IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học 35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải

35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải

35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P2)

  • 7535 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1+. Tổng số electron trong ion X3Y là 32. X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số proton của X là ZX → số proton của Y là ZY = ZX -1
Tổng số electron trong ion X3Y- là 32 → 3. ZX + (ZX - 1) + 1 = 32 → ZX = 8 ( O ), ZY = 7 ( N)
Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 16 → ZZ = 16- 8 - 7 = 1 → Z là H
X, Y, Z lần lươt là O, N, H.

 


Câu 3:

Một hợp chất ion tạo ra từ ion M2+ và ion X3−. Trong phân tử M3X2 có tổng số các hạt là 150, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X3− là 10. Tổng số hạt trong M2+ nhiều hơn trong X3− là 10. Công thức phân tử của M3X2

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng số các hạt trong phân tử là 150

→ 2.(2ZX + NX) + 3.( 2ZM + NM ) = 150 (1)
Trong phân tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50 hạt

→ 4ZX + 6ZM - 2NX - 3NM = 50 (2)
Giải hệ (1), (2) → 4ZX + 6ZM= 100 và 2NX + 3NM = 50
Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X3- là 10

→ (ZM + NM) - ( ZX + NX ) = 10 (3)
Tổng số hạt trong M2+ nhiều hơn trong X3- là 10

→ (2ZM + NM -2)- (2ZX + NX +3) = 10 (4)
Lấy (4) - (3) → ZM - ZX = 5
Ta có hệ

X là N và M là Mg
Vậy công thức của M3X2 là Mg3N2.

 


Câu 4:

Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 2,866 Angstrom, độ đặc khít 68%, khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 7,9 g/cm3. M là

Xem đáp án

Đáp án B

Vì M cấu tạo lập phương tâm khối nên trong 1 ô cơ sở có 2 đơn vị nguyên tử nằm vừa đủ trên đường chéo chính

Độ dài của cạnh lập phương là a → độ dài của đường chéo chính là 3a = 4r

→ r = 3.2,866.10-84cm 1,241.10-8cm

Giả sử 1 mol nguyên tử M.

Thể tích của 1 nguyên tử M là 

V1nt =M.0,687,9.6,02.102343.π.r3=M.0,687,9.6,02.1023M=4.π.r3.7,9.6,02.10233.0,6856

Vậy M là Fe.

 


Câu 5:

Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 5,32 Angstrom, độ đặc khít 68%, khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 0,86 g/cm3. M là

Xem đáp án

Đáp án A

Vì M cấu tạo lập phương tâm khối nên trong 1 ô cơ sở có 2 đơn vị nguyên tử nằm vừa đủ trên đường chéo chính
Độ dài của cạnh lập phương là a → độ dài của đường chéo chính là 3 a = 4r

→ r = 3.5,32.10-84 2,3.10-8cm

Giả sử 1 mol nguyên tử M.
Thể tích của 1 nguyên tử M là:

V1nt= 43πr3=M.0,680,86.6,02.1023M 39

Vậy M là K.

 


Câu 6:

Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Đặt số proton; nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e (trong đó p = e)

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

p + n + (e -2)=92p+ (e -2) - n = 202p+n = 942p-n=22p=e =29n=36

Vậy trong ion X2+ số nơtron = 36; số electron = 29 - 2 = 27.

 


Câu 7:

Hợp chất ion MX2 được tạo bởi ion M2+ và X. Biết tổng các hạt cơ bản (p, n, e) trong MX2 là 180. Trong hạt nhân nguyên tử của M và X thì số hạt nơtron đều lớn hơn số hạt proton là 2 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X là 20. Nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số proton của M và X tương ứng là x, y

Số nơtron của M và X tương ứng là x + 2 và y + 2

Từ giả thiết có: ∑hạt MX2 = (3x + 2) + 2.(3y + 2) = 180

hay 3x + 6y = 174 (1);

Lại có số khối của M2+ lớn hơn số khối của X- là 20 
 (2x + 2) – (2y + 2) =20

hay x - y = 10 (2)

Giải (1) và (2) được x = 26 và y = 16.
Vậy M là Fe và X là S.

 


Câu 8:

Cho nguyên tử R có tổng số hạt là 58 và có số khối nhỏ hơn 40. Nguyên tố R là 

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: 2p + n = 58

Luôn có p ≤ n ≤ 1,5p → 3p ≤ 2p + n ≤ 3,5 p → 583,5≤ p ≤ 583 
→ 16,57 ≤ p ≤ 19,33 mà p là số nguyên → p = 17 hoặc p = 18 hoặc p = 19
Nếu p = 17 → n = 24. Có A = p + n = 41 > 40 → Loại
Nếu p = 18 → n = 22. Có A = p + n = 40 → loại
Nếu p = 19 → n = 20. Có A = p + n = 39 < 40 thỏa mãn.

 


Câu 9:

Phân tử MX3 có tổng số hạt bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong X là 8 hạt. Xác định công thức của MX3

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng số các hạt trong phân tử MX3 là 196 → 2ZM + NM + 3.(2ZX + NX ) = 196 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt → 2ZM+ 6ZX - NM - 3NX = 60 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2ZM+ 6ZX = 128 và NM + 3NX = 68
Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt → 2ZX - 2ZM = 8

Ta có hệ:

M là Al và X là Cl
Vậy công thức của MX3 là AlCl3.

