Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 1)

  • 5267 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bộ ba nào sau đây quy định mã mở đầu tổng hợp aa mở đầu ở sinh vật nhân thực?

Xem đáp án

Chọn C.

Bộ ba mở đầu ở sinh vật nhân thực là 3’AUG 5’ quy định axit amin met


Câu 2:

Cho các loài sinh vật

1. Dương xỉ    

2. Chuồn chuồn          

3. Sâu đất

4. Nấm rơm          

5. Rêu         

6. Giun.

Có bao nhiêu loại được coi là sinh vật tiêu thụ?

Xem đáp án

 

Chọn B

Dương xỉ và rêu là  sinh vật sản xuất

=> sinh vật sản xuất  có chức năng tổng hợp các chất  hữu cơ

Những  sinh vật không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ ( sinh vật di dưỡng ) chính là các sinh vật tiêu thụ .

Các loài được coi là sinh vật tiêu thụ : Chuồn chuồn, sâu đất, giun đất , nấm rơm

Giun đất và nấm rơm được coi là các sinh  vật phân giải

 


Câu 3:

Cho các bệnh tật di truyền ở người:

1. Bệnh mù màu      

2. Bệnh bạch tạng

3. Bệnh Đao                  

4. Hội chứng tiếng mèo kêu

5. Bệnh ung thư máu     

6. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Có bao nhiêu bệnh là do đột biến gen gây ra?

Xem đáp án

Chọn B

Các bệnh do đột biến gen : 1,2,6

Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST X

Bệnh  bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường

Bệnh Đao do đột biến ba nhiễm cặp NST 21

Hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến cấu trúc NST số 5

Bệnh ung thư máu do đột biến mất đoạn NST số 21

Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội trên NST thường


Câu 4:

Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A.

Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ qua lai hữu tính chỉ tạo ra biến dị tổ hợp chứ không tạo ra sinh vật biến đổi gen


Câu 5:

Trên một phân tử mARN có trình tự các nucleotit như sau:

5’…XXX  AAU AUG  GGG  GGG  UUU  UUX  UUA  AAA UGA …3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình  dịch mã thì số bộ ba và số bộ đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A.

Phân tử mARN được dịch mã từ đầu 5’

Từ bộ ba mở đầu AUG( bộ ba thứ 3) đến bộ ba kết thúc UGA( bộ ba thứ 10) thì tạo ra chuỗi có 7 axit amin tức có 7 bộ ba đối mã được mang đến riboxom

Số bộ ba mã sao trên mARN là 8 do có bộ ba kết thúc không có bộ ba đối mã


Câu 6:

Một loài có bộ NST 2n = 24. Số NST trong các thể một nhiễm, tam bội và tam nhiễm kép lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A.

Thể một nhiễm 2n – 1 = 23 NST

Thể tam bội 3n = 36 NST

Thể tam nhiễm kép 2n +1+1 = 26 NST


Câu 8:

Trong một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền người ta nhận thấy 1% nam giới bị bệnh bạch tạng. Cho biết bệnh do gen lặn trên NST thường qui định. Tính theo lí thuyết trong số 10.000 nữ của quần thể này thì số lượng nữ bình thường mang gen bệnh là:

Xem đáp án

Chọn B.

Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định

Do quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có nam giới 1% bị bệnh nên tỷ lệ chung nữ mắc bệnh cũng vẫn là 1% do tỷ lệ này bằng nhau ở quần thể cân bằng di truyền

aa = 1% nên a = 0,1 :  A = 0,9

Vậy tần số kiểu gen Aa : 2 x 0,9 x 0,1 = 0,18

Vậy số người nữ bình thường mang gen bệnh Aa là: 0,18 x 10000 = 1800


Câu 9:

Cho các loại tài nguyên sau:

1. Năng lượng mặt trời   

2. Kim loại, phi kim   

3. Nhiên liệu hóa thạch.

4. Năng lượng thủy triều, gió  

5. Đất 

6. Nước sạch, không khí sạch

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu gồm:

Xem đáp án

Chọn D

Các tài nguyên năng lượng vĩnh cửu  là những tài nguyên khi được sử dụng nhưng không gây ô nhiễm 

Các tài nguyên thỏa mãn gồm : 1,4


Câu 10:

Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180 cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Giả thuyết nào sau đây phù hợp nhất về sự di truyền của tính trạng chiều cao cây?

