Bài tập amine
-
304 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
Trả lời:
(CH3)2NH là amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và mạnh hơn amoniac
→ Chất có lực bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
Trả lời:
Vì gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6 (cH5)2NH < C6>H5NH2 NH3 không có gốc đẩy hay hút e → thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2) Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
Trả lời:
CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac
→ làm xanh giấy quỳ tím
C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
Trả lời:
C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ
CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh
NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ
NaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh
K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh
→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
Trả lời:
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C6H5NH2có nhóm C6H5- hút e
(3) p-NO2C6H4NH2 :
Vì NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2yếu hơn C6H5NH2
→ (3) < (2)
(4) p-CH3C6H4NH2:
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2mạnh hơn C6H5NH2
→ (2) < (4)
(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e
(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2
→ (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là : 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Cho các dung dịch : K2CO3, NH3, (C6H5)2NH, C2H5OH, NH4Cl, NaCl, (C2H5)2NH, C6H5NH2 (anilin). Số dung dịch không đổi màu quỳ tím là
Trả lời:
C6H5NH2, (C6H5)2NH, NaCl, C2H5OH không làm đổi màu quỳ
CH3NH2, (C2H5)2NH, NH3 có tính bazơ mạnh hơn amoniac
→ làm quỳ chuyển xanh
NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh
→ có tính axit→ làm quỳ chuyển đỏ
K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh
→ có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh
→ có 4 dung dịch làm quỳ chuyển màu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Trả lời:
Bước 1: C6H5NH2 không tan trong nước nên tách thành 2 lớp
Bước 2: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Với C6H5NH3Cl là chất tan tốt trong nước nên dung dịch thu được đồng nhất, trong suốt
Bước 3: NaOH + C6H5NH3Cl → C6H5OH + NaCl + H2O
→ C6H5NH2 lại tách lớp với dung dịch
A sai vì bước 2 ống nghiệm không tách lớp
B đúng
C sai vì chỉ tách lớp và tổn tại dạng chất lỏng chứ không có kết tủa rắn
D sai vì CO2 không phản ứng với C6H5NH3Cl nên không có hiện tượng gì
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
Trả lời:
- Khi cho anilin vào nước ta thấy dung dịch bị đục do anilin ít tan trong nước.
- Khi thêm dung dịch HCl vào ta thấy dung dịch trong suốt do có phản ứng tạo muối tan tốt trong nước.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
- Tiếp tục thêm NaOH dư vào dung dịch thu được ta thấy hiện tượng phân lớp do sản phẩm tạo ra chứa C6H5NH2 ít tan trong nước.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
Vậy hiện tượng quan sát được là ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Đốt cháy một hỗn hợp amin A cần V lít O2 (đktc) thu được N2 và 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị V là
Trả lời:
\[{n_{C{O_2}}} = \frac{{31,68}}{{44}} = 0,72\,mol\]
\[{n_{{H_2}O}} = \frac{{7,56}}{{18}} = 0,42\,mol\]
Bảo toàn nguyên tử oxi ta có:
\[2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\]
\[ \to {n_{{O_2}}} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}}}{2}\]
\[ \to {n_{{O_2}}} = \frac{{2.0,72 + 0,42}}{2} = 0,93\,mol\]
\[{V_{{O_2}}} = 22,4.0,93 = 20,832\,lit\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là :
Trả lời:
Sơ đồ phản ứng:
\[{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 3}}N\mathop \to \limits^{{O_2},t^\circ } \overline n C{O_2} + \frac{{2\overline n + 3}}{2}{H_2}O + \frac{1}{2}{N_2}\]
Mol: 0,10,2
Ta có: \[0,2\overline n = 0,1.\frac{{2\overline n + 3}}{2} \Rightarrow \overline n = 1,5\]
Vậy công thức phân tử của 2 amin là CH5N và C2H7N.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Đốt cháy hết 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) X gồm 2 amin đơn chức, bậc một A và B là đồng đẳng kế tiếp. Cho hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 2 tăng 21,12 gam. Tên gọi của 2 amin là :
Trả lời:
Khối lượng bình 2 tăng 21,12 gam
\[ \to {m_{C{O_2}}} = 21,12gam\]
\[ \to {m_{C{O_2}}} = 0,48gam\]
namin = 0,3 mol
\[ \to C = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{a\,\min }}}} = \frac{{0,48}}{{0,3}} = 1,6\]
Vậy 2 amin là CH3NH2 và C2H5NH2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Hỗn hợp X chứa 1 amin no mạch hở đơn chức, 1 ankan, 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với :
Trả lời:
namin = 0,12 mol ; nX = 0,4 mol
Bảo toàn oxi : 2nO2 = 2nCO2 + nH2O =>nH2O = 0,94 mol
TQ : CnH2n+3N ; CmH2m+2 ; CtH2t
=>nH2O – nCO2 = 1,5namin + nankan
=>nankan = 0,2 mol =>nanken = 0,08 mol
Bảo toàn C : 0,12n + 0,2m + 0,08t = 0,56
=>n = m = 1 ; t = 3
=>CH5N ; CH4 ; C3H6
=>%mC3H6 = 32,6%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy tạo ra 22,475 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là
Trả lời:
Đặt công thức chung của amin là \[{C_n}{H_{2n + 3}}N\]
*Amin tác dụng với HCl:
BTKL:
mHCl = m muối - m amin = 22,475 - 13,35 = 9,125 gam
→ nHCl = 0,25 mol
Do amin đơn chức → n amin = nHCl = 0,25 mol
\[ \to {\overline M _{a\,\min }} = 14\overline n + 17 = \frac{{13,35}}{{0,25}} \to \overline n = 2,6\]
Do 2 amin kế tiếp nên là C2H7N (a mol) và C3H9N (b mol)
Ta có hệ phương trình:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a + b = 0,25}\\{45a + 59b = 13,35}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0,1}\\{b = 0,15}\end{array}} \right.\]
*Đốt amin:
BTNT "C" :
→ nCO2 = 2nC2H7N + 3nC3H8N = 0,65 mol
BTNT "H":
→ nH2O = 3,5.nC2H7N + 4,5.nC3H9N = 3,5.0,1 + 4,5.0,15 = 1,025 mol
→ mCO2 + mH2O = 0,65.44 + 1,025.18 = 47,05 gam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Hỗn hợp A gồm 1 amin đơn chức, 1 anken và 1 ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam hỗn hợp A cần V lít O2 thu được 19,04 lít CO2; 0,56 lít N2 và m gam nước. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Tính V?
Trả lời:
Bước 1: Tóm tắt đề bài
Sơ đồ:
\[12,95\left( g \right)\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{C_x}{H_y}N}\\{{C_n}{H_{2n}}}\\{{C_m}{H_{2m + 2}}}\end{array}} \right. + {O_2}:a \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{C{O_2}:0,85}\\{{H_2}O:b}\\{{N_2}:0,025}\end{array}} \right.\]
Bước 2: Tính số mol O2 và số mol H2O
Đặt nO2 = a mol, nH2O = b mol
+) BTKL: mhh A + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2
⟹ 12,95 + 32a = 44.0,85 + 18b + 28.0,025
⟹ 32a - 18b = 25,15 (1)
+) BTNT O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⟹ 2a = 2.0,85 + b
⟹ 2a - b = 1,7 (2)
Giải hệ (1) (2) được a = 1,3625; b = 1,025.
Bước 3: Tính giá trị của VO2.
VO2 = 22,4.1,3625 = 30,52 lít.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH; (4) anilin + H2O. Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?
Trả lời:
Ống (1): Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp
Ống (2): Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Ống (3): anilin không phản ứng với dung dịch NaOH, không tan trong nước
→ có sự tách lớp
Ống (4): anilin không tan trong nước → có sự tách lớp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Ống nghiệm nào sau đây có sự tách lớp các chất lỏng?
