Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 19)

  • 9017 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mối liên hệ giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể là:

 

Xem đáp án

Đáp án A

Khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm


Câu 2:

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim theo thứ tự

 

Xem đáp án

Đáp án A

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim theo thứ tự :Nút xoang nhĩ phát xung điện → nút nhĩ thất → bó his → mạng puockin 


Câu 3:

Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án B

Các nếp gấp của niêm mạc ruột, có các lông ruột rất nhỏ có tác dụng làm tăng bề mặt hấp thụ


Câu 4:

Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế:

 

Xem đáp án

Đáp án D

Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động trao đổi chất


Câu 5:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

       

Xem đáp án

Đáp án A

Thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng độ mở khí khổng.


Câu 6:

thực vật chỉ hấp thụ được dạng nito trong đất bằng hệ rễ là

 

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật hấp thu nito dưới dạng nitrat (NO3-) và amôn (NH4+)


Câu 7:

Chu trình Calvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm cây hay các nhóm thực vật nào

Xem đáp án

Đáp án B

Chu trình Calvin diễn ra ở pha tối của cả 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM


Câu 8:

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng

Xem đáp án

Đáp án B

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. 


Câu 9:

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

         

Xem đáp án

Đáp án A

Hô hấp xảy ra mạnh nhất là rễ, rễ hô hấp mạnh để làm cho các tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn môi trường như vậy nước sẽ thẩm thấu vào rễ.


Câu 10:

Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai là A, phải có sự chênh lệch nồng độ khí thì mới có sự trao đổi khí.


Câu 11:

Ưu điểm của tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa ?

Xem đáp án

Đáp án A

So với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì động vật có túi tiêu hóa có ưu điểm:

Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.


Câu 12:

Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào

1. lực co tim                   2. nhịp tim

3. khối lượng máu           4. số lượng hồng cầu

5. độ quánh của máu       6. sự đàn hồi của mạch máu

Đáp án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

Huyết áp thay đổi do những yếu tố:

1. lực co tim                   2. nhịp tim

3. khối lượng máu                     5. độ quánh của máu

6. sự đàn hồi của mạch máu


Câu 14:

Khi nói về chỉ số ADN, phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nuclêôiti trên ADN không chứa mã di truyền ,đoạn nuclêôtit này thay đổi theo từng cá thể.

Phát biểu sai là C


Câu 15:

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa gen, mARN , protein ở sinh vật nhân chuẩn

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng là A vì mỗi bộ ba quy định 1 axit amin ( tính đặc hiệu của mã di truyền)

Ý B sai vì 1 aa có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba khác nhau

Ý C sai vì gen ở sinh vật nhân thực là phân mảnh, các đoạn mã hóa xen kẽ với đoạn không mã hóa nên không thể dựa vào trình tự nu của gen mà biết được trình tự aa

Ý D sai vì chưa biết mARN được bắt đầu từ đâu, có thể đoạn biết trình tự nu đó nằm phía trước bộ ba mở đầu.


Câu 16:

Ở vi khuẩn Ecoli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án A

Các gen cấu trúc của Ôperon Lac có số lần nhân đôi và phiên mã giống nhau, khi phiên mã tạo ra 1 ARN chung mang 3 đoạn mã hóa trình tự 3 protein khác nhau.


Câu 17:

Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến đột biến số lượng NST, đột biến gen và đột biến đảo đoạn không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

Ý A sai vì chuyển đoạn tương hỗ có thể làm thay đổi thành phần gen

Ý B sai vì mất đoạn làm thay đổi số lượng gen;

Ý D sai vì đột biến chuyển đoạn làm thay đổi thành phần gen


Câu 18:

Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào sau đây giống nhau

I. Đều làm biến đổi vật chất di truyền

II. Đều làm biến đổi kiểu hình

III. Đều là các biến dị di truyền

IV. Đều xuất hiện do tác động của nhân tố lý hóa, môi trường

V. Đều có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa đột biến gen và biến dị tổ hợp là: làm biến đổi kiểu hình (II), đều là biến dị di truyền (III), cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống (V)

Ý I sai vì chỉ có đột biến gen làm biến đổi vật chất di truyền

Ý IV sai vì chỉ có đột biến gen xuất hiện do tác động của nhân tố lý hóa môi trường, còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.


