Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron có đáp án
-
228 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Electron càng xa hạt nhân thì có năng lượng
Đáp án đúng là: A
Năng lượng của một electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân. Electron càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.
Câu 2:
Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng
Đáp án đúng là: B
Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
Câu 3:
Số AO và số electron tối đa trong lớp electron thứ n (n ≤ 4) lần lượt là
Đáp án đúng là: D
Số electron và số AO trong lớp electron thứ n (n ≤ 4) được ghi nhớ theo quy tắc sau:
+ Lớp thứ n có n2 AO.
+ Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.
Câu 4:
Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?
Đáp án đúng là: C
Lớp electron thứ n có n phân lớp và kí hiệu lần lượt là ns, np, nd, nf, … Cụ thể:
+ Lớp K, n = 1: có 1 phân lớp, kí hiệu là 1s.
+ Lớp L, n = 2: có 2 phân lớp, kí hiệu là 2s và 2p.
+ Lớp M, n = 3: có 3 phân lớp, kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
+ Lớp N, n = 4: có 4 phân lớp, kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.
Câu 5:
Số lượng AO trong mỗi phân lớp s, p, d, f lần lượt là
Đáp án đúng là: B
Số lượng AO trong mỗi phân lớp:
+ Phân lớp ns chỉ có 1 AO.
+ Phân lớp np có 3 AO.
+ Phân lớp nd có 5 AO.
+ Phân lớp nf có 7 AO.
Câu 6:
Số electron tối đa trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf lần lượt là
Đáp án đúng là: C
Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron.
Phân lớp ns chỉ có 1 AO Số electron tối đa trên phân lớp ns là: 1×2 = 2 (electron).
Phân lớp np có 3 AO Số electron tối đa trên phân lớp np là: 3×2 = 6 (electron).
Phân lớp nd có 5 AO Số electron tối đa trên phân lớp nd là: 5×2 = 10 (electron).
Phân lớp nf có 7 AO Số electron tối đa trên phân lớp nf là: 7×2 = 14 (electron).
Câu 7:
Kí hiệu 1s2 cho biết
Đáp án đúng là: A
Kí hiệu 1s2 cho biết phân lớp 1s có 2 electron.
Câu 8:
Phân lớp được gọi là phân lớp bão hòa khi có
Đáp án đúng là: C
Phân lớp nào đã có tối đa electron thì được gọi là phân lớp bão hòa.
Câu 9:
Phân lớp nào sau đây chưa bão hòa?
Đáp án đúng là: C
Phân lớp nào đã có tối đa electron thì được gọi là phân lớp bão hòa.
Phân lớp 3d8 chưa bão hòa vì phân lớp nd có thể chứ tối đa 10 electron.
Câu 10:
Lớp ngoài cùng của oxygen (Z = 8) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử oxygen có: số e = số p = Z = 8.
Các electron được phân bố như sau:
+ Lớp K (n = 1): có 1 phân lớp là 1s (chứa 2 electron).
+ Lớp L (n = 2): có 2 phân lớp là: 2s (có 1 AO) và 2p (có 3 AO) (lớp L chứa 6 electron).
Lớp ngoài cùng (lớp L) có: 1 + 3 = 4 (AO).
Câu 11:
Nguyên tử Boron (B) có Z = 5. Cấu hình electron của B là
Đáp án đúng là: B
Các bước viết cấu hình electron nguyên tử theo những quy tắc sau:
+ Điền electron theo thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao (dãy Klechkovski):
1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 5s, 4d, 5p, 6s, …
Điền electron bão hòa phân lớp trước rồi mới điền tiếp vào phân lớp sau.
+ Đổi lại vị trí các phân lớp sao cho số thứ tự lớp (n) tăng dần từ trái qua phải.
Nguyên tử B có: số e = số p = Z = 5.
Thứ tự mức năng lượng: 1s22s22p1.
Cấu hình electron của B: 1s22s22p1.
Câu 12:
Nguyên tử K có Z = 19. Cấu hình electron của K là
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử K có: số e = số p = Z = 19.
Thứ tự mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s1.
Cấu hình electron của K: 1s22s22p63s23p64s1 hay có thể viết gọn là [Ar]4s1.
Câu 13:
Nguyên tử Iron (Fe) có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
Đáp án đúng là: C
Nguyên từ Fe có: Số e = số p = Z = 26.
Thứ tự mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6.
Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.
Câu 14:
Nguyên tử sodium (Na) có Z = 11. Cấu hình electron của Na+ là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1.
Nguyên tử Na nhường 1 electron để tạo thành ion Na+:
Na Na+ + 1e.
Cấu hình electron của Na+ là: 1s22s22p6.
Câu 15:
Nguyên tử nitrogen (Z = 7) có
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z = 7) là: 1s22s22p3.
Cấu hình theo ô orbital của N như sau: .
Nguyên tử nitrogen (N) có 3 electron độc thân, thuộc AO 2p.