Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 20)
-
9135 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chim én (Delichon dasypus) thường bay về phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
Đáp án D
Đây là ví dụ về tập tính di cư.
Câu 2:
Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?
Đáp án D
Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự : Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap
Câu 3:
Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng là: Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
Đáp án D.
A sai, tự thụ phấn qua các thế hệ, không có ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa sẽ không làm thay đổi tần số alen
B sai, quần thể tự thụ phấn thường ít đa dạng so với quần thể giao phấn
C sai, tự thụ phấn không nhất thiết dẫn đến thoái hóa giống
Câu 4:
Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
Đáp án A
Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò cung cấp năng lượng cho lá
Câu 5:
Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
Đáp án A
Tạo giống cây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp : nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 6:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ vai trò của gen điều hòa là gì?
Đáp án C
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ vai trò của gen điều hòa là mang thông tin quy định prôtêin điều hòa
Câu 7:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
Đáp án A
Đường kính sợi cơ bản 11nm và sợi nhiễm sắc 30nm
Câu 8:
Enzim tham gia cố định nitơ phân tử của các vi khuẩn thuộc chi Rhizobiam là:
Đáp án A
Enzum tham gia cố định nitơ là nitrogenaza
Câu 9:
Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?
Đáp án B
Hợp tử tứ bội (4n) được hình thành bởi sự kết hợp 2 giao tử lưỡng bội (2n)
Câu 10:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
Đáp án A
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên ADN
Đáp án A
ADN polimeraza, ARN polimeraza và hoocmôn insulin đều có bản chất là protein, được cấu thành từ acidamin
Câu 11:
Ở người, sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào đã phát sinh bệnh hoặc hội chứng nào sau đây?
Đáp án D
Ở người, sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào đã phát sinh bệnh ung thư
Câu 12:
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
Đáp án C
Kĩ thuật chia cắt và cấy chuyển phôi đã tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất (kiểu gen của phôi ban đầu)
Câu 13:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định, khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là:
Đáp án B
A-B- = đỏ
A-bb = aaB- = aabb = trắng
F1 3 trắng : 1 đỏ → tỉ lệ A-B- = ¼
P có thể là : AaBb x aabb - đỏ x trắng
Aabb x aaBb - trắng x trắng
Do P là 2 cây có kiểu hình khác nhau
Vậy P: AaBb x aabb
Câu 14:
Loài nào sau đây hô hấp bằng phổi?
Đáp án B
Loài hô hấp bằng phổi là chim bồ câu
Ở chim, hệ thống hô hấp là 1 hệ thống kép, gồm phổi và các túi khí
Câu 15:
Cho các loài động vật sau:
(1) Ong. (2) Bướm. (3) Châu chấu. (4) Gián. (5) Ếch.
Trong số các loài trên có bao nhiêu loài phát triển qua biến thái hoàn toàn?
Đáp án D
Các loài phát triển qua biến thái hoàn toàn là: ong, bướm, ếch
Đáp án D
2 loài còn lại phát triển biến thái không hoàn toàn
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lệch bội?
Đáp án C
Đột biến lệch bội có thể xảy ra trên NST giới tính. Ví dụ : đao (X0) , Claiphentơ (XXY),..
Câu 17:
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
Đáp án C
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp tương đồng dẫn đến đột biến : lặp đoạn và mất đoạn
Câu 18:
Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Phát biểu không đúng là: B
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây gồm 17 nguyên tố:
Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Nguyên tố vi lượng: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
Câu 19:
Một quần thể có thành phần kiểu gen: (0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49aa). Tần số alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
Đáp án B
Tần số alen A là: 0,09 + 0,42:2 = 0,3
Tần số alen a là : 1 – 0,3 = 0,7
Câu 20:
Đặc điểm không đúng ở mã di truyền của sinh vật nhân thực là
Đáp án C
Đặc điểm không đúng là: C
Mã di truyền được đọc theo chiều 3’→5’ trên mạch mã gốc của gen
Câu 21:
Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
Đáp án A
Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là: A
Hoocmon thực vật có tính chuyển hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật
Câu 22:
Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
Đáp án B
Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là: đều được thực hiện trên nguyên tắc bổ sung.