Câu 19:

Trên một đơn vị tái bản của ADN quan sát thấy có 50 đoạn Okazaki, số đoạn mồi đã được tổng hợp ở đơn vị tái bản này

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: trong 1 đơn vị tái bản sẽ có 2 chạc chữ Y,số đoạn mồi = số đoạn Okazaki +2

Cách giải:

Số đoạn mồi = 50 +2 = 52


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai 

 

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu đúng là D. SGK trang 77.

Ý A sai vì: Ưu thế lai cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần

Ý B sai vì: ưu thế lai xuất hiện ở phép lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản: VD AA x aa

Ý C sai vì: người ta không sử dụng con lai F1 làm giống.


Câu 21:

Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ, nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15

Xem đáp án

Đáp án B

1 phân tử ADN có 2 mạch, sau quá trình nhân đôi mỗi mạch này về 1 phân tử ADN con.

Vậy 1 phân tử ADN có chứa 2 mạch N15 cho nhân đôi 4 lần trong môi trường chỉ có N14 thì có 2 phân tử ADN con còn chứa N15 .


Câu 22:

Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 3’AUX5’ của mARN khớp bổ sung với bộ ba đối mã nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án A

Vận dụng nguyên tắc bổ sung ta có bộ ba đối mã của bộ ba mã sao 3’AUX5’ là 5’UAG3’


Câu 23:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN ti thể mà không có ở trong ADN ở trong nhân tế bào.

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm chỉ có ở AND ti thể là phân chia không đồng đều về các tế bào con vì khi phân bào sự phân chia tế bào chất là không đều nên lượng ti thể ở 2 tế bào con là khác nhau.


Câu 24:

Quá trình tự nhân đôi ADN , chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzyme ADN – polymerase

Xem đáp án

Đáp án C

Enzyme ADN polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ nên trên mạch 3’ -5’ được tổng hợp liên tục, trên mạch 5’ – 3’được tổng hợp gián đoạn.

Vậy ý đúng là C


Câu 25:

Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc NST như sau:

1. làm thay đổi trình tự phân bố của các gen.

2. làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST (chuyển đoạn không tương hỗ)

3. làm thay đổi thành phần số lượng gen trong nhóm gen liên kết

4. làm cho 1 gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động

5. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

Trong số các hệ quả nói trên, đột biến chuyển đoạn có bao nhiêu hệ quả

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến chuyển đoạn có các hệ quả:

1. làm thay đổi trình tự phân bố của các gen.

2. làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST (chuyển đoạn không tương hỗ)

3. làm thay đổi thành phần số lượng gen trong nhóm gen liên kết

4. làm cho 1 gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động

5. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.


Câu 26:

Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy một người phụ nữ bình thường, bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu long. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường quy định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án A

Bệnh galactose huyết do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước gen: A- bình thường, a- bị bệnh.

- Xét bên chồng, ông nội bị bệnh (aa) người bố chồng có kiểu gen Aa, người mẹ chồng không mang alen gây bệnh có kiểu gen AA

Bố mẹ chồng: Aa × AA → Người chồng: 1AA:1Aa

- Xét bên vợ:bố mẹ bình thường nhưng em gái bị bệnh → bố mẹ dị hợp: Aa × Aa

Người vợ có kiểu gen 1AA:2Aa

Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là:

(1AA:1Aa) × (1AA:2Aa) ↔ (3A:1a) × (2A:1a) → aa=1/4 × 1/3 = 1/12


Câu 27:

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A Sai, enzim ARNpolimeraza tháo xoắn.

C Sai, Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau

D Sai, ezim tổng hợp mồi đầu tiên là ARN polimerase


Câu 28:

Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai (♂AaBbDd × ♀AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?

Xem đáp án

Đáp án B

Cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra các loại giao tử là: Dd và O

Cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II sẽ tạo ra các loại giao tử là: BB, bb và O

Xét riêng các cặp gen:

♂Aa × ♀Aa tạo ra ở đời con 3 loại kiểu gen: AA, Aa, aa

P: ♂Bb × ♀Bb

G: ♂B, b × ♀BB, bb, O

F1: BBB, Bbb, BO, BBb, bbb, bO

→ Có 6 kiểu đột biến cặp gen Bb

Tương tự với cặp Dd

♂Dd × ♀Dd → 4 kiểu đột biến

Vậy tối đa số kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST là: 3×6×4 = 72 (kiểu)


Câu 29:

Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp; Trong một trại nhân giống, có 10 con đực giống chân cao và 100 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 75% cá thể chân cao, 25% cá thể chân thấp. Trong số 10 con bò đực nói trên, có bao nhiêu con thuần chủng về tính trạng chiều cao chân?

