70 câu trắc nghiệm Bảng hệ thống tuần hoàn nâng cao (P1)
-
9162 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho biết hóa trị của R trong hợp chất với hiđro
Đáp án D
Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị của R trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n = 8.
Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.
Hóa trị của R trong hợp chất với H là 2.
Câu 2:
Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định nguyên tố R và viết công thức oxit cao nhất
Đáp án B
Nhóm VIA nên hợp chất oxit bậc cao là RO3
Theo bài ta có: R/48 = 40/60 => R= 32 ( Lưu huỳnh)
=> Công thức Oxit cao nhất là: SO3
Câu 3:
Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ ở trạng thái cơ bản là . Tổng số hạt mang điện trong R là
Đáp án C
R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p64s1
=> Tổng hạt mang điện trong R là ( p + e ) = 38
Câu 4:
Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) M là ns2np1. Xác định M
Đáp án B
M thuộc chu kì 3 nên có n = 3
Cấu hình electron M: 1s22s22p63s23p1 (ô số 13, nhóm IIIA), M là kim loại Al.
Câu 5:
R thuộc chu kì 2 nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cho biết cấu hình electron của R có bao nhiêu electron s ?
Đáp án B
R thuộc chu kì 2 => Có 2 lớp electron
R thuộc nhóm VA => Có 5 electron lớp ngoài cùng
=> Cấu hình electron của R: ls22s22p3 => có 4 e thuộc phân lớp s
Câu 6:
Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.
Đáp án B
Đặt CT chung của 2 kim loại nhóm IIIA là M, nguyên tử khối trung bình là
Phương trình hóa học có dạng: 2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
Theo đầu bài : .0,2 = 8,8 → = 44
2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp của nhóm IIIA, một kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn 44 và một kim loại có nguyên tử khối lơn hơn 44
2 kim loại là: Al (M = 27 < 44) và Ga (M = 69,72 > 44)
Câu 7:
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở phân nhóm IIA. Cho 2,64 gam A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu dược 2,016 khí (đktc). Xác định X, Y
Đáp án A
Thay thế hỗn hợp kim loại bằng một kim loại tương đương
Số mol H2 = 0,09 (mol)
+ H2SO4 → SO4 + H2
(mol) 0,09 0,09
=> Mg =24< 29,33 < 40=Ca
X, Y là Mg, Ca
Câu 8:
Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, công thức hợp chất của R với hiđro và công thức oxit cao nhất là:
Đáp án B
R có 6e lớp ngoài cùng nên có hóa trị cao nhất với oxi là 6, hóa trị với hiđro là 8 - 6 = 2
CT: RH2 và RO3
Câu 9:
Cho 10 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 5,6 lit H2. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng
Đáp án A
A + 2H2O → A(OH)2 + H2
Số mol khí H2 = 0,25 (mol) => nA = 0,25 (mol)
Ta có: MA = 10 / 0,25 = 40 (Ca)
Câu 10:
Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định R
Đáp án B
Oxit cao nhất là RO3 → R thuộc nhóm VIA
Hợp chất với hiđro có dạng RH2
Đó là nguyên tố lưu huỳnh (S)
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Tìm 2 kim loại kiềm
Đáp án C
Ta có:
Cl + AgNO3 → NO3 + AgCl
0,13 mol 0,13 mol
=> ( + 35,5).0,13 = 6,645 → = 15,62
Mà 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau → Li (7) và Na (23)
Câu 12:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
Đáp án D
X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 → hợp chất khí của X với H là XH2
Trong XH2, X chiếm 94,12% về khối lượng nên ta có
→ X= 32 → X là Lưu huỳnh
Oxit cao nhất của S là SO3 →
Câu 13:
Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Sản phầm khí của R với hiđro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Xác định hợp chất của R với H
Đáp án A
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O7.
→ Công thức hợp chất khí với hiđro có dạng RH theo đề:
=> R = 35,5 (clo)
→ Công thức phân tử của oxit là Cl2O7
Công thức hợp chất khí với hidro là HCl
Câu 14:
Khi cho 3,33 g một kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I tác dụng với nước thì có 0,48 g khí H2 thoát ra. Vậy kim loại trên là
Đáp án A
Phương trình phản ứng
2M + 2H2O → 2MOH + H2
Mol 0,48 0,24
→ M là Li
Câu 15:
Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là
Đáp án B
Đặt hai kim loại tương ứng với một kim loại là
+ 2HCl →
0,2 ← 0,2 mol
Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.