Trả lời:
Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp
Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Anilin tác dụng với H2SO4 tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + H2SO4 → C6H5NH3HSO4
Anilin không tan trong nước → có sự tách lớp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Trả lời:
Trong chanh có axit citric mà amin có tính bazơ nên phản ứng với axit. RNH2 + H+ ->RNH3+ (muối, dễ rửa trôi)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vửa đủ thu được m + 3,65 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,4 lít khí O2 (đktc). X có thể là
Trả lời:
Sử dụng tăng giảm khối lượng :
\[{n_{HCl}} = \frac{{m + 3,65 - m}}{{36,5}} = 0,1\,mol\]
Vì amin đơn chức =>namin = 0,1 mol
Dựa vào 4 đáp án =>amin no, mạch hở, đơn chức
Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol
Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức :
nH2O - nCO2 = 1,5.namin
=>y – x = 0,1 (1)
Bảo toàn nguyên tử O:
2nO2 = 2nCO2 + nH2O =>2x + y = 0,75 (2)
Từ (1) và (2) =>x = 0,2; y = 0,35
→ số C trong X = nCO2 / nX = 0,2 / 0,1 = 2
=>X là C2H7N
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
Cho 13,5 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 24,45 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 13,5 gam X là
Trả lời:
Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là \[\overline R N{H_2}\]
Bảo toàn khối lượng:
mX + mHCl = mmuối amin
=>mHCl = 24,45– 13,5 = 10,95 gam
=>nHCl = 0,3 mol
Vì amin đơn chức nên namin = nHCl = 0,3 mol
\[ \to {\overline M _{\overline R N{H_2}}} = \frac{{13,5}}{{0,3}} = 45 \to \overline R = 29\]
→ có 1 amin là CH3NH2
Vì số mol 2 amin bằng nhau
=>nCH3NH2 = 0,15 mol
=>m = 0,15.31= 4,65 gam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 100 ml dung dịch A. Sục khí metylamin tới dư vào trong dung dịch A thu được 7,8 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 19,6 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là
Trả lời:
Cho metylamin dư vào dung dịch A =
>kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2)
→ nAl(OH)3 = 7,8 / 78 = 0,1 mol
=>nAlCl3 = 0,1 mol
Cho NaOH dư vào dung dịch A
=>kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư)
→ nCu(OH)2 = 19,6 / 98 = 0,2 mol
=>nCuCl2 = 0,2 mol
Vậy: \[{C_{M\,AlC{l_3}}} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1M;{C_{M\,CuC{l_2}}} = \frac{{0,2}}{{0,1}} = 2M;\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME>
) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :Trả lời:
- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g
=>2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y
=>x + y = 0,2 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2
=>x = 0,12 ; y = 0,08 mol
- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :
+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2
=>A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3
(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)
+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2
- Các phương trình phản ứng :
(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O
(M = 106)
(COONH3CH3)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O
(M = 134) =>E
=>mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04g
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Cho dung dịch metyl amin dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl, Na2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số kết tủa thu được là
Trả lời:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AlC{l_3}}\\{FeC{l_3}}\\{Zn{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}}\\{Cu{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}\\{}\\{HCl}\\{N{a_2}S{O_4}}\end{array}} \right.\mathop \to \limits^{C{H_3}N{H_2}\,vua\,du} \]
\[\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{Ket\,tua\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{Al{{\left( {OH} \right)}_3}}\\{Fe{{\left( {OH} \right)}_3}}\\{Zn{{\left( {OH} \right)}_2}}\\{Cu{{\left( {OH} \right)}_2}}\end{array}\mathop \to \limits^{C{H_3}N{H_2}\,vua\,du} \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{Al{{\left( {OH} \right)}_3}}\\{Fe{{\left( {OH} \right)}_3}}\end{array}} \right.} \right.}\\{C{H_3}N{H_3}Cl\,khong\,pu}\end{array}} \right.\]
PTHH xảy ra:
- Khi CH3NH2 vừa đủ:
AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
Zn(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2CH3NH3NO3
Cu(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2 H2O → Cu(OH)2↓ + 2CH3NH3NO3
HCl + CH3NH2 → CH3NH3Cl
- Khi CH3NH2 dư thì có sự hòa tan kết tủa Zn(OH)2 và Cu(OH)2 để tạo phức amin:
Zn(OH)2 + 6CH3NH2 → (Zn(CH3NH2)6)(OH)2
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 → (Cu(CH3NH2)4)(OH)2
Vậy có 2 kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3 và Fe(OH)3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
Trả lời:
mamin +maxit = mmuối
=>maxit = mmuối - mamin = 2,98 - 1,52 = 1,46 (g)
=>naxit = 0,04 mol
namin = naxit = 0,04 mol
=>số mol mỗi amin = 0,02 (mol) =>B đúng
CM(HCl) = 0,04 : 0,2 = 0,2 (mol/l) =>A đúng
Khối lượng mol trung bình 2 amin là: 1,52 : 0,04 = 38
Tổng khối lượng mol 2 amin là: 38 * 2 = 76
Vậy 2 amin có CTPT thỏa mãn là CH5N và C2H7N =>C đúng
Đối với amin có CTPT C2H7N, thì amin này có thể là dimetyl amin hoặc etyl amin =>D sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là
Trả lời:
Bước 1: Tính số mol amin
- Sơ đồ phản ứng: Amin X + HCl → Muối
- BTKL:
→ mHCl = mmuối - mamin = 28,65 - 17,7 = 10,95 gam
→ nHCl = 0,3 mol
Bước 2: Xác định số H trong X
- Do X là amin đơn chức nên nX = nHCl = 0,3 mol
→ Mamin = 17,7 : 0,3 = 59g/mol.