Xem đáp án

Đáp án A

100 con cái chân thấp có kiểu gen aa, con cái cho 100% giao tử a

10 con đực có hai kiểu gen AA và Aa, gọi tỷ lệ con có kiểu gen AA là x, tỷ lệ con kiểu gen Aa là y.

Ta có tỷ lệ giao tử ở con đực là: (x + y/2)A : y/2a, tỷ lệ đời con: (x + y/2)Aa : y/2aa

Vì cá thể chân thấp ở đời con là 25%, ta có y/2=0,25 →y= 0,5

x = 0,5 → số con chân cao thuần chủng là 5 con 


Câu 33:

Hình bên dưới mô tả về quá trình sinh sản ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng?

(1) Hình 1 là hiện tượng sinh sản vô tính, hình 2 là sinh sản hữu tính ở người

(2) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là 100%.

(3) Xác xuất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu là 50%.

(4) Xác xuất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính là 50%.

(5) Hình 1 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.

(6) Người ta có xác định mức phản ứng của các tính trạng nếu đem nuôi hai đứa trẻ (3) và (4) trong điều kiện môi trường khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai vì cả hai hình đều là sinh sản hữu tính do có sự kết hợp hai giao tử đực và cái

(2), (5) Đúng vì hai đứa trẻ (1) và (2) sinh đôi cùng trứng sẽ có kiểu gen giống nhau nên chúng có cùng nhóm máu, được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên,

(3) Sai vì hai đứa trẻ (3) và (4) là sinh đôi khác trứng, có kiểu gen khác nhau, không thể xác định xác suất cùng nhóm máu là 50% được.

(4) đúng, (cùng nam hoặc cùng nữ) 

(6) Sai vì nếu xác định mức phản ứng thì phải nuôi hai đứa trẻ (1) và (2) vì chúng có kiểu gen giống nhau, khi ở hai môi trường khác nhau mới thể hiện được mức phản ứng.


Câu 34:

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:

(1) AAAa × AAAa        (2) Aaaa × Aaaa   (3) AAaa × AAAa

(4) AAaa × AAaa  (5)AAAa × aaaa    (6) Aaaa × AAaa

Theo lý thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 100% cây quả đỏ là

Xem đáp án

Đáp án B

Các tổ hợp lai cho 100% cây quả đỏ khi có ít nhất một trong hai cây bố mẹ không cho giao tử đồng hợp lặn. Các tổ hợp (1), (3), (5) đều có bố, mẹ hoặc cả hai cho giao tử đều là AA và Aa.

Các tổ hợp còn lại, cả bố và mẹ đều cho giao tử aa sẽ tạo ra cây quả vàng aaaa.


Câu 35:

Ở một loài thực vật cho cơ thể kiểu gen ABabDdEheH . Biết tần số trao đổi chéo giữa A và B là 20%, tần số trao đổi chéo giữa E và H là 30%. Khi cơ thể trên phát sinh giao tử thì giao tử ABdEH chiếm tỷ lệ % là bao nhiêu và cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỷ lệ % cây có ít nhất một tính trạng trội là:

Xem đáp án

Đáp án D

Giao tử AB là giao tử liên kết có tỷ lệ là (100-20)/2 = 40%

Giao tử d có tỷ lệ là 50%

Giao tử EH là giao tử hoán vị có tỷ lệ 30/2 = 15%

Giao tử ABdEH chiếm tỷ lệ là: 40%×50%×15% = 3%

Để tính tỷ lệ cây có ít nhất 1 tính trạng trội ta tính tỷ lệ cây đồng hợp lặn 

 

Ta có 40%×40%×25%×15%×15% = 0,09%

→ Tỷ lệ cây có ít nhất 1 tính trạng trội là 100% - 0,09% = 99,91%


Câu 38:

Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau:

(1) Cây cao nhất có chiều cao 170cm.