Câu 16:
Nguyên tử của nguyên tố M tạo được anion M2- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi là:
Đáp án C
Vì M + 2e → M2- do đó cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p4
Vậy M ở ô số 16 chu kì 3 nhóm VIA. CT hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi là SO3
Câu 17:
Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng nhóm A và ở ba chu kì liên tiếp. Tổng số hạt proton trong ba nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố là nguyên tố nào sau đây
Đáp án C
Vậy một nguyên tố thuộc chu kì 4 và 2 nguyên tố còn lại một thuộc chu kì 3 và một thuộc chu kì 5
Gọi Z là số proton của nguyên tố thuộc chu kì 3. Vậy nguyên tố cùng nhóm A ở các chu kì 4 và 5 lần lượt là có số proton là Z + 8 và Z + 8 + 18
3Z + 8 + 8 +18 =70 → Z =12
3 nguyên tố có thứ tự lần lượt là 12, 20, 38 đó là Mg, Ca, Sr
Câu 18:
Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì thuộc bảng tuần hoàn, có tổng điện tích dương là 25. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây
Đáp án B
Giả sử ZX, ZY là số proton của X và Y (
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s2, X ở chu kì 3 nhóm IIA
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p1,Y ở chu kì 3 nhóm IIIA
Câu 19:
Nguyên tố M thuộc phân nhóm IIA, 6g M tác dụng hết với nước thu được 6,16 lít khí H2 đo ở 27,30C,1 atm. M là nguyên tố nào sau đây?
Đáp án B
M + 2H2O ⟶ M(OH)2 + H2
Theo phương trình phản ứng
M + 2H2O ⟶ M(OH)2 + H2
1 mol 1 mol
0,25 mol 0,25 mol
Khối lượng mol của M = = 24. M là Mg
Câu 20:
Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X,Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 20. XY là hợp chất nào sau đây
Đáp án D
X thuộc nhóm IA hoặc IIA nên có điện hóa trị 1+ hoặc 2+
Y thuộc nhóm VIA hoặc VIIA nên Y có điện hóa trị 2- hoặc 1-
Ngoài ra ZX + ZY = 20. Vì X, Y thuộc hai chu kì kế cận nên nghiệm thích hợp là
ZX = 11 thì ZY = 9 ; X là Na , Y là F và XY là NaF
ZX = 12 thì ZY = 8 ; X là Mg , Y là O và XY là MgO
Câu 21:
Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hidro là một chất có thành phần không đổi với R chiếm 82,35% và H chiếm 17,65% về khối lượng. Tìm nguyên tố R
Đáp án A
Nguyên tố có oxit cao nhất là R2O5 → R thuộc nhóm VA
→ Hợp chất với hidro: RH3
→ MR = 14. Đó là nguyên tố N
Câu 22:
Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
Đáp án C
Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ ( ở trạng thái cơ bản) là 2p6
→ Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s1
→ R có p = e =11
→ tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là : p + e = 11 + 11 = 22
Câu 23:
Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M
Đáp án A
Gọi số mol oxit MO = x mol
MO + H2SO4 ® MSO4 + H2O
(mol): x x x
Ta có: (M + 16)x = a
Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu = = 560x (gam)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x
Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên:
Từ đây tìm được M = 24 (magie). Oxit kim loại cần tìm là MgO
Câu 24:
A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là
Đáp án A
Gọi công thức chung của hai kim loại là M = a mol
M + 2HCl ®
(mol): a 2a a
Số mol H2 = 0,15 mol nên a = 0,15 mol
Ta có: Ma = 4,4 ® M = 29,33
A và B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA nên A là Mg và B là Ca
Câu 25:
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Không sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết: Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Tính số lượng mỗi loại hạt của nguyên tử R
Đáp án D
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5
Theo bài: %R = 43,66% nên ® R = 31 (photpho)
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron)
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16