Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 27)
-
9167 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mô tả nào sau đây là đúng về động mạch:
Đáp án A
Phát biểu đúng là A.
B sai vì máu ở động mạch phổi nghèo O2
C sai vì động mạch không có van (tĩnh mạch mới có van)
D sai vì thành động mạch dày hơn tĩnh mạch
Câu 4:
Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng?
Đáp án A
Quy luật phân ly độc lập : các cặp alen quy định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau sẽ PLĐL trong quá trình hình thành giao tử
Sự phân ly độc lập, kết hợp ngẫu nhiên các các alen tạo ra đời con phong phú về biến dị
Câu 5:
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN:
(1) Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.
(2) Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn.
(3) Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án C
Xét các phát biểu:
(1) đúng. Vì trên một mạch có cả đoạn được tổng hợp gián đoạn, đoạn được tổng hợp liên tục
(2) đúng, vì 2 mạch khuôn có chiều ngược nhau
(3) sai, enzyme ADN polimerase luôn dịch chuyển theo chiều 3’-5’ ( để tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’)
(4) đúng, vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’
Câu 6:
Khó có thể tìm thấy được hai người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:
Đáp án D
Khó có thể tìm thấy được hai người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp
Câu 7:
Trong cơ chế điều hòa Operon ở E.coli thì khi có lactozo, protein ức chế sẽ:
Đáp án C
Khi có lactose, protein ức chế liên kết với lactose và bị biến đổi cấu hình không gian
Câu 8:
Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:
Đáp án A
Phát biểu đúng là A
B sai vì mARN không có liên kết hidro
C sai vì ARN không tồn tại suốt thế hệ tế bào.
D sai vì các đơn phân của ADN và ARN khác nhau ở cả base nito và đường (ADN : deoxiribose; còn ARN : ribose)
Câu 9:
Ở vi khuẩn E.coli, ARN polymeraza có chức năng gì trong quá trình tái bản ADN?
Đáp án B
Enzyme ARN polimerase có chức tổng hợp đoạn mồi chứa nhóm 3’ – OH vì enzyme ADN polimerase lắp ráp các nucleotit vào đầu 3’ –OH.
Câu 10:
Trong cấu trúc bậc một của chuỗi polypeptit chứa loại liên kết gì?
Đáp án C
Cấu trúc bậc 1 của chuỗi polipeptit: trình tự các axit amin, các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit
Câu 11:
Ở một loài thực vật xét hai gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho cây P thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị gen là 50%, sự biểu hiện gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp về tỷ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỷ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỷ lệ 9:3:3:l (2) Tỷ lệ 3:1 (3) Tỷ lệ 1:1
(4) Tỷ lệ 3:3:1:1 (5) Tỷ lệ 1:2:1 (6) Tỷ lệ 1:1:1:1.
Đáp án D
F1 dị hợp 2 cặp gen
Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng:
TH1: Các gen phân ly độc lập: AaBb × aabb → KH: 1:1:1:1
TH2: Các gen liên kết hoàn toàn:
TH3: HVG 50% → 1:1:1:1
Nếu 2 gen quy định 1 tính trạng ( các gen này PLĐL)
TH1: Tương tác kiểu 9:7 ;13:3 : AaBb × aabb → KH 3:1
TH2: tương tác kiểu: 9:6:1; 12:3:1, 9:3:4 → 1:2:1
Vậy số kiểu hình có thể có là 4
Câu 12:
Tính kháng thuốc của vi khuẩn là ví dụ về hiện tượng nào sau đây?
Đáp án C
Do chọn lọc giữ lại kiểu hình thích nghi được quy định bởi các kiểu gen nên đây là chọn lọc định hướng
Câu 13:
Có một lưới thức ăn dưới đây, khi nguồn thức ăn ban đầu bị nhiễm DDT, động vật nào có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất?
Đáp án D
Loài bị nhiễm độc nặng nhất là loài ở bậc dinh dưỡng cao nhất
Câu 14:
Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau: 0,3 AA:0,6 Aa:0,1aa. Khi môi trường sống bị thay đổi tất cả cá thể đồng hợp lặn đều chết. Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen a bằng 0,08?