- X có dạng CnH2n+3N (n ≥ 1)
→ 14n + 17 = 59
→ n = 3
→ CTPT của X là C3H9N
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2 thu được CO2, H2O và N2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là
Trả lời:
Đặt công thức chung của 3 amin có dạng: CnH2n+3N: 0,1 (mol)
Xét quá trình cháy
PT cháy: CnH2n+3N + (3n+ 1,5)/2O2 \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5nN2 (1)
Đặt \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{C{O_2}:a(mol)}\\{{H_2}O:b(mol)}\end{array}} \right.\]
Đốt cháy amin trên có:
namin = (nH2O – nCO2)/1,5
→ 0,1 = (b – a)/1,5 hay b – a = 0,15 (I)
BTNT “O”:
2nCO2 + nH2O = 2nO2
→ 2a + b = 2.0,3 (II)
giải hệ (I) và (II) ta được: a = 0,15 và b = 0,3
→ \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{C{O_2}:0,15(mol)}\\{{H_2}O:0,3(mol)}\end{array}} \right.\]
BTKL ta có:
mamin = mC + mH + mN = 0,15.12 + 0,3.2 + 0,1.14 = 3,8 (g)
→ Phân tử khối trung bình của amin là:
Mamin = mamin : namin = 3,8 : 0,1 = 38 (g/mol)
Xét quá trình phản ứng với HNO3
namin = mamin : Mamin = 11,4 : 38 = 0,3 (mol)
PTHH: CnH2n+1NH2 + HNO3 → CnH2n+1NH3NO3 (2)
(mol) 0,3 → 0,3
Theo PTHH (2): nHNO3 = nCnH2n+1NH2 = 0,3 (mol)
BTKL ta có:
mmuối = mCnH2n+1NH3NO3 = mCnH2n+1NH2+mHNO3 = 11,4 + 0,3.63 = 30,3 (g)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26:
Trả lời:
Ta dùng dung dịch brom
- benzen không có hiện tượng.
- anilin phản ứng tạo kết tủa trắng.
- stiren làm mất màu dd brom tạo dung dịch trong suốt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:
Trả lời:
A đúng vì cả phenol và anilin đều phản ứng với dung dịch brom.
B sai vì HCl không phản ứng với phenol (dd phenol tách làm 2 lớp) còn anilin tác dụng với HCl tạo dd đồng nhất.
C đúng.
D đúng vì phenol ít tan trong nước lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28:
Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng ?
Trả lời:
Đặt CTPT của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có :
\[\frac{{14t}}{{12x + y}} = \frac{{19,18}}{{100 - 19,18}} \Rightarrow 12x + y = 59t \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 4}\\{y = 11}\\{t = 1}\end{array}} \right.\]
Vậy CTPT của amin X là C4H11N. Theo giả thiết X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z suy ra X là CH3CH2CH(NH2)CH3.
Sơ đồ phản ứng :
\[C{H_3}C{H_2}\left( {N{H_2}} \right)C{H_3}\mathop \to \limits^{KN{O_2} + HCl} C{H_3}C{H_2}CH\left( {OH} \right)C{H_3}\mathop \to \limits^{\left[ 0 \right],t^\circ } C{H_3}C{H_2}COC{H_3}\]
Phát biểu đúng là Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29:
Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là :
Trả lời:
Đặt CTPT trung bình của 2 amin là \[{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}\].