Đáp án B.
A,C,D là các quá trình chỉ diễn ra ở quá trình nhân đôi, không có ở quá trình phiên mã.
Câu 23:
Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
Đáp án C
Hiện tượng là ứng động sinh trưởng là: Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
Ý A,D là ứng động không sinh trưởng
B là phản ứng thích nghi với điều kiện mùa đông
Câu 24:
Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côdon |
5’ AAA 3’ |
5’ XXX 3’ |
5’ GGG 3’ |
5’ UUU 3’ hoặc 5’UUX3’ |
5’ XUU 3’ hoặc 5’XUX3’ |
5’ UXU 3’ |
Acidamin tương ứng |
Lizin (Lys) |
Prolin (Pro) |
Glyxin (Gly) |
Phêninalanin (Phe) |
Leuxin (Leu) |
Serin (Ser) |
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là:
Đáp án B
Chuỗi polipeptit: Pro - Gly - Lys – Phe
→ mARN : 5’XXX – GGG – AAA – (UUU/UUX) 3’
→ mạch gốc ADN đột biến: 3’GGG – XXX – TTT – (AAA/AAG) 5’
Nhận xét: trong 4 đáp án, chỉ có đáp án B trùng 2 bộ ba : 3’ XXX – TTT 5’ giống ADN bị đột biến
→ mạch gốc ADN lúc đầu là 3’ GAG XXX TTT AAA 5’ ; nu A thứ 2 bị đột biến thành G
Câu 25:
Xét tổ hợp gen Ab/aB Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là:
Đáp án C
Ab/aB , tần số hoán vị gen f = 18%
→ cho giao tử : Ab = aB = 41% và AB = ab = 9%
Dd cho giao tử D = d = 50%
→ tổ hợp gen Ab/aB Dd cho giao tử: ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
Câu 26:
Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp tử gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là:
Đáp án B
Đặt tần số alen a = x → tần số alen A = 1 – x
Quần thể P cân bằng di truyền ↔ (1-x)2AA : 2x(1-x)Aa : x2aa
Tần số Aa = 8 tần số aa ↔ 2x(1-x) = 8x2
→ x = 0,2
Vậy P: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa ↔ KH : 0,96 cao : 0,04 thấp
Câu 27:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x aabb (2) aaBb x AaBB (3) aaBb x aaBb (4) AABb x AaBb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
Đáp án A
Phép lai (1) cho đời con có 4 loại kiểu hình
Phép lai (2) cho đời con có 2 loại kiểu hình
Phép lai (3) cho đời con có 2 loại kiểu hình
Phép lai (4) cho đời con có 2 loại kiểu hình
Các phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình là: (2) (3) (4)
Câu 28:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
Đáp án A
Nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng phân li độc lập với nhau
Câu 29:
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét 2 gen, mỗi gen đều có hai alen, cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F1. Cho F1, tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Tính trạng đơn gen, trội lặn hoàn toàn
Xét 2 gen, mỗi gen 2 alen cùng nằm trên 1 NST thường. Giả sử đó là 2 gen A,a và B,b
Với : A >> a và B >> b
P : AB/AB x ab/ab
F1 : AB/ab
F1 tự thụ
→ F2 : 1 AB/AB : 2AB/ab : 1 ab/ab
Kiểu hình : 3A-B- : 1 aabb
Kết luận sai là D
F2 có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình
Câu 30:
Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:
Đáp án C
Một số tế bào:
- Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I → tạo giao tử: Aa, 0
- Cặp NST giới tính bình thường → tạo giao tử: XB , Y
→ tạo ra 4 loại giao tử: Aa XB , XB, AaY , Y
Các tế bào khác giảm phân bình thường → tạo giao tử: AXB, aXB, AY, aY
Vậy có tối đa 8 loại giao tử được tạo ra
Câu 31:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm ti lệ:
Đáp án C
P: A-B- x A-bb
F1 : A-B- = 30%