Xem đáp án

Chọn D.

Nhìn vào sơ đồ ta thấy kiểu hình các cây không dải đều mà các kiểu hình bổ trợ cho nhau ( 100 và 180, 110 và 170,…) thì đều chiếm tỷ lệ bằng nhau. Cây có chiều cao trung bình (140) là cây có tỷ lệ cao nhất. Biểu đồ này đã cho thấy tỷ lệ kiểu hình đặc trưng của kiểu tương tác cộng gộp

Do có 9 loại kiểu hình nên có ít nhất 4  cặp gen quy định tính trạng


Câu 12:

Trong những cơ chế dưới đây có bao nhiêu có chế dẫn tới phát sinh biến dị di truyền

(1) Đột biến gen   

(2) Đột biến NST  

(3) Thường biến

(4) Hoán vị gen     

(5) Phân li độc lập

Xem đáp án

Chọn C.

Các cơ chế có tham gia vào phát sinh biến dị di truyền là (1), (2), (4), (5)

Thường biến là biến đổi của kiểu hình cho phù hợp với môi trường sống không phải là biến dị di truyền

Đột biến gen, đột biến NST ( mà đặc biệt là đột biến gen) có vai trò to lớn trong hình thành alen mới để tổ hợp lại qua giao phối tạo nguồn biến dị di truyền  phong phú.

Đột biến NST thường gây hậu quả nghiêm trọng nên ít có ý nghĩa hơn

Hoán vị gen và phân ly độc lập là hai cơ chế tổ hợp tại các gen vốn có để tạo biến dị tổ hợp ( biến dị  di truyền )


Câu 13:

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô => Sâu ăn lá ngô => Nhái =>Rắn hổ mang =>Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là

Xem đáp án

Chọn C.

Những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang


Câu 15:

Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn D.

Do các NST trong tế bào kết cặp không tương đồng, không thể tiếp hợp nhau theo chiều dọc, khi phân ly về giao tử rất dễ xảy ra sự mất cân bằng gen, do đó giao tử được tạo ra thường sẽ chết luôn. Bởi vậy chúng bất thụ.


Câu 17:

Cho biết 5’AUG 3’: Met; 5’ UAU 3’ và 5’ UAX 3’ : Tyr; 5’ UGG 3’ : trp; 5’UAA 3’; 5’ UAG 3’; 5’ UGA 3’ kết thúc. Xét một đoạn trình tự mARN: 5’AUG UAU UGG 3’. Trình tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789. Trên phân tử mARN nói trên có mấy cách đột biến điểm thay thế cặp nucleotit làm kết thúc sớm quá trình  dịch mã?

Xem đáp án

Chọn D.

Do làm kết thúc sớm dịch mã nên nhất định dịch mã phải diễn ra, do đó không có đột biến ở AUG

Cách 1: thay thế nu U thứ 6 bằng nu A

Cách 2: thay thế nu G thứ 8 bằng nu A

Cách 3: thay thế nu G thứ 9 bằng nu A

Cách 4:  thay thế U thứ 6 bằng G


Câu 19:

Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án

Chọn C.

Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG, nhưng chỉ có một bộ ba AUG mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. Nếu không thì trong tất cả các phân tử protein sẽ không có Met vì axit amin mở đầu sẽ bị cắt bỏ.

Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5’ của mARN


Câu 20:

Theo Đacuyn nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng phong phú là

Xem đáp án

Chọn D.

Sinh vật luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên

Điều kiện ngoại cảnh biến đổi chỉ làm thay đổi hướng chọn lọc chứ không làm xuất hiện các biến dị xuất hiện nhờ đột biến di truyền

Thường biến( biến dị đồng loạt) không di truyền


Câu 22:

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

Nuôi cấy mô tạo ra các cá thể có kiểu gen và kiểu hình giống nhau không được dùng để tạo nguồn biến dị tổ hợp


Câu 24:

Khi  nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn C.

