IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Đề thi Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án

Đề thi Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án

Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án ( Đề 1)

  • 1684 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

BÀI THI VẬT LÝ

Đồng vị phóng xạ Coban trong nguồn phóng xạ bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 4/2015) có chu kì bán rã 5,2714 năm. Thời gian để lượng Coban còn 6,25% so với khi mới bị thất lạc là

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Khối lượng chất phóng xạ còn lại: m=m02tT 

Giải chi tiết:

Khối lượng ban đầu của chất phóng xạ khi mới bị thất lạc:  

Sau thời gian t,  lượng Coban còn 6,25% so với khi mới bị thất lạc, ta có:

m=m02tT=6,25%m0 

2tT=116=>t=4T=21,0856 năm


Câu 2:

Một miếng gỗ mỏng hình tròn, bán kính 4cm. Người ta cắm thẳng góc một chiếc đinh qua tâm O của miếng gỗ nổi trong chậu nước. Thành chậu thẳng đứng và rìa miếng gỗ cách thành chậu 10cm. Nước có chiết suất n =1,33. Gọi chiều dài phần đinh nằm trong nước là OA= 6cm. Tìm chiều dài lớn nhất của OA sao cho dù để mắt ở đâu cũng không thấy đầu A của đinh.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

+ Định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini=n2sinr 

+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần: n2<n1iigh;sinigh=n2n1 

Giải chi tiết:

Một miếng gỗ mỏng hình tròn, bán kính R=4cm

Điều kiện để mắt ở đâu cũng không thấy đầu A của đinh là: Tia sáng từ A phát ra truyền tới mặt nước thì không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí.

Một miếng gỗ mỏng hình tròn, bán kính 4cm. Người ta cắm thẳng góc một chiếc đinh qua tâm O của miếng gỗ nổi trong chậu nước (ảnh 1)

Ta thấy góc tới i của tia sáng phát ra từ A đến mặt nước tăng dần khi vị trí tới di chuyển từ điểm I của mép miếng gỗ ra xa tâm O. Để không có bất kỳ tia khúc xạ nào lọt ra ngoài không khí thì tia tới AI phải có góc tới thỏa mãn điều kiện:

iighsinisinigh=1n 

Ta có: sini=sinOAI^=OAAI=ROA2+R21n 

OA2+R2R.nOA2+R2R2.n2 

OARn21=4.1,3321=3,51  cm 

OAmax=3,51cm


Câu 3:

Có thể bạn chưa biết, Dơi là loài vật có khả năng phát và cảm nhận được sóng siêu âm. Để tránh bị va chạm khi bay, dơi phát ra các loại sóng siêu âm để định vị hướng. Khi sóng siêu âm gặp vật cản sẽ phản xạ lại, dơi nhận các sóng phản xạ này sẽ biết là phía trước có vật cản và đổi hướng bay. Cảm biến lùi lắp đặt trên xe ôtô cũng là cảm biến siêu âm hoạt động trên nguyên tắc tương tự như vậy. Dựa vào thời gian ∆t từ khi phát đến khi thu được sóng phản xạ để xác định khoảng cách từ cảm biến đến vật cản.

Có thể bạn chưa biết, Dơi là loài vật có khả năng phát và cảm nhận được sóng siêu âm. Để tránh bị va chạm khi bay, dơi phát ra  (ảnh 1)

Một ôtô được lắp đặt cảm biến lùi siêu âm sau đuôi xe, còi sẽ phát tín hiệu cảnh báo khi khoảng Dt nói trên là 5.10-3s . Biết tốc độ sóng âm trong không khí là 340m/s. Khi còi cảnh báo va chạm bắt đầu phát tín hiệu thì đuôi xe cách vật cản một khoảng là:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Quãng đường: s=vt

Giải chi tiết:

Gọi khoảng cách giữa đuôi xe và vật cản khi còi cảnh báo va chạm bắt đầu phát tín hiệu là S

Khi này, sóng âm đi một quãng đường là 2S

Ta có: v.t=2S

S=vt2=340.4.1032=0,68(m)=68 (cm)


Câu 4:

Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Số hạt nhân bị phân rã: ΔN=N0.12tT 

Liều lượng phóng xạ cho một lần chiếu xạ trong các lần chiếu là không đổi (xác định).