Do F1 thu được 4 loại kiểu hình ↔ có xuất hiện kiểu hình aabb
→ P phải có dạng Aa, Bb x Aa, bb
F1 A-B- = 30%
→ 2 gen nằm trên cùng 1 NST, có hoán vị gen xảy ra
P: (Aa,Bb) x Ab/ab
Có F1: aabb = 50% – A-B- = 20%
A-bb = 25% + aabb = 45% aaB- = 25% – aabb = 5%
F1 aabb = 20%
Mà P: Ab/ab cho giao tử ab = 0,5
→ cây P (Aa,Bb) cho giao tử ab = 0,4
→ cây P : AB/ab, f = 20%
→ giao tử : AB = ab = 0,4 và Ab = aB = 0,1
F1 lá nguyên hoa trắng thuần chủng Ab/Ab có tỉ lệ : 0,1 x 0,5 = 0,05 = 5%
Câu 32:
Ở ruồi giấm, cho phép lai (P): AaXDXd x AaXdY. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen đều trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi F1 có kiểu hình giống ruồi đực P là:
Đáp án B
(P): AaXDXd x AaXdY
F1: (3A- : 1aa) x (1XDXd : 1XdXd : 1XDY : 1XdY)
Kiều hình ruồi đực P : A-dd
→ F1 kiểu hình A-dd chiếm tỉ lệ : ¾ x ½ = 3/8
Câu 33:
Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng cây thân cao, hoa đỏ lai với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân ly theo tỷ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ: 3 cây thân cao, hoa trắng: 3 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng. Lấy một cây thân cao, hoa trắng bất kỳ thu được ở F2 cho tự thụ phấn. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thân thấp, hoa trắng thu được ở đời con là bao nhiêu?
Đáp án B
Pt/c: cao, đỏ x thấp trắng
F1: 100% cao, đỏ
F1 tự thụ phấn
F2: 9 cao đỏ : 3 cao trắng : 3 thấp đỏ : 1 thấp trắng
↔ (3 cao : 1thấp) x (3 đỏ : 1 trắng)
→ A cao >> a thấp và B đỏ >> trắng
2 gen A và B phân li độc lập
Cao trắng F2 : 1AAbb : 2 Aabb
Lấy 1 cây cao trắng F2 bất kì → cây có dạng (1/3AAbb : 2/3Aabb)
Cây này tự thụ, → tỉ lệ thấp trắng (aabb) ở đời con : 1/3 x 0 + 2/3 x ¼ = 1/6
Câu 34:
Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ.
- Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35oC đều ra hoa trắng.
Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.
(2) Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn.
(3) Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35oC không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa.
(4) Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Đáp án B
Các kết luận đúng là: (1) (2) (3) (4)
(2) đúng, bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn, bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Kiểu gen của (P) là AB/ab Dd.
(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.
(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 30 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Đáp án D
P: dị hợp 3 cặp Aa, Bb, Dd lai phân tích
Fa : 7 cao đỏ : 18 cao trắng : 32 thấp, trắng : 43 thấp đỏ
Đỏ : trắng = 1 : 1 → A đỏ >> a trắng
Cao : thấp = 1 : 3 → B-D- = cao B-dd = bbD- = bbdd = thấp
Tính trạng chiều cao do 2 gen không alen tương tác bổ sung theo kiểu 9:7 qui định
KH đời con 7 : 18 : 32 : 43 ≠ (1:1) x (1:3)
→ 2 gen Aa và Bb (hoặc Aa và Dd) nằm trên cùng 1 NST
Giả sử Aa, Bb nằm trên 1 NST
Fa : Cao đỏ AB/ab Dd = 7/100 = 0,07
→ AB/ab = 0,14
→ AB = 0,14 → AB là giao tử mang gen hoán vị
Vậy P: Ab/aB Dd , f = 28% → (1) sai
Fa : (Ab/ab , aB/ab , AB/ab , ab/ab) x (D , d)
→ Fa có 8 loại kiểu gen → (2) đúng
P tự thụ
Ab/aB cho giao tử Ab = aB = 0,36; AB = ab = 0,14
Dd cho giao tử D = d = 0,5
F1 ab/ab dd = 0,14 x 0,14 x 0,25 = 0,0049 = 0,49% → (3) đúng
P tự thụ.