Trong tự nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản: chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã sinh vật

Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng gồm nhiều loài khác nhau

Trong một quần xã, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau


Câu 25:

Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?

Xem đáp án

Chọn B.

Hội sinh: một loài có lợi, một loài ko có lợi cũng ko bị hại

Cộng sinh: 2 loài đều có lợi

Kí sinh – vật chủ: biến tướng của quan hệ vật ăn thịt – con mồi, một loài có lợi, một loài có hại

Ức chế - cảm nhiễm: sự sống bình thường của một loài vô tình gây hại cho loài khác hay một loài ko lợi, ko hại và một loài có hại

Vật ăn thịt – con mồi: một loài có lợi, một loài có hại


Câu 27:

Ở một quần thể động vật có vú, thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền như sau:

200XAY : 300XaY : 100XAXA : 300XAXa : 100XaXa.

Biết rằng A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án

Chọn B

Chia tỉ lệ  0,2 XAY :0,3XaY : 0,1 XAXA : 0,3 XAXa : 0,1 XaXa

Trong cả quần thể

Tỉ lệ giao tử chứa X là:

1 – Y = 1 – 0,52 = 0,75

Xét trong nhóm giao tử chưa X có :

Tần số alen A:   

Tần số alen a:  

Nếu giao phối ngầu nhiên:

(0,2 XA: 0,3Xa: 0,5Y) x (0.5 XA: 0,5 Xa)

Tỉ lệ kiểu hình lông xám thu được:

0,2 +0,3×0,5 + 0,5×0,5 = 0,6 = 60 %

Tần số alen A,a ở đực là 0,4 , 0,6.

                          Ở cái là 0,5; 0,5.

Tần số alen ở 2 giới chưa bằng nhau nên quần thể chưa cân bằng


Câu 28:

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?

Xem đáp án

Chọn A.

Đồng quy tính trạng là hiện tượng 2 loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng vì sống trong những điều kiện giống nhau nên đã tích lũy những biến dị di truyền tương tự. Đó là cánh chim và cánh bướm đây là 2 cơ quan tương tự

Các trường hợp còn lại là các trường hợp cơ quan tương đồng minh chứng cho quy luật phân li tính trạng


Câu 30:

Xét các loại đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST  

(2) Lặp đoạn NST

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ

(4) Đảo đoạn NST          

(5) Đột biến thể một

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là

Xem đáp án

Chọn A.

(1) Mất đoạn NST: ADN ngắn lại

(2) Lặp đoạn NST: ADN dài ra

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ: ngắn lại  ở NST chuyển đoạn / dài ra ở NST nhận đoạn gen => thay đổi NST .

(4) Đảo đoạn NST: không thay đổi

(5) Đột biến thể một: không thay đổi

Các câu đúng (1),(2),(3)


Câu 31:

Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào

Biết rằng không xảy ra đột biến, các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, nhiễm sắc thể kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, xét các phát biểu nào sau đây:

(1) Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.

(2) Khi kết thúc quá trình  phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội.

(3) Tế bào 1 có ở tế bào sinh dưỡng còn ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội.

(4) Xét trên cơ sở di truyền học tế bào 2 tạo ra nguồn biến dị đa dạng và phong phú hơn tế bào 1.

(5) Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.

(6) Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n =8, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 4

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Chọn B.

Các câu đúng (1), (2), (6)

Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II vì bộ NST trong tế bào là dạng n kép (2n = 8), các NST kép riêng lẻ

Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân vì bộ NST trong tế bào là dạng 2n kép (2n = 4), các NST kép có cặp tương đồng: A-a ; B-b

=> 1 đúng , 2 đúng

3 sai , giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục

4 sai vì tế bào 1 là của loài có bộ NST là 2n = 8 còn tế bào 2 là 2n = 4

=> Số lượng NST trong giao tử của loài của loài 1 nhiều hơn loài 2 nên tế bào loài 1 tạo ra nhiều biến dị hơn so với tế bào loài 2

5 sai

6 đúng


Câu 32:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi tiến hành lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau, ở F1 người ta thu được một cây hoa trắng, 299 cây hoa đỏ. Dựa vào kết quả thu được nói trên, xét các kết luận sau đây:

(1) Có hai phép lai cây hoa đỏ thỏa mãn là (1) AA x AA và (2) Aa x AA

(2) Cây hoa trắng  hình thành ở F1 là do kết quả của đột biến gen trội.