 


Câu 10:

Hợp chất A có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt. Công thức của MX2 là 

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX = 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM - ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 715 . (116 + NM - ZM ) → 22ZM + 8NM = 812
Ta có hệ

M là Fe
→ ZX = 58-262
= 16 → X là S
Công thức của A là FeS2.

 


Câu 11:

Cho hợp chất MX2. Trong phân tử  MX2 , tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt. Xác định công thức MX2 ?

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số các hạt trong phân tử là 140 → 2ZM + NM + 2.(2ZX + NX ) = 140 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt → 2ZM + 4ZX - NM- 2.NX = 44 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2ZM + 4ZX= 92 và NM + 2NX = 48
Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt→ 2ZX + NX - (2ZM + NM) = 16 (3)
Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11 → (ZX + NX)- (ZM + NM) = 11 (4)
Lấy (3) - (4) → ZX - ZM = 5
Ta có hệ:

2ZM+4ZX=92-ZM+ZX=5ZM=12ZX=17

M là Mg và X là Cl

Vậy công thức của MX2 là MgCl2.

 


Câu 12:

Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Kí hiệu phân tử của X (cho: O816 ) là

Xem đáp án

Đáp án C

Luôn có nO = pO = 8
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 140 → 2.(2pM + nM) + 2pO + nO = 140 → (2pM + nM) = 58
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 → (4pM +2.nO )- (2nM + nO) = 44
→ 4pM - 2nM = 36
Giải hệ → pM = 19, nM = 20 → M là K
Vậy công thức của X là K2O.

 


Câu 13:

Một hợp chất ion tạo ra từ ion M+ và ion X2−. Trong phân tử M2X có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2− là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2− là 31. Công thức phân tử của hợp chất là

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng số các hạt trong phân tử là 140 → 2ZX + NX + 2.(2ZM + NM ) = 140 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt → 2ZX + 4ZM - NX- 2.NM = 44 (2)
Giải hệ (1), (2) → 4ZM + 2ZX= 92 và 2NM+ NX = 48
Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 → ZM + NM - ( ZX + NX) = 23 (3)
Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 → (2.ZM + NM -1)- (2ZX + NX +2)= 31 (4)
Lấy (4) - (3) → ZM - ZX = 11
Ta có hệ

M là K và X là O
Vậy công thức là K2O.

 


Câu 14:

Một hợp chất A được tạo thành từ các ion X+ và Y2- . Trong X+ có 5 hạt nhân của hai nguyên tố và có 10 electron. Trong ion Y2- có bốn hạt nhân thuộc hai nguyên tố trong cùng một chu kì và đứng cách một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số electron trong Y2- là 32. Xác định công thức hóa học của A

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy hợp chất A có dạng X2Y.
Dễ nhận thấy X+ trong tất cả các đáp án là NH4+ hoặc lập luận như sau:
• Với ion X+ chứa 5 hạt nhân của 2 nguyên tố → X có dạng AaBb+ với a + b = 5
Trong X+ có 10 electron → Ztb = 10+15= 2,2 → trong X chắc chắn chứa H → X có dạng HaBb
Với a = 1, b = 4 → ZB = 11-14 = 2,5 loại
Với a = 2, b = 3 → ZB = 11-23= 3 (loại do B (Z= 3) không tạo được liên kết ion với H)
Với a = 3, b = 2 → ZB = 11-32= 4 (Loại do không tồn tại ion C2H3+)
Với a = 4, b = 1 → ZB = 11-41= 7 (N) → X là NH4+ ( thỏa mãn)
•Trong ion Y2- có bốn hạt nhân → Y có dạng CcDd với c + d = 4 ( Loại C, D)
Trong ion Y2- có bốn hạt nhân thuộc hai nguyên tố trong cùng một chu kì và đứng cách một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. → ZD = ZC + 2
Với c =1, d = 3 → ZC + 3.(ZC +2) = 30 → ZC = 6 (C) → ZD = 8 (O). Vậy Y2- có công thức CO32-.
Với c = 2, d = 2 → 2ZC + 2.(ZC +2) = 30 → ZC = 6,5 (loại)
Với c = 3, d = 1→ 3ZC + (ZC +2) = 30 → ZC = 7 (N), ZD = 9 (F) → loại do không tạo được ion N3F2-.
Công thức của A là (NH4)2CO3.

 


Câu 15:

Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lượt là 52 và 82. M và X tạo hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó tổng số proton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ nơtron : proton ≤ 1,22.

Xem đáp án

Đáp án A

Kí hiệu số proton, nơtron, electron trong nguyên tố X là Z, N, E
Theo bài ra, ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52
Với những nguyên tố bền: Z ≤ N ≤ 1,52Z → 3Z ≤ 2Z+ N ≤ 1,52Z + 2Z
→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33
Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)
Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)
Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo
Kí hiệu số proton, nơtron, electron của M là Z’, N’, E’
Theo bài ra, ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'

Ta có Z’ = 77 – 17a →  823,52 ≤ 77-17a ≤ 823 → 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a = 3
→ Z' = 77-17.3 = 26 → M là Fe.
Công thức thức của hợp chất là FeCl3.

 


Bắt đầu thi ngay