Ab/aB cho F1 10 loại kiểu gen
Dd cho F1 3 loại kiểu gen
→ F1 có 30 loại kiểu gen
F1 có 4 loại kiểu hình
→ (4) đúng
Có 3 kết luận đúng
Câu 36:
Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 4/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 31/65.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai bị bệnh M của Thắng và Hiền là 7/144.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 4/7.
Đáp án A
Bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen qui định
- Xét cặp vợ chồng : Thành x Thủy
Thành và Thủy không bị bệnh, sinh người con gái là Thương bị bệnh
→ alen bệnh là alen lặn. Qui ước : A bình thường >> a bị bệnh
Do đứa con bị bệnh là con gái, mà bố không mắc bệnh
→ gen nằm trên NST thường.
Vậy cặp vợ chồng Thành x Thủy: Aa x Aa
Con : Thương bị bệnh ↔ aa
Thắng không bị bệnh ↔ A- , có dạng (1/3AA : 2/3Aa)
- Xét cặp vợ chồng Hùng x Hương
Hùng bị bệnh ↔ aa
Hương không bị bệnh ↔ A- , có dạng (1/2AA : 1/2Aa)
Con gái : Hoa không bị bệnh ↔ Aa
- Xét cặp vợ chồng Hoa x Hà
Hoa : Aa
Hà : không bị bệnh ↔ A-
Hà đến từ quần thể cân bằng di truyền với tần số alen a = 0,4
Cấu trúc quần thể: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
→ Hà có dạng: (3/7AA : 4/7Aa)
Cặp vợ chồng Hoa x Hà : Aa x (3/7AA : 4/7Aa)
Cấu trúc đời con của họ: 5/14AA : 7/14Aa : 2/14aa
Con Hiền của họ không bị bệnh, có dạng : (5/12AA : 7/12Aa)
- Xét cặp vợ chồng: Thắng x Hiền: (1/3AA : 2/3Aa) x (5/12AA : 7/12Aa)
Cấu trúc đời con của họ: 34/72AA : 31/72Aa : 7/72aa
Huyền không bị bệnh M, có dạng : (34/65AA : 31/65Aa)
Xác suất để Huyền có mang alen gây bệnh là 31/65 → (1) đúng
Để cặp vợ chồng sinh con bị bệnh họ phải là Aa x Aa ↔ có xác suất là 2/3 x 7/12 = 7/18
Cặp vợ chồng Aa x Aa sinh con trai, bị bệnh có xác suất: ¼ x ½ = 1/8
Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh con thứ hai là trai, bị bệnh là: 7/18 x 1/8 = 7/144
→ (2) đúng
Có 5 người biết chính xác kiểu gen.
Đó là: Thành, Thủy, Hoa : Aa
Hùng, Thương : aa
→ (3) đúng
Hà có dạng: (3/7AA : 4/7Aa)
Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 4/7
→ (4) đúng
Vậy cả 4 phát biểu đều đúng
Câu 37:
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Trong các kết luận sau, theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
(2) Ở F2 có 4 loại kiểu gen.
(3) Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có tỉ lệ con đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ 37,5%.
(4) Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.
