Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 17)

  • 9138 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với trao đổi khí?

Xem đáp án

Đáp án D

Ý sai là D, tỷ lệ V/S khá nhỏ nên bề mặt trao đổi khí lớn.


Câu 3:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

        

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai là C, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình (được quy định bởi toàn bộ gen) mà không tác động trực tiếp lên từng gen 


Câu 4:

Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

    

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu không đúng là A, hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới


Câu 5:

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ phận tiếp nhận kích thích có chức năng tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh


Câu 6:

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng nay, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận:

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. 

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin

(4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

Số kết luận đúng là.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 ý đúng là: (1),(2),(3)

Ý (4) sai vì không có đột biến gen


Câu 7:

Sản phẩm của pha sáng của quá trình quang hợp gồm có:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Ý nào không phải là ưu diểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

Xem đáp án

Đáp án D

Ý sai là D, tim hoạt động vẫn tiêu tốn nhiều năng lượng


Câu 12:

Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđro nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến

Xem đáp án

Đáp án D

Chiều dài không thay đổi → đột biến thay thế 

Số liên kết hidro của gen trước đột biến là H=2A+3G =4000 , sau đột biến H=4001 → Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X


Câu 13:

Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm máu A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

1. Tần số alen IA trong quần thể là 0,3.

2. Tần số người có nhóm máu B dị hợp trong quằn thể là 0,36.

3. Xác suất đế cặp vợ chồng trên sinh con có nhóm máu O là 16,24% 

4. Nếu cặp vợ chồng trên sinh đứa con đầu là trai, có nhóm máu O thì khả năng để sinh đứa thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và me là 25%

Xem đáp án

Đáp án B

IOIO =0,36 →IO=0,6

Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên (IO + IA)2 = nhóm máu A + nhóm máu O = 0,81 → IA=0,3; IB = 0,1

Cấu trúc di truyền của quần thể là:

(0,6IO +0,1IB + 0,3IA)2 =0,36IOIO + 0,01IBIB + 0,09IAIA + 0,03IAIB + 0,36IAIO + 0,12IBIO

Xét các phát biểu:

1. đúng

2. sai, nhóm máu B dị hợp là 0,12

3. để họ sinh ra con nhóm máu O thì họ phải có kiểu gen IAIO × IBIO , xác suất họ sinh con nhóm máu O là:

 

4. xác suất họ sinh con gái là 0,5; xác suất sinh con có nhóm máu khác bố mẹ là 0,5 (nhóm O và nhóm AB) → Xác suất cần tính là 0,25


Câu 14:

Cho lai ruồi giấm P: ♀ mắt đỏ tươi × ♂ mắt đỏ thẫm được F1: ♀ mắt đỏ thẫm : ♂ mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối với nhau được F2: 4 đỏ thẫm : 3 đỏ tươi : 1 nâu. Kết luận đúng là:

1. Tính trạng màu mắt của RG do 2 căp gen không alen tương lác với nhau theo kiểu át chế quy định

2. Tính trạng màu mắt cùa RG do 2 căp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bô trợ quy định

3. Tính trạng màu mắt của RG liên kết với NST giới tính X

4.Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb × AaXbY

5.Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb × AaXBY tổ hợp phương án trả lời đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Số tổ hợp là 8 → tính trạng do 2 gen không alen quy định. Tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới là khác nhau → Tính trạng màu mắt của RG liên kết với NST giới tính X,

Ở F2 không có sự phân ly ở 2 giới nên gen quy định màu mắt nằm trên NST thường, còn gen át chế nằm trên NST giới tính. 

Quy ước gen A – mắt đỏ tươi ; a – nâu

B – át chế A, a; b – không át chế A, a

Ta có kiểu gen của P: AAXbXb × aaXBY → F1: AaXBXb × AaXbY → F2: (3A-:1aa)(XBXb:XBY:XbXb: XbY)

→ 4 đỏ thẫm : 3 đỏ tươi : 1 nâu

Vậy các ý đúng là 1,3,4


Câu 15:

Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Xác suất để ở F2 xuất hiện 3 cây trên cùng một lô đất có thể gặp ít nhất một cây hoa đỏ là

Xem đáp án

Đáp án

Tỷ lệ cây hoa đỏ: hoa trắng = 11:8

Xác suất trên 1 lô đất có ít nhất 1 cây hoa đỏ = 1 – xác suất không có cây hoa đỏ nào = 1 – (8/19)3 = 0,925

Như vậy không có đáp án nào đúng.