Giải chi tiết:

Gọi ΔN là liều lượng cho một lần chiếu xạ (∆N = hằng số)

Trong lần chiếu xạ đầu tiên: ΔN=N01.12t1T  (1)

Trong lần chiếu xạ tiếp theo sau đó 2 năm: ΔN=N02.12t2T

Với: N02=N01.2ΔtTΔN=N01.2ΔtT.12t2T   (2) 

Từ (1) và (2) ta có: N01.2ΔtT.12t2T=N01.12t1T

2ΔtT12t2T=12t1T(*)

Với: Δt=2( nam )t1=10pT=4( nam )

Thay vào (*) ta được: 22412t24.365.24.60=12104.365.24.60

2t24.365.24.60=12.12104.365.24.60t2=14,1  phut

Câu 5:

Trong giờ thực hành, một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng thí nghiệm giao thoa Y-âng. Học sinh bố trí thí nghiệm có khoảng cách giữa các khe hẹp là 0,5mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 100±0,1cm. Trên màn khi đo khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp thì được kết quả 5 lần đo là 12,0mm; 13,5mm; 14,0mm; 12,5mm; 13,0mm. Bỏ qua sai số của thước đo. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm có giá trị là  

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Khoảng vân: i=λDaλ=iaD 

Giá trị trung bình: λ¯=a¯.i¯D

Sai số tí đối: Δλλ¯=Δaa¯+Δii¯+ΔDD¯

Sai số tuyệt đối trung bình: Δi¯=Δi1+Δi2+n

Giải chi tiết:

Khoàng cách giữa 11 vân sáng là 10 khoàng vân, ta có:

10i¯=12,0+13,5+14,0+12,5+13,05=13( mm)i¯=1310=1,3( mm)=1,3.103( m)

Sai số tuyệt đối của khoảng vân là:

10Δi=Δi1+Δi2+Δi3+Δi4+Δi55Δi=1+0,5+1+0,5+050=0,06  ( mm)

Giá trị trung bình của bước sóng là:

λ¯=a¯.i¯D=0,5.103.1,3.1031=0,65.106(m)=0,65(μm)

Ta có sai số tỉ đối: Δλλ¯=Δaa¯+Δii¯+ΔDD

Δλ0,65=00,5.103+0,061,3+0,1100Δλ0,03(μm)λ=0,65±0,03  (μm)

Câu 6:

Cho mạch điện như hình vẽ.

Cho mạch điện như hình vẽ.   Biết E=12V, r = 2, R1 = 1; R2 =2 ; R3 = 3; C1 = 1F; C2 = 2F. Điện tích trên từng tụ điện là?  (ảnh 1)

Biết E=12V, r = 2W, R1 = 1W; R2 =2 W; R3 = 3W; C1 = 1mF; C2 = 2mF. Điện tích trên từng tụ điện là?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dòng điện một chiều không đi qua tụ.

Định luật Ôm đối với toàn mạch: I=ERN+r 

Điện tích trên tụ: Q=C.U

Giải chi tiết:

Dòng điện một chiều không qua tụ nên mạch điện được vẽ lại như hình vẽ:

Cho mạch điện như hình vẽ.   Biết E=12V, r = 2, R1 = 1; R2 =2 ; R3 = 3; C1 = 1F; C2 = 2F. Điện tích trên từng tụ điện là?  (ảnh 2)

Tổng trở của mạch ngoài:

RN=R1+R2+R3=1+2+3=6Ω 

Dòng điện qua mạch chính:

I=ERN+r=126+2=1,5A 

Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ C1  là:

UMA=UMN+UNA=U2+U1=IR2+IR1=1,5.2+1=4,5V 

Điện tích tụ C1 tích được:

Q1=C1.UMA=1.4,5=4,5μC 

Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ C2 là:

UBN=UBM+UMN=I.R3+I.R2=1,5.3+2=7,5V 

Điện tích tụ C2 tích được:

Q2=C2.UBN=2.7,5=15μC 


Câu 7:

Bánh răng xe đạp là một đĩa có 50 “răng” cách đều nhau xung quanh rìa của nó, như hình vẽ bên. Bánh răng quay 10 lần mỗi giây. Khi đĩa quay, các răng làm rung một miếng kim loại được gắn với một lò xo. Miếng kim loại tạo ra âm thanh có tần số bằng tần số dao động của nó. Tốc độ của âm thanh trong không khí là 330 m/s . Kết luận đúng là:

Bánh răng xe đạp là một đĩa có 50 “răng” cách đều nhau xung quanh rìa của nó, như hình vẽ bên. Bánh răng quay 10 lần mỗi giây (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

+ Tần số dao động của miếng kim loại bằng tần số chạm của nó với bánh răng

+ Bước sóng: λ=vf 

Giải chi tiết:

Nhận xét: Tần số dao động của miếng kim loại bằng tần số chạm của nó với bánh răng

Tần số dao động của miếng kim loại là:

f=10.50=500​​Hz 

Bước sóng của âm thanh được tạo ra là:

λ=vf=330500=0,66  (m) 


Câu 8:

Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng l chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n =1,5 độ dày e =12mm. Người ta đo được độ dịch chuyển của vân trung tâm bằng khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Khoảng vân: i=λDa 

Độ dịch chuyển của hệ vân giao thoa: x0=en1Da 

Giải chi tiết:

Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng  chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 (ảnh 1)

Khi đặt trước S1  một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn:

x0=n1eDa  về phía S1

Theo đầu bài, ta có khoảng dịch chuyển đó bằng khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp.

Mà khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 8i

x0=8i(n1)eDa=8λDa 

λ=n1.e8=1,51.12.1068=0,75.106m=0,75μm 


Câu 9:

Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc w . Vật chuyển động tròn đều và vạch nên đường tròn bán kính R. Lực đóng vai trò lực hướng tâm là:

Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc  . Vật chuyển động tròn đều và vạch nên đường tròn bán kính R. (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

 

+ Định nghĩa lực hướng tâm: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

+ Đặc điểm: Lực hướng tâm luôn hướng vào tâm quỹ đạo.

+ Lực hướng tâm không phải là loại lực mới thêm vào các lực đã biết như trọng lực, lực đàn hồi,phản lực… mà chỉ là một trong các lực đó hay hợp lực của các lực đó. Vì nó gây ra gia tốc hướng tâm nên gọi là lực hướng tâm.

Giải chi tiết:

Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc  . Vật chuyển động tròn đều và vạch nên đường tròn bán kính R. (ảnh 2)

Lực đóng vai trò lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực tác dụng lên vật, phản lực của đĩa và lực ma sát nghỉ.

 


Câu 10:

Một vệ tinh địa tĩnh B (nhân tạo) bay trên quỹ đạo Trái Đất. Cho biết khối lượng và bán kính của Trái Đất lần lượt là M = 6,0.1024kg; R = 6400km, hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11Nm2/kg2, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3,0.108m/s, bỏ qua sự ảnh hưởng của không khí đối với sự truyền sóng điện từ. Trạm phát sóng vô tuyến A đặt tại một điểm trên mặt đất ở đường Xích đạo phát sóng hướng về phía vệ tinh địa tĩnh B ở thẳng đứng ngay trên đầu của nó. Khi vệ tinh B nhận được tín hiệu từ trạm phát A thì sau 0,500s vệ tinh B phát sóng trở về lại Trái Đất. Gọi Dt là thời gian từ khi thông tin từ trạm phát sóng A đến vệ tinh địa tĩnh B rồi đến trạm thu sóng C ở trên mặt đất, sao cho C đặt trên cùng một đường kinh tuyến với A và xa A nhất. Giá trị của Dt gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Vệ tinh địa tĩnh bay trên quỹ đạo Trái Đất có cùng chu kì với chu kì tự quay của Trái Đất

Gia tốc trọng trường tại độ cao h: g=GMR+h2 

Tần số góc: ω=gR+h=2πT 

Thời gian sóng điện từ truyền trong không gian: t=sc 

Giải chi tiết:

Ta có hình vẽ:

Một vệ tinh địa tĩnh B (nhân tạo) bay trên quỹ đạo Trái Đất. Cho biết khối lượng và bán kính của Trái Đất lần lượt là M = 6,0.1024kg (ảnh 1)

Vệ tinh ở độ cao h so với mặt đất

Gia tốc chuyển động của vệ tinh là: g=GMR+h2 

Tần số góc chuyển động của vệ tinh là:

ω=gR+h=GMR+h3=2πT=>T=2πR+h3GM

Vệ tinh chuyển động với chu kig bằng chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất, ta có:

T=2πR+h3GM=86400=>h35897.103​​m 

Thời gian sóng truyền từ trạm phát A đến vệ tinh là: t1=hc 

Trạm thu C đặt trên cùng một đường kinh tuyến với A và cách A xa nhất

C nằm tại 1 trong 2 cực của Trái Đất

Khoảng cách từ vệ tinh tới trạm thu C là:

l=R+h2+R2 

Thời gian sóng truyền từ vệ tinh tới trạm thu C là:

t2=lc=R+h2+R2c 

Thời gian tín hiệu truyền từ trạm A đến vệ tinh rồi đến trạm thu C là:

Δt=t1+0,5+t2=hc+0,5+R+h2+R2c 

Δt=0,5+h+R+h2+R2c 

Δt=0,5+35897.103+64.105+35897.1032+64.10523.108 

Δt0,762  (s) 

Giá trị Δt gần nhất với giá trị 0,759s.


Câu 11:

Trưa ngày 27 tháng 9 năm 2014 núi lửa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách Tokyo 200km về phía tây, “thức giấc” sau một tiếng nổ lớn. Một người chứng kiến sự việc từ xa diễn tả lại: “Đầu tiên tôi thấy mặt đất rung chuyển mạnh sau đó 50s thì nghe thấy một tiếng nổ lớn”. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s trong mặt đất là 2300 m/s . Khoảng cách từ người đó đến núi lửa khoảng

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau nên thời gian âm truyền trong các môi trường là khác nhau.

Công thức tính thời gian: t=Sv 

Giải chi tiết:

Thời gian âm thanh truyền trong không khí là: tkk=Lvkk=L340 

Thời gian âm thanh truyền trong đất là: td=Lvd=L2300 

Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được âm thanh là:

t=tkktdL340L2300=50L=19949 (m)


Câu 12:

Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m =100g, sợi dây mảnh. Từ vị trí cân bằng kéo vật sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g =10m/s2, bỏ qua mọi lực cản. Khi độ lớn gia tốc của con lắc có giá trị nhỏ nhất thì lực căng sợi dây có độ lớn 

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

+ Lực căng dây:  T=mg(3.cosα2.cosα0) 

+ Gia tốc của con lắc đơn:

Gia tốc tiếp tuyến: at=gsinα

Gia tốc pháp tuyến: an=2g.cosαcosα0

Gia tốc toàn phần: a=at2+an2=g2.sin2α+4g2.cosαcosα02

Giải chi tiết:

Gia tốc của con lắc đơn:

a=at2+an2=g2.sin2α+4g2.cosαcosα02

a=gsin2α+4(cosαcos60)2

a=10.sin2α+4cos2αcosα+0,52

a=10sin2α+4cos2α4cosα+1

a=10sin2α+cos2α+3cos2α4cosα+1

a=103cos2α4cosα+2

Ta có: 3cos2α4cosα+2=3cosα232+2323

amin3cos2α4cosα+2min=23

Dấu “=” xảy ra khi 3cosα=23cosα=23

Khi đó lực căng dây có độ lớn:

T=mg3.cosα2.cosα0=0,1.10.3.232.cos60=1N


Câu 14:

Có thể chế tạo nam châm vĩnh cửu bằng cách đặt một thanh kim loại trong ống dây có dòng điện chạy qua, ngắt dòng điện thanh kim loại vẫn bị nhiễm từ. Thanh kim loại được dùng là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Ứng dụng sự nhiễm từ của sắt và thép: Khi ngắt dòng điện đi từ tính của thanh sắt non ngay lập tức mất đi còn từ tính của thanh thép vẫn còn.

Giải chi tiết:

Có thể chế tạo nam châm vĩnh cửu bằng cách đặt một thanh kim loại trong ống dây có dòng điện chạy qua, ngắt dòng điện thanh kim loại vẫn bị nhiễm từ. Thanh kim loại được dùng là thanh thép tốt.