(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen quy định

(3) Cây cao 150 cm ở F2 chiếm tỷ lệ 15/64

(4) Trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỷ lệ 1/5

(5) Số phép lai tối đa có thể có để đời con thu được đồng loạt cây cao 140cm là 7.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Cây thấp nhất aabbdd là 110cm, cây cao nhất AABBDD là 110 + 6×10 = 170cm

(2) Sai. Kiểu hình chiếm tỷ lệ nhiều nhất là cây cao 140cm, tức là có 3 alen trội và 3 alen lặn

→ có 6 kiểu gen quy định.

(3) Đúng. Cây cao 150cm có 2 alen lặn và 4 alen trội

Ta có số tổ hợp là 64, tỷ lệ cây có 4 alen trội là 

(4) Đúng. Tỷ lệ cây cao 130cm, có 2 alen trội và 4 alen lặn là: 

Các cây thuần chủng là AAbbdd, aaBBdd, aabbDD.

Tỷ lệ các cây này là: 

Vậy trong các cây cao 130cm, số cây thuần chủng là: 

(5) Sai. Đời con thu được đồng loạt cây cao 140cm (3 alen trội, 3 alen lặn). Bố mẹ đồng hợp trội về các cặp gen khác nhau:

          AABBDD × aabbdd, AABBdd × aabbDD, AAbbDD × aaBBdd, aaBBDD × AAbbdd


Câu 39:

Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài, gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Hai cặp gen Dd, Rr phân ly độc lập. Khi thu hoạch tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25 hạt dài, trắng. Cho các phát biểu sau:

(1) Kiểu gen rr chiếm tỷ lệ 1/4 trong quần thể cân bng di truyền.

(2) Cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì vụ sau thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là 8/9

(3) Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm 2/3

(4) Tần số của D, d trong quần thể trên lần lượt là 0,9 và 0,1

Phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng, Tỉ lệ hạt đỏ: trắng là 75:25=3:1

(2) Đúng. Kiểu hình hạt dài đỏ, có hai kiểu gen RRdd và Rrdd, theo tỷ lệ 2:1

Cặp dd cho đời sau 100% hạt dài, ta xét cặp Rr

Tính lại tần số alen: Tần số R = 2/3, tần số r = 1/3

Tỷ lệ đời sau theo định luật Hacđi – Vanbec: kiểu hình rr là 

Kiểu hình RR + Rr là 8/9.

(3) Đúng. Hạt đỏ dị hợp có tỷ lệ 50% → Tỷ lệ hạt đỏ dị hợp trong số hạt đỏ là 50/75 = 2/3

(4) Sai. Tỷ lệ hạt tròn : dài = 19 : 81.

Tần số d là . Tần số D là 1 – 0,9 = 0,1


Câu 40:

Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn khi sinh con. Bên phía người vợ: có anh trai người vợ bị pheninketo niệu , ông ngoại người vợ bị máu khó đông, những người còn lại không bị bệnh này. Bên phía người chồng có: mẹ của người chồng bị bệnh pheninketo niệu, những người khác không bị bệnh này, xác suất để vặp vợ chồng trên sinh 2 con không bị cả 2 bệnh trên là:

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước gen:

A- không bị PKU; a – bị PKU

B – không bị máu khó đông; b- bị máu khó đông

Bệnh PKU là do gen lặn trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X không có vùng tương đồng trên Y.

Xét bên vợ :

- Anh trai bị PKU (aa) → bố mẹ vợ dị hợp → người vợ có kiểu gen 1AA:2Aa

- Ông ngoại bị máu khó đông (XaY) → người mẹ vợ bình thường có kiểu gen XBXb , người bố vợ bình thường có kiểu gen XBY

Người vợ có kiểu gen 1XBXB :1XBXb

Xét bên chồng:

- Mẹ chồng bị PKU → người chồng bình thường có kiểu gen: AaXBY

Cặp vợ chồng này:

 (1AA:2Aa)( 1XBXB :1XBXb) × AaXBY

- Xét bệnh PKU:

AA × Aa => 100% bình thường

Nếu cặp vợ chồng này có kiểu gen Aa × Aa với xác suất 2/3

Thì khả năng họ sinh được 2 con bình thường là 

- Xét bệnh máu khó đông:

 XBXB ×XBY cho đời con 100% bình thường

XBX×XBY với xác suất 1/2

Khả năng họ sinh được 2 người con bình thường là

 

Vậy xác suất họ sinh được 2 người con không bị cả 2 bệnh là : 

 


Bắt đầu thi ngay