Đáp án D
Phương pháp
Quần thể giao phối có kiểu gen aa bị chết tần số alen ở thể hệ Fn được tính bằng công thức :
Cách giải:
Tần số alen ở thế hệ ban đầu là : A = 0,6 ; a = 0,4
Ta có tần số alen a sau n thế hệ là
Câu 15:
Xét với 3 tế bào sinh dục trong 1 cá thể ruồi giấm đưc có kiểu gen gen A cách gen B 15 cM, gen D cách gen E 30 cM. 3 tế bào sinh dục trên giảm phân tạo ra số loại tinh trùng tối đa có thể là:
Đáp án A
Phương pháp:
Một tế bào ruồi giấm giảm phân cho tối đa 2 loại tinh trùng
Cách giải:
3 tế bào giảm phân có TĐC cho tối đa 4 loại tinh trùng ( mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại khác nhau)
Câu 16:
Sơ đồ phả hệ sau đây thể hiện sự di truyền về một tính trạng màu sắc của hoa ở một loài thực vật:
Sự di truyền màu sắc của hoa tuân theo quy luật di truyền nào?
Đáp án C
Ta thấy hoa đỏ × hoa trắng → 3 kiểu hình → tính trạng do 2 gen tương tác với nhau →loại A,B
Hoa hồng × hoa hồng → đỏ, trắng, hồng → đây là tương tác bổ sung
Quy ước gen A-B- hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa hồng; aabb: hoa trắng
Câu 17:
Bảng dưới đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên cặp NST thường |
a. phân ly độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của NST giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc locus khác nhau trên một NST |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc locus khác nhau trên các cặp NST khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp được gép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
Đáp án A
Tổ hợp ghép đúng là: 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 - a.
Câu 18:
Yếu tố nào sau đây không phù hợp với ứng dụng của nó?
Đáp án A
Ý A sai, ligaza là enzyme nối
Câu 19:
Cho A-B-: hạt đỏ; A-bb, aaB- và aabb : hạt trắng. Cho cây mang hai cặp gen dị hợp tử về tính trạng nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lý thuyết, mỗi cây F1 không thể phân ly theo tỷ lệ màu sắc nào sau đây?
Đáp án B
Tỷ lệ không xảy ra là B,
Tỷ lệ A xảy ra ở phép lai AaBb × AaBb
Tỷ lệ C xảy ra ở phép lai AABb × AABb
Tỷ lệ D xảy ra ở phép lai AABB × AABB
Câu 20:
Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.
2. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
3. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X.
4. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cơ chế xác định giới tính là XO.
5. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST thường.
6. Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Nếu một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn thì số trường hợp biểu hiện ngay kiểu hình là
Số trường hợp đột biến thể hiện ra kiểu hình là:
Đáp án C
Các trường hợp biểu hiện ra kiểu hình là: (1),(2),(3),(4),(6)
Ở trường hợp (5) đột biến biểu hiện ra kiểu hình khi cơ thể mang đột biến có kiểu gen đồng hợp lặn, hoặc các gen trội không hoàn toàn.
Câu 21:
Cho cấu trúc di truyền của môt quần thể ngẫu phối như sau: . Biết khoảng cách giữa 2 locus là 40 cM, không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử Ab của đời con F3 là:
Đáp án A
Phương pháp:
Giao tử hoán vị: ; giao tử liên kết
Xét tỷ lệ giao tử của các kiểu gen (f=40%)
Cách giải
Tỷ lệ giao tử ở P: AB = 0,16 ;ab =0,36;Ab =0,34 ;aB =0,14
Tần số alen ở F1
|
AB = 0,16 |
ab = 0,36 |
Ab =0,34 |
aB =0,14 |
AB =0,16 |
|
0,16´0,36´0,2 |
0,34´0,16´0,5 |
|
ab =0,36 |
0,16´0,36´0,2 |
|
0,36´0,34´0,5 |
|
Ab =0,34 |
0,34´0,16´0,5 |
0,36´0,34´0,5 |
0,342 |
0,34´0,14´0,3 |
aB =0,14 |
|
|
0,34´0,14´0,3 |
|
Tần số alen AB = 0,162 + 2×0,16×0,36×0,3 + 2× 0,34×0,16×0,5 + 2× 0,16×0,14× 0,5 + 2×0,34×0,14×0,2 =0,156
Tần số giao tử ab = 0,362 + 2×0,16×0,36×0,3 + 2× 0,34×0,36×0,5 + 2×0,36×0,14×0,5 + 2×0,34×0,14×0,2 = 0,356
Giao tử :aB = 0,142 + 2×0,16×0,36×0,2 + 2×0,34×0,14×0,3 + 2×0,36×0,14×0,5 + 2× 0,16×0,14× 0,5 = 0,144
Giao tử Ab = 1 – AB – aB – ab = 0,344
Làm tương tự ta có tần số alen ở F2 :
AB |
0,1536 |
Ab |
0,3464 |
ab |
0,3536 |
aB |
0,464 |
Làm tương tự ta có tần số alen ở F3 :
AB |
0,15216 |
Ab |
0,34784 |
ab |
0,35216 |
aB |
0,14784 |
Vậy tỷ lệ giao tử Ab = 0,34784
Câu 22:
Trong công nghệ gen, để xen một gen vào plasmit thì cả hai phải có đặc điểm gì chung?