Câu 15:

Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một xe máy đang chạy ngược chiều. Xe nào chịu lực lớn hơn ? Xe nào nhận được gia tốc lớn hơn?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

+ Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Biểu thức: a=FmF=ma

+ Định luật III Niuton: Trong mọi trường hợp, khi vật  tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

FBA=FAB

Giải chi tiết:

Ta có: mtai A>mxemay B

Lực do ô tô tải tác dụng vào xe máy là: FAB

Lực do xe máy tác dụng vào ô tô tải là:FBA

Theo định luật III Niu - tơn ta có: FAB=FBA

FAB=FBA=F

Theo định luật II Niuton ta có:

+ Gia tốc ô tô tải nhận được là : atai=Fmtai 

+ Gia tốc xe máy nhận được là: axe  may=Fmxe  may 

Do mtai >mxe  may axe  may >atai 

Vậy xe máy nhận gia tốc lớn hơn.


Câu 16:

BÀI THI HÓA HỌC

Cho X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Biết X là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric. X được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, … và thỏa mãn sơ

đồ phản ứng sau:

(a) X + Y → Z + H2O

(b) Y to Z + H2O + E

(c) E + X → Y hoặc Z + H2O

Biết rằng E là hợp chất của cacbon. Các chất X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học hợp chất của kim loại kiềm.

Giải chi tiết:

- X là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric. X được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, … X là NaOH.

- Y là hợp chất của Na, X tác dụng với Y Y là NaHCO3  Z là Na2CO3.

- Từ (b) E là CO2.

(a) NaOH (X) + NaHCO3 (Y) → Na2CO3 (Z) + H2O

(b) NaHCO3 (Y) to  Na2CO3 (Z) + H2O + CO2 (E)

(c) CO2 (E) + NaOH (X) → NaHCO3 (Y)

        hoặc CO2 (E) + 2NaOH (X) → Na2CO3 (Z) + H2O


Câu 17:

Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien, thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa đủ với 1,731 gam Br2 trong dung dịch. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong X là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

X có dạng: (-CH2-CH=CH-CH2-)n[-CH2-CH(C6H5)-]m

MX = 54n + 104m

nBr2  = npi ngoài vòng

2,83454n+104m.n=1,731160=>nm  

Giải chi tiết:

X có dạng: (-CH2-CH=CH-CH2-)n[-CH2-CH(C6H5)-]m

MX = 54n + 104m

nBr2  = npi ngoài vòng

2,83454n+104m.n=1,731160 

453,44n=93,474n+180,024m 

359,966n=180,024m 

nm=180,024359,966=12 


Câu 18:

Hoà tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3) 2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,14 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa 6,08 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,04 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 54,09 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong hỗn hợp X là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Do dd Y + Cu sinh ra NO Dung dịch Y chứa H+, NO3- dư Tạo hết muối Fe3+.

X8,56gFeFe3O4FeCO3FeNO32+NaHSO4HNO3:0,14CO2NO+H2O+ddYFe3+H+Na+Na42NO3+Cu:0,095NO:0,04+Ba(OH)254,09gBaSO4FeOH3 

Công thức nhanh: nH+(dd Y) = 4nNO (lần 2) = 0,16 mol

Bảo toàn e: 2nCu = nFe3+ + 3nNO  nFe3+ = 0,07 mol = nFe(OH)3

nBaSO454,090,07.107233 = 0,2 mol = nNaHSO4 = nNa+ = nSO42-

BTĐT dd Y: nNO3- = 3nFe3+ + nH+ + nNa+ - 2nSO42- = 0,17 mol

BTNT H: nH2O = [nNaHSO4 + nHNO3 - nH+(dd Y)]/2 = 0,09 mol

Đặt nCO2 = x và nNO (lần 1) = 3x (mol)

BTKL: mX + mNaHSO4 + mHNO3 = mCO2 + mNO (lần 1) + mH2O + mY

8,56 + 0,2.120 + 0,14.63 = 44x + 30.3x + 0,09.18 + 0,07.56 + 0,16 + 0,2.23 + 0,2.96 + 0,17.62

x = 0,01.

BTNT C: nFeCO3 = nCO2 = 0,01 mol

BTNT N: nFe(NO3)2 = [nNO (lần 1) + nNO3- - nHNO3]/2 = 0,03 mol

Đặt nFe = a và nFe3O4 = b (mol)

BTNT Fe: a + 3b + 0,01 + 0,03 = 0,07

mX = 56a + 232b + 0,01.116 + 0,03.180 = 8,56

a = 0,015; b = 0,005.

%mFe = 9,81%.