Phương trình phản ứng :
\[{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2} + HN{O_2} \to {C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH + {H_2}O + {N_2}\] (1)
Theo (1) và giả thiết ta có :
\[{n_{{C_n}{H_{2n + = 1}}N{H_2}}} = {n_{{N_2}}} = 0,5\,mol\]
\[ \Rightarrow {M_{{C_n}{H_{2n + = 1}}N{H_2}}} = \frac{{26}}{{0,5}} = 52gam/mol\]
\[ \Rightarrow \overline n = 2,5\]
- Trường hợp 1 : Một amin là CH3NH2 amin còn lại là CnH2n+1NH2, vì hai amin có số mol bằng nhau nên % về số mol của chúng đều là 50%. Ta có :
\[\overline n = 1.50\% + n.50\% = 2,5 \Rightarrow n = 4\]
⇒ CnH2n+1NH2 là C4H9NH2.
- Trường hợp 2 : Một amin là C2H5NH2 amin còn lại là CnH2n+1NH2, tương tự trường hợp 1 ta có
\[\overline n = 2.50\% + n.50\% = 2,5 \Rightarrow n = 3\]⇒CnH2n+1NH2 là C3H7NH2.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:
1. Anilin tác dụng với nước brom thu được kết tủa trắng.
2. Anilin có tính bazơ mạnh hơn amoniac.
3. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
4. Anilin không làm quỳ tím chuyển màu.
Số phát biểu đúng là?
Trả lời:
1 đúng alinin tác dụng với nước brom thu được 2,4,6-tribromalinin kết tủa trắng
2 sai vì anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac
3 đúng
4 đúng alinin là bazơ yếu nên không làm quỳ tím chuyển màu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31:
Trả lời:
Phương trình phản ứng :
C6H5NH2 + NaNO2 + 2HCl \[\mathop \to \limits^{0 - 5^\circ C} {C_6}{H_5}N_2^ + C{l^ - }\]+ 2H2O + NaCl (1)
mol: 0,02 0,02 0,02
Theo (1) và giả thiết ta có :
\[{n_{{C_6}{H_5}N{H_2}}} = {n_{NaN{O_2}}} = {n_{{C_6}{H_5}N_2^ + C{l^ - }}} = 0,02\,mol\]
Hiệu suất 80% =>thực tế cần dùng là
\[{n_{NaN{O_2}}} = {n_{{C_6}{H_5}N_2^ + C{l^ - }}} = 0,02\,.\frac{{100}}{{80}} = 0,025\,mol\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32:
Trả lời:
Đặt CTPT của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có :
\[\frac{{14t}}{{12x + y}} = \frac{{23,73}}{{100 - 23,73}} \Rightarrow 12x + y = 45t \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 3}\\{y = 9}\\{t = 1}\end{array}} \right.\]
Vậy CTPT của amin X là C3H9N. Theo giả thiết X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z suy ra X là CH3CH2CH2NH2.
Sơ đồ phản ứng :
\[C{H_3}C{H_2}C{H_2}N{H_2}\mathop \to \limits^{KN{O_2} + HCl} C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH\mathop \to \limits^{\left[ 0 \right],t^\circ } C{H_3}C{H_2}CHO\]
Y là propan-1-ol =>C sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33:
Cho 11,8 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 4,48 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là :
Trả lời:
Đặt CTPT trung bình của 2 amin là \[{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}\]
Phương trình phản ứng
\[{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2} + HNO{}_2 \to {C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH + {H_2}O + {N_2}(1)\]
mol: 0,2 ← 0,2
Theo (1) và giả thiết ta có :
\[{n_{{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}}} = {n_{{H_2}}} = 0,2mol\]
\[ \Rightarrow {M_{{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}}} = \frac{{11,8}}{{0,2}} = 59gam/mol\]
\[ \Rightarrow \overline n = 3\]
- Trường hợp 1 : Một amin là CH3NH2 amin còn lại là CnH2n+1NH2, vì hai amin có số mol bằng nhau nên % về số mol của chúng đều là 50%. Ta có :
\[\overline n = 1.50\% + n.50\% = 3 \Rightarrow n = 5\]
⇒ CnH2n+1NH2 là C5H11NH2 loại vì không có đáp án
- Trường hợp 2 : Một amin là C2H5NH2 amin còn lại là CnH2n+1NH2, tương tự trường hợp 1 ta có :
\[\overline n = 2.50\% + n.50\% = 3 \Rightarrow n = 4\]
⇒ CnH2n+1NH2 là C4H9NH2.
Đáp án cần chọn là: C