Câu 16:

Ở cừu kiểu gen HH quy đinh có sừng; hh: không sừng; Hh: ở con đực thì có sừng con ở cừu cái lại không sừng. Đây là hiện tượng tính trạng

Xem đáp án

Đáp án D

Đây là tính trạng có biểu hiện phụ thuộc giới tính


Câu 18:

Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng quả ngọt, gen a quy định tính trạng quả chua. Hạt phấn n + 1 không cỏ khả năng thụ tinh, noãn n + 1 vẫn có thể thụ tinh bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con khi cho lai cây mẹ dị bội Aaa với cây bố dị bội Aaa là

Xem đáp án

Đáp án B

- cơ thể dị bội Aaa giảm phân cho 

Hạt phấn n + 1 không cỏ khả năng thụ tinh, noãn n + 1 vẫn có thể thụ tinh bình thường

 

→ kiểu hình: 2 ngọt :1 chua


Câu 19:

Các nhân tố tiến hoá nào sau đây vừa làm thay đồi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến gen và di nhập gen vừa làm thay đồi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

Giao phối không làm thay đổi tần số alen

CLTN, Các yếu tố ngẫu nhiên không làm phong phú kiểu gen của quần thể.


Câu 20:

Nhóm các hooc môn kích thích ở thực vật bao gồm:

        

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 22:

Cho các cặp cơ quan sau:

(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người

(2) Cánh dơi và chi trước của ngựa

(3) Gai xương rồng và lá cây lúa

(4) Cánh bướm và cánh chim

Các cặp cơ quan tương đồng là

Xem đáp án

Đáp án B

Các cặp cơ quan tương đồng là: (1),(2),(3)

Ý (4) sai vì cánh bướm có nguồn gốc khác cánh chim


Câu 23:

Hô hấp sáng xảy ra:

 

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 25:

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

Xem đáp án

Đáp án B

Đacuyn chưa phân biệt đột biến và thường biến nên ý C là sai, như vậy chỉ có ý B là phù hợp.


Câu 26:

Phương thức hình thành loài diễn ra nhanh nhất bằng con đường

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 28:

Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp:

- Gen nằm trên NST thường số kiểu gen tối đa tính theo công thức 

- Gen nằm trên NST giới tính X

ở giới cái tính như trên NST thường

ở giới đực thì bằng số lượng alen

- Nếu 2 gen nằm trên 1 NST thì coi như 1 gen có m.n alen ( m , n là số alen của mỗi gen)


Câu 30:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà có vai trò

Xem đáp án

Đáp án A

Gen điều hòa mang thông tin qui định prôtêin ức chế (prôtêin điều hòa).


Câu 32:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây là đúng?

(1) Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

(2) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tỉnh.

(4) Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án C

Ý đúng là (2) nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn trong cùng 1 NST thì có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể

Ý (1) sai vì đảo đoạn không làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Ý (3) sai, có thể xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính

Ý (4) sai vì mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST


Câu 33:

Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là

Xem đáp án

Đáp án D

Ý sai là D, trong nhân bản vô tính vẫn cần tế bào trứng đã loại bỏ nhân


Câu 34:

Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ờ rễ cây là:

 

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 35:

Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình cố định nito diễn ra trong điều kiện:

- Được cung cấp ATP

- Có các lực khử mạnh

- Có sự tham gia của enzim nitrogenaza

- Trong điều kiện kị khí

Vậy ý sai là D


Câu 36:

Cơ thế đực ở một loài khi giảm phân đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có ba cặp NST tương đồng xảy ra trao đối chéo một chỗ, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân 1. Bộ NST lưỡng bội cùa loài là

Xem đáp án

Đáp án D

GP có TĐC cho 4 loại giao tử, giảm phân bị rối loạn phân ly cho 2 loại giao tử

Gọi n là số cặp NST của loài ta có 2n + 3 = 512 → n= 6


Câu 38:

Quá trình nhân đôi ADN luôn cần có đoạn ARN mồi vì

    

Xem đáp án

Đáp án A


Bắt đầu thi ngay