Đáp án D
Câu 23:
Axit amin cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba, alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba, valin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Có bao nhiêu loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin?
Đáp án B
Cys được mã hóa bởi 2 bộ ba → số cách sắp xếp 2 Cys trong chuỗi polipeptit là
Ala được mã hóa bởi 4 bộ ba → số cách sắp xếp 2 Ala trong chuỗi polipeptit là
Val được mã hóa bởi 4 bộ ba → số cách sắp xếp 1 Val trong chuỗi polipeptit là 4
Chuỗi polipeptit có 5 có thể có 5 vị trí của Val ; có vị trí của Cys và 1 vị trí của 2 axit amin Ala
Vậy số loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin là: (4×16×4)×(5×6×1) = 7680
Câu 24:
Đặc tính nào của mã di truyền cho phép lý giải sự kết cặp linh hoạt giữa anticodon của tARN và codon của mARN?
Đáp án C
Do tính thoái hóa của mã di truyền : nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Câu 25:
Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân ly độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc của lông, mỗi gen đều có hai alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 gen trội A, B, D cho màu lông đen, các kiểu gen còn lại đều cho màu lông trắng. Cho các thể lông đen giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông đen. Không tính vai trò của bố mẹ thì số phép lai có thể xảy ra là:
Đáp án A
Ta có 25% cá thể lông đen(A-B-D-) → con lông đen này dị hợp ít nhất 2 cặp gen,
- TH1: con lông đen dị hợp 2 cặp gen, thì con lông trắng phải có kiểu gen đồng hợp lặn về ít nhất 2 kiểu gen
sẽ có phép lai thỏa mãn trong đó là số kiểu gen của con lông đen dị hợp 2 cặp gen, 3 là số kiểu gen mà con lông trắng đồng hợp ít nhất 2 cặp gen.
|
Lông đen |
Lông trắng |
Cặp Dd |
AaBbDD |
aabbDD |
|
aabbDd |
|
|
aabbdd |
→ Có 3 phép lai, tương tự với cặp Aa, Bb → có 9 phép lai thỏa mãn
- TH2: Con lông đen dị hợp 3 cặp gen AaBbDd × (aabbDD ; aaBBdd; AAbbdd) → 3 phép lai
Vậy số phép lai phù hợp là 12
Câu 26:
Ở một loài lưỡng bội, trên NST thường có n + 1 alen. Tần số alen thứ nhất bằng 1/2 và mỗi alen còn lại là 1/2n. Giả sử quần thể ở trang thái cân bằng di truyền. Tần số các cá thể dị hợp trong quần thể là:
Đáp án C
Phương pháp: tần số kiểu gen dị hợp = 1 – tần số kiểu gen đồng hợp.
Câu 27:
Cho các nhận xét sau:
(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có oxi phân tử và các hợp chất chứa cacbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
(4) Những cá thể sống đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt coaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường sống lý tưởng để tạo lên các hạt coaxecva.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
Đáp án A
Các nhận xét đúng là: (1),(5),(6),(8)
(2) sai vì trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy không có khí oxi
(3) sai vì ARN có trước ADN
(4) sai vì các sinh vật đầu tiên được hình thành trong đại dương
(7) sai vì tiến hóa sinh học vẫn đang tiếp diễn
Câu 28:
Ở người bệnh mù màu do một alen a nằm trên NST giới tính X quy định không có alen tương ứng trên Y. Ở một hòn đảo, có 600 có kiểu gen XAY, 400 người có kiểu gen XaY, 600 người có kiểu gen XAXA , 200 người có kiểu gen XAXa và 200 người có kiểu gen XaXa Tần số alen a của quần thể này là:
Đáp án B
Phương pháp:
Tần số alen của một gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X được tính bằng công thức 2/3 tần số alen ở giới cái + 1/3 tần số alen ở giới đực
Cách giải:
Tần số alen a ở giới cái
Tần số alen a ở giới đực là : 0,4
Tần số alen a trong quần thể là
Câu 29:
Thường trong một tháp sinh thái, các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao hơn thì nhỏ hơn các giá trị ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Nếu ngược lại thì hình tháp sinh thái được gọi là hình đảo ngược. Trường hợp nào có thể dẫn đến các tháp sinh thái đảo ngược?
