IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học 15 câu trắc nghiệm Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử

15 câu trắc nghiệm Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử

15 câu trắc nghiệm Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

  • 1180 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào

Xem đáp án

Đáp án D

Từ số điện tích hạt nhân → số thứ tự ô.

Từ cấu hình electron nguyên tử → số thứ tự ô, chu kỳ, số thứ tự nhóm, phân nhóm.


Câu 5:

Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố X ở chu kì 3 có số electron s bằng số electron p.

X có 6 electron s và 6 electron p.

Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2

X ở trong nhóm IIA, cùng nhóm với R38


Câu 6:

Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br¯. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là

Xem đáp án

Đáp án B

Ion Fe2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d6, có phân lớp electron ngoài cùng chưa bão hòa. Tất cả các ion còn lại đều có các phân lớp electron đã bão hòa.


Câu 7:

Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu hình electron nguyên tử X: [Ne]3s23p4.

X có 6 electron lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm, X có xu hướng nhận thêm 2electron.

X + 2e  X2-.


Câu 14:

A và B là hai nguyên tố ở cùng một  nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).

 Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB   = 32.

● Trường hợp 1: ZB -  ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.

 Cấu hình electron :

A : 1s22s22p63s2  (chu kỳ 3, nhóm IIA).

và B: 1s22s22p63s23p64s2   (chu kỳ 4, nhóm IIA).

● Trường hợp 2: ZB - ZA=18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.

Cấu hình electron :

A : 1s22s22p3   (chu kỳ 2, nhóm VA).

và B: 1s22s22p63s23p63d54s2  (chu kỳ 4, nhóm VIIB).

Trường hợp này A, B không cùng  nhóm nên không thỏa mãn.


Câu 15:

Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Shạt nơtron trong nguyên tử R là

Xem đáp án

Đáp án C

R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.

Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3

R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.

Theo giả thiết : %mR = 43,66%

 

Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).

Một cách gần đúng coi số khối xấp xỉ nguyên tử khối.

Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.


Bắt đầu thi ngay