A sai
Tỷ lệ giao tử
→19:19:1:1 → C đúng, B sai
Số giao tử Ab = 1000×4×0,025 =100 → D sai
Câu 29:
Một quần thể (P) có thành phần kiểu gen là 0,4 AA:0,4 Aa :0,2 aa , sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen dị hợp ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Phương pháp:
- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Cách giải:
Tỷ lệ dị hợp là:
Câu 30:
Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen A quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh đốm. Phép lai P: ♂cánh đen × ♀ cánh đốm, thu được F1 gồm 100% con cánh đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con cánh đen : 1 con cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng ở loài này, nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX, giới cái là XY, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen quy định màu sắc cánh di truyền liên kết giới tính.
II. Ở F1 kiểu gen của con đực là XAXA .
III. Trong quần thể của loài này có tối đa 5 loại kiểu gen về gen trên.
IV. Ở F2 có 3 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1 .
Đáp án C
Ta thấy ở F1 100% cánh đen → cánh đen là trội so với cánh đốm và gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X (vì ở F2 phân ly khác nhau ở 2 giới)
Quy ước gen A- cánh đen, a- cánh đốm
P: XAXA (♂)× XaY (♀) → F1: XAXa : XAY → F2: XAXA:XAXa:XAY:XaY
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai, kiểu gen của con đực F1 là XAXa
III đúng, giới đực có 3 kiểu gen, giới cái có 2 kiểu gen → có 5 kiểu gen trong quần thể
IV sai, có 4 loại kiểu gen phân ly 1:1:1:1
Câu 31:
Ở người, bệnh hồng cầu hình liềm HbS làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt thành dạng hình lưỡi liềm dẫn đến xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thế. Bệnh do đột biến điểm ở gen quy định chuỗi β hêmôglôbin. Kiểu gen đồng hợp tử về gen đột biến làm cho 100% hồng cầu hình liềm. Khi quan sát tiêu bản tế bào máu của bệnh nhân, người ta thấy hình ảnh sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về người này?
I. Người bệnh mang kiểu gen dị hợp về gen bệnh.
II. Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này
mắc bệnh là 1/2
III. Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này
không mắc bệnh là 1/3
IV. Bằng cách quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bệnh có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Đáp án C
Tiêu bản có cả hồng cầu bình thường và hồng cầu hình liềm → kiểu gen dị hợp HbAHbS → I đúng
II, nếu người này lấy người bị bệnh HbAHbS × HbAHbS → Xác suất sinh ra người con bị bệnh là 1/4 → II sai; khả năng con không mắc bệnh là 1/4 HbAHbA → III sai
IV bệnh này do đột biến gen nên không thể phát hiện qua quan sát tiêu bản NST → IV sai
Câu 32:
Biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: Axit glutamic; AUG: Metônin; UGU: Xistêtin; AAG: Lizim; GUU: Valin; AGT: Xêrin. Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là:
1 2 3……………10……………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)
3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5’
5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA 3’
Hãy cho biết, những phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp là: Mêtiônin – Valin – Lizin – Xistêin – Xêrin – Axit glutamic.
II. Thay thế cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp nuclêôtit T- A sẽ làm chuỗi pôlipeptit được tổng hợp không thay đổi so với bình thương.
III. Mất 1 cặp nuclêotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlipeptit từ sau axit amin mở đâu.
IV. Thay thế cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 12 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ngắn hơn so với bình thường
Đáp án A
Trình tự codon trên mạch ARN là
1 2 3……………10……………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)
3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5’
5’ AUG GUU AAG UGU AGU GAA 3’
Trình tự axit amin là: Met – Val – Lys – Cys – Ser – Glu → I đúng
II, thay thế cặp A –T ở vị trí số 10 bằng cặp T-A , codon trên mARN là AGU mã hóa cho Ser thay vì Cys → II sai
III đúng,
IV đúng, codon sau đột biến là UGA mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Câu 33:
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng ở thực vật, cần có sự tham gia của yếu tố nào sau đây:
I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tài (chất mang).
Đáp án A
Các yếu tố cần cho sự hấp thụ ion khoáng chủ động là I,II, IV
Câu 34:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN polimerase đều di chuyển theo chiều 5’- 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ - 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
Đáp án C
Các phát biểu đúng là: I,IV
Ý II sai vì nhân đôi ADN chỉ diễn ra 1 lần còn phiên mã có thể diễn ra nhiều lần trong chu kỳ tế bào
Ý III sai vì ADN polimerase di chuyển theo chiều 3’- 5’ để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ -3’
Câu 35:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBb tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử ?
Đáp án A
Cơ thể AaBb giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử
Câu 36:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Phép lai (P): cây hoa đỏ, quả ngọt × cây hoa trắng, quả ngọt thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa đỏ, quả chua ở F1 chiếm 15%. Biết rằng không có xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số cây hoa trắng, quả ngọt ở F1 chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Ta có F1 có 4 loại kiểu hình → kiểu gen của P: (Aa; Bb) × (aa; Bb) nếu các gen này PLĐL tỷ lệ hoa đỏ quả chua chiếm 0,5×0,25 = 0,125 ≠ đề bài → các gen này liên kết không hoàn toàn
Ta có tỷ lệ
→ cây hoa đỏ quả ngọt P có kiểu gen
Câu 37:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%?
Đáp án A
Câu 38:
Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, alen A trội hoàn toàn so với alen a, alen B trội hoàn toàn so với alen b. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là: 0,15 AABB + 0, 30 AABb + 0,15 AAbb + 0,10 AaBB + 0, 20 AaBb + 0,10 Aabb =1 . Do điều kiện sống thay đổi những cá thể có kiểu hình lặn aa bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a, b lần lượt là:
Đáp án C
Phương pháp:
Nếu kiểu gen aa bị chết ngay sau khi sinh thì ở thế hệ n tần số alen a được tính theo công thức:
Cách giải :
Tần số alen A = 0,8 =0,15+0,30+0,15+(0,1+0,2+0,1)÷2 ; a = 0,2 ; B =b =0,5
Ở thế hệ F3 tần số alen a là
Vì tất cả các kiểu gen chứa aa đều chết nên tần số alen b không thay đổi
Câu 39:
Số lượng cá thể của b a quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau:
Quần thể |
Tuổi trước sinh sản |
Tuổi sinh sản |
Tuổi sau sinh sản |
M |
200 |
200 |
170 |
N |
300 |
220 |
130 |
P |
100 |
200 |
235 |
Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Quần thể |
Tuổi trước sinh sản |
Tuổi sinh sản |
Tuổi sau sinh sản |
Kết luận |
M |
200 |
200 |
170 |
ổn định |
N |
300 |
220 |
130 |
Đang phát triển |
p |
100 |
200 |
235 |
Già |
Ý A,D sai, ý B sai vì số lượng cá thể của quần thể M không phải lớn nhất nên mật độ không phải lớn nhất
Câu 40:
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không tham gia vào sự vận chuyển khí?
Đáp án C
Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí vì khí được trao đổi qua hệ thống ống khi tới từng tế bào