(1) Một tháp sinh khối trong đó sinh vật sản xuất có vòng đời rất ngắn so với các sinh vật tiêu thụ.
(2) Một tháp sinh khối trong đó các sinh vật tiêu thụ có vòng đời ngắn so với các sinh vật sản xuất.
(3) Một tháp sinh vật lượng trong đó khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật sản xuất lớn hơn khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật tiêu thụ một vài lần.
(4) Một tháp sinh vật lượng trong đó sinh vật tiêu thụ bậc 1 là loài chiếm ưu thế với số lượng cá thể rất lớn
(5) Khí hậu cực nóng sẽ tạo ra tháp sinh thái đảo ngược.
Số câu đúng là:
Đáp án A
Trường hợp có thể dẫn đến các tháp sinh thái đảo ngược là: (1), (4)
Câu 30:
Ở ong, những trứng được thụ tinh nở thành ong cái ( gồm ong thợ và ong chúa), những trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Gen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài, cây b quy định cánh ngắn, Hai gen nằm trên một NST thường với khoảng cách 2 gen là 40 cM. Người ta tiến hành cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn, được F2, biết tỷ lệ thụ tinh là 80%, 100% trứng nở. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F2 này là:
Đáp án B
Cho ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn,
Vì tỷ lệ thụ tinh là 80% → có 80% con cái
Vậy tỷ lệ ở đời sau là
- giới đực : 0,2 × (0,3AB :0,3ab :0,2Ab:0,2aB) → 0,06 xám dài : 0,06 đen, ngắn : 0,04 xám ngắn : 0,04 đen dài
- giới cái : 0,8 × Ab(0,3AB :0,3ab :0,2Ab:0,2aB) → 0,4 xám dài : 0,4 xám ngắn
Vậy tỷ lệ kiểu hình ở đời sau là 46% thân xám, cánh dài: 4% thân đen, cánh dài: 44% thân xám, cánh ngắn : 6% thân đen, cánh ngắn
Câu 31:
Theo quan điểm của Dacuyn, thì trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “ chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?
Đáp án A
Cặp không phù hợp là A, chọn lọc nhân tạo phụ thuộc vào mong muốn của con người
Câu 32:
Những người có kiểu gen dị hợp về hemoglobin hình lưỡi liềm có ưu thế chọn lọc ở những vùng sốt rét lưu hành. Những người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm thường chết, hệ số chọn lọc các đồng hợp tử có kiểu hình bình thường là 0,1. Tần số alen hồng cầu hình lưỡi liềm khi quần thể ở trạng thái cân bằng là:
Đáp án A
Nếu dị hợp tử có ưu thế chọn lọc so với các đồng hợp tử thì tần số alen lặn ở trạng thái cân bằng được tính theo công thức
trong đó s1, s2 là hệ số chọn lọc của đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn.
Cách giải:
Tần số alen lặn là
Câu 33:
Màu sắc cánh hoa ở một loài thực vật do một gen (A) gồm 4 alen nằm trên NST thường quy định. Alen AD quy định màu đỏ, alen AC quy định màu cam, alen AV quy định màu vàng và alen At quy định màu trắng, quy luật trội lặn như sau: AD> AC> AV>At . Một quần thể ở trạng thái cân bằng với tỷ lệ như sau: 51% cây hoa đỏ : 13% cây hoa cam : 32% cây hoa vàng : 4% cây hoa trắng. Nếu lấy một cây hoa đỏ trong quần thể này cho giao phấn với cây hoa vàng trong quần thể này thì xác suất để có một cây hoa trắng ở đời con là:
Đáp án B
Phương pháp:
- Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là: (AD+ AC+ AV+At)2 = 1
Cách giải:
Ta có tỷ lệ hoa trắng bằng 4% (AtAt)
Ta có tỷ lệ hoa vàng + hoa trắng = (AV+At)2 = 36% →(AV+At) = 0,6 → AV = 0,4
Tỷ lệ hoa cam + hoa vàng + hoa trắng =(AC+ AV+At)2 =49% → (AC+ AV+At) = 0,7 →AC =0,1; AD =0,3
Để cây hoa đỏ × hoa vàng → cây hoa trắng → P phải có kiểu gen: ADAt × AVAt
Xác suất gặp được kiểu gen của P là:
Xác suất cần tính là
Câu 34:
Mối quan hệ con mồi - vật dữ là mối quan hệ bao trùm trong thiên nhiên, tạo cho các loài giữ được trạng thái cân bằng ổn định. Vì vậy, người ta đã gộp một số quan hệ sinh học vào trong mối quan hệ trên, mối quan hệ nào sau đây có thể gộp được với mối quan hệ trên?
