Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
-
203 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một bảng, gọi là bảng tuần hoàn dựa trên những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một bảng, gọi là bảng tuần hoàn dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần diện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.
+ Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.
Câu 2:
Số thứ tự của ô nguyên tố bằng
Đáp án đúng là: A
Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.
Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố neon có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố neon thuộc ô số
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử neon có: số hiệu nguyên tử Z = số p = số e = 10.
Số thứ tự của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử = 10.
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố neon thuộc ô số 10.
Câu 4:
Tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron gọi là
Đáp án đúng là: C
Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trái sang phải.
Số thứ tự chu kì = Số lớp electron.
Câu 5:
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6 và nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n – 1)d1-10ns1-2.
Câu 6:
Cấu hình electron của nguyên tử Fluorine (F) là 1s22s22p5, từ cấu hình này xác định được vị trí của Flourine trong bảng tuần hoàn là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của nguyên tử F: 1s22s22p5.
+ Số hiệu nguyên tử của F là 9 (Z = số p = số e = 9) F nằm ở ô số 9.
+ Nguyên tử F có 2 lớp electron F thuộc chu kì 2.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của F là 2s22p5 F thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 7 F thuộc nhóm VIIA.
Vậy: Nguyên tố F ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
Câu 7:
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Chlorine (Cl) nằm ở chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Cl là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử Cl nằm ở chu kì 3 Số lớp e = Số thứ tự chu kì = 3.
Nguyên tử Cl thuộc nhóm VIIA Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 (có 7 electron lớp ngoài cùng).
Cấu hình electron của Cl là 1s22s22p63s23p5.
Câu 8:
Nguyên tử Iron (Fe) có Z = 26. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn.
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là: 1s22s22p63s23p63d64s2.
+ Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử (Z) = 26.
+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 4.
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát lớp ngoài cùng là 3d64s2 Fe thuộc nhóm B.
Tổng số e của hai phân lớp 3d và 4s là: 6 + 2 = 8 Fe thuộc nhóm VIIIB.
Vậy: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Fe nằm ở ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Chú ý: Các nguyên tố nhóm B: Số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns. Nếu tổng số electron của nguyên tử là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB.
Câu 9:
Nhóm A gồm những loại nguyên tố nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Nhóm A gồm nguyên tố s (có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1-2) và nguyên tố p (có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1-6).
Nhóm B gồm nguyên tố d (có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là (n – 1)d1-10ns1-2) và nguyên tố f (có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và các phân lớp sát ngoài cùng là (n – 2)f0-14 (n – 1)d0-2ns2).
Câu 10:
Các khối nguyên tố d và f đều là
Đáp án đúng là: D
Các khối nguyên tố d và f đều là kim loại.
Câu 11:
Nguyên tử Aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Nguyên tố Al là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử Al có: số e = số p = Z = 13.
Cấu hình electron của nguyên tử Al là: 1s22s22p63s23p1.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p1 Nguyên tố Al là nguyên tố p.
Câu 12:
Các nguyên tố nhóm IA có đặc điểm về cấu hình electron tương tự nhau như thế nào?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
Đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
Câu 13:
Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8); F (Z = 9); Na (Z = 11); S (Z = 16). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là
Đáp án đúng là: D
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
O (Z = 8): 1s22s22p4 thuộc ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
F (Z = 9): 1s22s22p5 thuộc ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Nguyên tố O và S đều thuộc nhóm VIA.
Câu 14:
Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8); C (Z = 6); Mg (Z = 12); Ne (Z = 10). Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
O (Z = 8): 1s22s22p4 thuộc ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C (Z = 6): 1s22s22p2 thuộc ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA.
Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
Ne (Z = 10): 1s22s22p6 thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
Nguyên tố O, C và Ne đều thuộc chu kì 2.
Câu 15:
Cấu hình electron bền của nguyên tử Cu (Z = 29) là
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử Cu có: Số e = số p = Z = 29.
Thứ tự mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d9.
Cấu hình electron của nguyên tử Cu là: 1s22s22p63s23p63d94s2 hay [Ne]3d94s2.
Nhận xét: phân lớp 3d có 9 electron gần đạt trạng thái bão hòa (3d10) nên xảy ra hiện tượng nhảy e để đạt cấu hình bền.
Để đạt cấu hình electron bền thì 1 electron của phân lớp 4s sẽ nhảy sang phân lớp 3d để đạt trạng thái bão hòa là 3d10.
Cấu hình electron bền của nguyên tử Cu (Z = 29): [Ne]3d104s1.