(3) Cây hoa trắng  hình thành ở F1 là có thể là do đột biến cấu trúc NST.

(4) Cây hoa trắng  hình thành ở F1 là do kiểu gen dị hợp Aa tương tác với môi trường sống (thường biến)

(5) Trong quá trình  giảm phân phát sinh giao tử 1 trong 2 cây P đời bố mẹ đã có giao tử không mang alen A được thụ tinh với 1 giao tử mang alen a.

(6) Phép lai tuân theo quy luật di truyền trội không hoàn toàn.

Số giả thuyết có thể giải thích đúng kết quả phép lai nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Câu đúng là (3), (5)

Cây hoa trắng có kiểu gen là aa hoặc a

=> được tạo thành từ giao tử không mang gen A kết hợp với giao tử mang gen a

=> 5 đúng

(1) nếu là AA x AA thì phải đột biến cả bố và mẹ, đột biến xảy ra với tần số thấp nên ko xảy ra

(2) Đột biến gen trội là tạo ra alen trội mà , nhưng  kiểu hình hoa trắng là do kiểu gen đồng hợp lặn

(3) Kiểu hình đột biến hoa trắng có thể xuất hiện do các trường hợp sau

- Đột sự kết hợp giữa giao tử bị đột biến gen A =>a; kết hợp với giao tử bình thường a

- Do sự kết hợp giữ giao tử đột biến cấu trúc mất đoạn A trên NST kết hợp với giao tử a  

- Do sự kết hợp giữ giao tử không chứa NST  chứa gen A ( n- 1) kết hợp với giao tử n chứa gen a => đột biến thể 1

 => 3 đúng

(4) Nếu là thường biến thì phải xuất hiện đồng loạt

(6) Bài cho là trội hoàn toàn


Câu 33:

Nghiên cứu biến động tần số các alen (A và a) của một gen ở một quần thể ruồi giấm qua các thế hệ, kết quả được biểu diễn trên đồ thị như sau:

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một học sinh đã đưa ra các kết luận sau:

1. Môi trường sống của quần thể luôn thay đổi.

2. Quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

3. Ở một số thế hệ, quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

4. Tính đa dạng di truyền của  quần thể tăng dần.

Những kết luận nào là đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Nhận thấy xu hướng là tăng thể đồng hợp trội và loại bỏ alen lặn ra khỏi quần thể chọn lọc tự nhiên ở giai đoạn từ thế hệ 8 – 27 thì môi trường không thay đổi bằng chứng là tần số kiểu gen trong quần thể biến đổi cách từ từ => 1 sai

Quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên , tăng  tần số alen trội và giảm alen lặn trong quần thể .

Một số giai đoạn( thế hệ 1 – thế hệ 8 ) tần số alen đột ngột thay đổi như vậy còn chịu các yếu tố ngẫu nhiên

Vì quần thể đi tới 100% đồng hợp trội và loại bỏ đồng lặn, dị hợp nên giảm đa dạng di truyền

Các câu đúng 2,3


Câu 34:

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đáp án D.

Theo lý thuyết thì sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn thường phải có sinh khối lớn hơn sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao thì mới đủ cung cấp thức ăn cho bậc dinh dưỡng cao nhưng ở đây lại không theo như lý thuyết.

Nguyên nhân của quá trình trên là vì thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, do đó lượng thực vật phù du bị giáp xác ăn sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi sự sinh sản. Như vậy quần thể thực vật phù du sẽ luôn duy trì đươc sự ổn định cũng như cung cấp thức ăn cho giáp xác cũng luôn ổn định.

Nhưng khi do sinh khối của 1 bậc dinh dưỡng, ta chỉ đo được ở 1 thời điểm xác định nên do đó ta sẽ thấy sinh khối của thực vật phù du nhỏ hơn giáp xác.