Đáp án C
P: ♀ mắt đỏ × ♂ mắt trắng
F1: 100% mắt đỏ
F1 x F1
F2: 3 đỏ : 1 trắng(♂)
Do F2 tỉ lệ phân li kiểu hình 2 giới khác nhau, tính trạng do 1 gen qui định
→ alen qui định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính
A mắt đỏ >> a mắt trắng
F1 : XAX- × XAY
F2 : XaY
→ F1 : XAXa × XAY
→ P : XAXA × XaY → (1) sai
F2 : 1 XAXA : 1 XAXa : 1 XAY : 1 XaY → (2) đúng
F2 × F2 : (1XAXA : 1XAXa) × (1XAY : 1XaY)
F3 : đực mắt đỏ XAY = ¾ x ½ = 3/8 = 37,5% → (3) đúng
F3 mắt đỏ (XAXA+XAXa+XAY) = ¾ x ¼ + (¾ x ¼ + ¼ x ¼) + ¾ x ½ = 13/16 = 81,25%
→ (4) đúng
Vậy có 3 kết luận đúng
Câu 38:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng qui định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Cho tất cả các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 5 cây hoa trắng.
(3) Cho tất cả các cây hoa vàng F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có số cây hoa vàng thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
(4) Cho tất cả các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 64 cây hoa đỏ : 8 cây hoa vàng : 9 cây hoa trắng.
Đáp án C
A-B- = đỏ A-bb = vàng aaB- = aabb = trắng
P: AaBb tự thụ
F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Hoa trắng dị hợp ở F1 aaBb = 2/16 = 12,5% → (1) đúng
Đỏ F1: (1/9AABB : 2/9AABb : 2/9AaBB : 4/9AaBb)
Đỏ F1 tự thụ
F2 : 1/9AABB : 2/9×(3AAB- : 1AAbb) : 2/9×(3A-BB : 1aaBB) : 4/9×(9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aab)
↔ Đỏ: A-B- = 1/9 + 2/9 × ¾ + 2/9 × ¾ + 4/9 × 9/16 = 25/36
Vàng: A-bb = 2/9 × ¼ + 4/9 × 3/16 = 5/36
Trắng: aaB- + aabb = 1 – 25/36 – 5/36 = 6/36
Vậy F2 : 25 đỏ : 5 vàng : 6 trắng → (2) sai
Vàng F1: (1/3AAbb : 2/3Aabb)
Vàng F1 × vàng F1
F2 vàng t/c : AAbb = 2/3 x 2/3 = 4/9 → (3) sai
Đỏ F1 x đỏ F1
F2 : aabb = 1/81
aaB- = 2/9 × 2/9 + 2/9 × 1/9 × 2 = 8/81
A-bb = 2/9 × 2/9 + 2/9 × 1/9 × 2 = 8/81
A-B- = 64/81
Vậy F2 : 64 đỏ : 8 vàng : 9 trắng → (4) đúng
Vậy có 2 kết luận đúng
Câu 39:
Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường.
Cho sơ đồ phả hệ:
Biết bố người đàn ông ở thế hệ thứ ba không mang alen gây bệnh, không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III2-3 sinh người con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất để người con đầu lòng không mang các alen bệnh là
Đáp án A
- Xét bệnh bạch tạng:
Cặp vợ chồng II6-7 bình thường, sinh con bị bạch tạng III4
→ cặp vợ chồng II6-7 là Aa x Aa
→ người III3 bình thường (A-) có dạng: (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng I1-2 bình thường, sinh con bị bạch tạng II2
→ I1-2 : Aa x Aa
→ II4 : (1/3AA : 2/3Aa)
Người II5 không mang alen gây bệnh : AA
II4-5 : (1/3AA : 2/3Aa) × AA
→ III2 : (2/3AA : 1/3Aa)
III2-3: (2/3AA : 1/3Aa) × (1/3AA : 2/3Aa)
Đời con lí thuyết: 5/9AA : 7/18Aa : 1/18aa
- Xét bệnh máu khó đông:
Cặp II6-7 bình thường sinh con bị máu khó đông III5
→ II6-7 : XBXb × XBY
→ III3 : (1/2 XBXB : 1/2 XBXb)
III2-3 : XBY × (1/2 XBXB : 1/2 XBXb)
Đời con lý thuyết: 3/8 XBXB : 1/8 XBXb : 3/8 XBY : 1/8 XbY
Xác suất con đầu lòng cặp III2-3 không mang alen gây bệnh là: 5/9 x (3/8 + 3/8) = 5/12