Đáp án A
Mối quan hệ vật chủ - ký sinh có thể gộp với mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt vì có 1 loài là thức ăn của loài kia
Câu 35:
Theo hiểu biết về nông nghiệp ngày xưa, câu “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, yếu tố không thuộc về kỹ thuật sản xuất là?
Đáp án C
Yếu tố không thuộc về kỹ thuật sản xuất là giống
Câu 36:
Cho cây hoa đỏ lai phân tích đời con Fa thu được 1 đỏ : 3 trắng. Cho cây hoa vàng lai phân tích đời con Fa thu được 1 vàng : 3 trắng. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa vàng, đời con F1 thu được 100% cây hoa tím, cho F1 lai phân tích đời con Fa thu được 1 tím : 3 đỏ : 3 vàng : 9 trắng. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2, trong tổng số cây ở F2, tỷ lệ cây hoa tím và cây hoa trắng lần lượt chiếm tỷ lệ là:
Đáp án C
Ta thấy cho con F1 lai phân tích cho 16 tổ hợp → F1 dị hợp về 4 cặp gen,
Cây hoa đỏ và cây hoa vàng đem lai phân tích cho tỷ lệ 1 :3 (có 4 tổ hợp) → dị hợp tử về 2 cặp gen
Quy ước gen :
A-B-ccdd : hoa đỏ
aabbC-D- : Hoa vàng
A-B-C-D- Hoa tím
Còn lại là hoa trắng
P: AABBccdd × aabbCCDD → F1 : AaBbCcDd
Cho F1 tự thụ phấn AaBbCcDd × AaBbCcDd
Tỷ lệ cây hoa tím là (3/4)4 = 81/256
Tỷ lệ cây hoa đỏ và vàng bằng nhau và bằng 7/16 × 9/16 = 63/256
Tỷ lệ cây hoa trắng = 1 – 81/256 - 2×(63/256) = 49/256
Câu 37:
Sự hình thành loài mới diễn ra sau khi cơ thể lai xa tiến hành sinh sản sinh dưỡng và tạo ra được các cá thể có bộ nhiễm sắc thể tứ bội gọi là:
Đáp án A
Cơ thể lai xa mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài nhưng sau khi sinh sản sinh dưỡng tạo ra cơ thể tứ bội mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài (thể song nhị bội)
Câu 38:
Từ codon UAU, nếu bị đột biến thay thế bazo riêng lẻ lần lượt tại 3 vị trí có thể tạo thành bao nhiêu thể đột biến nhầm nghĩa (tạo thành các codon mới mã hóa cho các axit amin khác nhau)?
Đáp án B
Bộ ba UAU có thể xảy ra 9 đột biến thay thế ( 3×3) nhưng có 2 đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc nên chỉ còn 7 đột biến làm hình thành codon mới mã hóa axit amin.
Bộ ba UAU mã hóa cho axit amin Tyr, axit amin Tyr được mã hóa bởi 2 bộ ba UAU và UAX nên chỉ có 6 đột biến làm thay đổi thành codon mã hóa cho axit amin khác.
Câu 39:
3 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb khi giảm phân tạo giao tử, nếu số loại giao tử được tạo ra là tối đa thì tỷ lệ các loại giao tử là:
Đáp án C
Một tế bào sinh tinh giảm phân không có TĐC cho tối đa 2 loại giao tử, đề 3 tế bào giảm phân cho tối đa số loại giao tử thì cách tổ hợp và phân ly của các cặp NST là khác nhau
Trường hợp tạo số giao tử tối đa là:
- tế bào 1 giảm phân cho 2 loại giao tử AB, ab
- tế bào 2 và 3 giảm phân cho 2 loại giao tử Ab và aB ( hoặc ngược lại)
Vậy tỷ lệ giao tử là 1:1:2:2 hay 2:2:4:4
Câu 40:
Cho A-B- : đỏ; A-bb : đỏ; aaB- : vàng và aabb: trắng. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aaBb: 0,2 aabb. Quần thể trên tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F3 là:
Đáp án A
Phương pháp:
- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Cách giải:
Ta có cấu trúc di truyền của quần thể là 272/640đỏ : 135/640 vàng : 233/640 trắng