Câu 35:

Có ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb giảm phân, hai trong ba tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân I, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xét các loại giao tử có thể thu được như các trường hợp dưới đây:

(1) 2AaB: 2b : 1AB: 1ab                    

(2) 2Aab: 2B: 1Ab: 1aB

(3) 1AaB : 1Aab: 1B : 1b: 1AB: 1ab            

(4) 2Aab: 2B: 1AB: 1ab

(5) 1AaB: 1Aab: 1B: 1b: 1Ab: 1aB               

(6) 2Aab: 2B: 1AB: 1aB

Theo lí thuyết số trương hợp các loại giao tử có thể thu được là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tể bào giảm phân ko bình thường sẽ tạo ra giao tử AaB và b hoặc Aab và B

Có 3 trường hợp có thể xảy ra

TH1: 2 tế bào cùng kiểu rối loạn giảm phân: 2AaB : 2 b

TH 2: 2 tế bào cùng kiểu rối loạn giảm phân: 2Aab :  2B

TH3 : 2 tế bào khác kiểu rối loạn giảm phân : 1Aab : 1 B :1AaB : 1b

+ Tế bào bình thường sẽ tạo ra

TH1: 1 AB :  1 ab

TH2: 1 Ab :  1 aB

Các trường hợp thỏa mãn là:  (1), (2), (3), (4), (5)


Câu 36:

Các bộ ba mã gốc nào sau đây:

1. ATG       

2. AXG       

3. AAG  

4. TTX  

5. TTG  

6. TXX

Trong các bộ ba đã cho có  bao nhiêu bộ ba mà đột biến điểm xảy ra  thay thế một cặp nu ban đầu bằng căp nu AT sẽ dẫn đến xuất hiện bộ ba mã  kết thúc trên mARN?

Xem đáp án

Chọn D.

Các bộ mã kết thúc trên mARN là UAA, UAG, UGA nên mã kết thúc trên ADN gốc là ATT, ATX, AXT

Các bộ ba mà khi thay 1 bazơ nitric này bằng 1 bazơ nitric khác sẽ trở thành bộ ba kết thúc là:

1, ATG. Thay bazo G thành bazo X, ta được bộ ba codon là ATX

→ mã hóa cho bộ ba  UAG

2, AXG. Thay bazo G thành bazo T, ta được bộ ba codon là AXT

→ mã hóa cho bộ ba  UGA

4,  TTX. Thay  bazo T thứ 1 thành A  ta được bộ ba codon là ATX

→ mã hóa cho bộ ba  UAG


Câu 39:

Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu do gen lặng nằm trên NST giới tính X qui  định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu còn mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác  trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng là con trai và không bị bệnh là:

Xem đáp án

Chọn A.

Bên vợ có bố bị mù màu nên kiểu gen vợ là XAXa, mẹ điếc bẩm sinh nên vợ có kiểu gen là Bb

Bên chồng có em gái điếc bẩm sinh nên bố mẹ dị hợp Bb và người chồng có kiểu gen

(23Bb : 13BB)XAY

Sinh con  đầu lòng không bị bệnh điếc với xác suất :

1- (23×14) = 56

Xác suất sinh con trai không bị mù màu là : 0,25

Xác suất không bị điếc, không mù màu là 0,25×56 =524


Câu 41:

Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều kiểu hình mắt đỏ , F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên một cặp đực, cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ cho giao phối với nhau được F2. Tiếp tục chọn ngẫu nhiên 2 cá thể F2. Xác suất để cả hai cá thể được chọn đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C.

F1 : 25% mắt trắng, là con cái Xa Xa

Cái mắt trắng nhận Xa  cả từ bố và mẹ

Bố mẹ có kiểu gen : XA X x Xa YA 

=> 1  XA X :1 Xa X : 1 Xa Y: 1 XA YA

Cho hai cá thể có kiểu hình mắt  đỏ :

XA X  x (12Xa Y:12XA YA)

TH1 : XA X   x Xa Y → 34 đỏ : 14trắng 

TH2 : XA X   x XA YA → 100% đỏ

Xác suất để sinh ra ấy trùng có kiểu hình mắt đỏ là :

 1212 x3422532


Câu 42:

Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp sắc tố này qua hai phản ứng.

Phản ứng thứ nhất: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.

Phản ứng thứ hai: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.

Khi phân tích tế bào chân tóc của hai cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P.

Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không.

Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim.

Một cặp vợ chồng đều bị bạch tạng sinh con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất sinh đứa thứ hai bị bệnh là bao nhiêu?

1. 0%

2. 50%

3. 25%

4. 75%

Số trường hợp thỏa mãn là

Xem đáp án

Chọn C.

Tính trạng màu sắc do hai cặp gen tương tác với nhau quy định  trong đó

A-     B bình thường , các kiểu gen còn lại thì bị bệnh bạch tạng

Khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không

=> B có kiểu gen aaB- còn  bố có kiểu gen A-bb

Nếu ♂AAbb x ♀aaBB

=> 100% A-B

=> tỉ lệ con bị bệnh là 0 %

Nếu ♂Aabb x ♀aaBB

=> 50% A-B : 50% aaB- 

=> tỉ lệ con bị bệnh là 50 %

Nếu ♂Aabb x ♀aaBb

=> 25% A-B : 25% aaB- : 25% aaB- : 25% aabb:  

=> tỉ lệ con bị bệnh là 75 %


Câu 44:

Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây.

Từ phả hệ này, xét các kết luận sau:

(1) Bệnh di truyền chi phối phả hệ nói trên là do gen lặn nằm trên NST giới tính Y qui định.

(2) Cả 11 cá thể ở  thế hệ II đều biết chắc chắn kiểu gen do bệnh chỉ ở nam giới (gen trên NST Y)

(3) Bệnh tuân theo qui luật di truyền chéo

(4) Xác  suất để cá thể (?) ở thế hệ thứ II mắc bệnh là 0%

(5) Kiểu gen của người phụ nữ II.2; II.5; II.7 và II.9 là giống nhau.

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Chọn D.

1. Bố mẹ bình thường sinh con trai bị bệnh, gen di truyền đơn gen

=> bệnh do gen lặn trên NST X

2. Sai bệnh này xuất hiện ở cả hai giới  

3. Đúng

4. Sai, 2 có tỉ lệ kiểu gen (12XA XA :12 XA Xa ) x XA Y  

Xác suất sinh con bị bệnh là: 18 => 4 sai

5. Các người phụ nữ II.2; II.5; II.7 và II.9 có kiểu hình giống nhau nhưng kiểu gen thì có thể là XA XA hoặc XA Xa => 5 sai


Câu 46:

Ở một loài, NST số I có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEGHK. Dạng đột biến này

Xem đáp án

Chọn A.


Câu 47:

Một phân tử mARN có chiều dài 2142A0 và tỉ lệ A: U: G: X = 1: 2: 2: 4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nucleotit mỗi loại của ADN là

Xem đáp án

Chọn B.

Số nucleotit trên gen: 2142 : 3,4 x 2 =1260

 N2= 630

Trên ADN kép A= T = 39× 630 = 210 ; G = X = 420


Câu 49:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh  cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: ABabXDXx ABabXDY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cm

(2) Ở F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%

(3) Ở đời F1 có 28 kiểu gen về 3 cặp gen trên

(4) Ở đời F1, kiểu hình ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%

Xem đáp án

Chọn C.

ABabXDXd   x  ABabXDY = (ABab× ABab) (XDX × XDY )

Xét phép lai : XDX × XDY

=> 0,75 XD - : XY

Xám, dài, đỏ = 52,5% nên xám dài = 52,5% : 0,75 = 70%

Do đó đen cụt = 70% - 50%=20%

Ruồi giấm hoãn vị một bên, do đó ruồi cái: ab = 0,20,5=0,4

Do đó tần số hoán vị: f = 1- 2 × 0,4 = 0,2

Ruồi xám cụt: 0,25 - 0,2 = 0,05

Do đó đực xám cụt đỏ = 0,05 x 0,25= 0,0125

Số kiểu gen về 3 cặp gen nói trên: 7 x 4 = 28

Cái đen dài mắt đỏ = 0,05 x 0,5 = 0,025

Vậy cả 4 ý đều đúng


Bắt đầu thi ngay