Câu 19:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Đun sôi nước cứng vĩnh cửu.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.

(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Giải chi tiết:

(a) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

(b) Nước cứng vĩnh cửu có chứa Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl- → khi đun sôi không có kết tủa.

(c) HCl + NaAlO2 dư + H2O → NaCl + Al(OH)3↓.

(d) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.

(e) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

hoặc NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.

Vậy có 3 phản ứng thu dược kết tủa là (c), (d), (e).


Câu 20:

Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Qùy tím

Chuyển hồng

Y

Dung dịch AgNO3/NH3

Kết tủa Ag

Z

Nước brom

Kết tủa trắng

 

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về este, amin, amino axit.

Giải chi tiết:

X là axit glutamic (HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH): có 2 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2  làm hồng quỳ tím.

Y là etyl fomat (HCOOC2H5): có đầu HCOO- có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

Z là anilin:

Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Các chất X, Y, Z lần lượt là: 	A. etyl fomat, axit glutamic, anilin. 	B. axit glutamic, anilin, etyl fomat.  (ảnh 1)


Câu 21:

Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C5H12 tác dụng với clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. X là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Cách đếm số dẫn xuất monoclo của ankan:

Bước 1: Xét trục đối xứng của hiđrocacbon.

Bước 2: Bỏ đi những vị trí C đối xứng giống nhau số dẫn xuất có thể tạo ra ở mỗi CTCT.

Giải chi tiết:

C5H12 có dạng CnH2n+2 nên là 1 ankan, trong CTPT chỉ có chứa liên kết đơn.

Số dẫn xuất monoclo ứng với mỗi CTCT là:

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (1) 3 dẫn xuất

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (2) 4 dẫn xuất

CH3-C-(CH3)3 (3) 1 dẫn xuất


Câu 22:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Các chất cùng tồn tại trong dung dịch khi chúng không phản ứng với nhau.

Giải chi tiết:

A đúng, không có phản ứng hóa học.

B sai, 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + NH3 ↑ + H2O.

C sai, 2KOH + MgSO4 → Mg(OH)2 ↓ + K2SO4.

D sai, NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2 ↑ + H2O.


Câu 23:

Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất rắn màu vàng là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khí X ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Khí X có tính chất tẩy trắng, chống mốc, độc và là nguyên nhân gây ra mưa axit. Vậy X là SO2.


Câu 24:

Axit tactric có trong thành phần của quả nho có công thức phân tử là C4H6O6, công thức cấu tạo của axit này có tính đối xứng cao. Biết rằng 15 gam axit trên phản ứng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 0,2M. Mặt khác cũng lượng axit trên phản ứng hết với 9,2 gam Na.

Cho những nhận định sau:

(1) Axit này là hợp chất hữu cơ đa chức.

(2) Axit này có 2 nhóm -OH trong phân tử.

(3) Axit này có 2 nhóm -COOH kề nhau.

(4) Axit này có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(5) Axit này có 2 công thức cấu tạo phù hợp.

Số nhận định đúng là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

+) nNa/nC4H6O6  Số nhóm -COOH và -OH 

+) nNaOH/nC4H6O6 = 0,2/0,1 = 2 Số nhóm -COOH

Số nhóm -OH

Công thức cấu tạo của axit tactric

Giải chi tiết:

nC4H6O6 = 15/150 = 0,1 mol

+) nNa/nC4H6O6 = 0,4/0,1 = 4

Axit tactric có số nhóm -COOH và -OH là 4

+) nNaOH/nC4H6O6 = 0,2/0,1 = 2

Axit tactric có 2 nhóm -COOH

Axit tactric có 2 nhóm -OH

Do công thức cấu tạo của axit tactric có tính đối xứng cao

Axit tactric: HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH

Vậy:

(1) sai, vì axit tactric là HCHC tạp chức

(2) đúng.

(3), (4), (5) sai.


Câu 25:

Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dung dịch sau phản ứng tác dụng với Fe Có Cu2+ dư

nFe  nCu2+ dư;  nCl2  nCu2+ pư   nCu2+ bđ  V

Giải chi tiết:

Dung dịch sau phản ứng tác dụng với Fe Có Cu2+ dư

 Fe    +    Cu2+  Fe2+  + Cu

0,225   0,225

Anot (+)

2Cl-  Cl­2   +   2e

          0,075 0,15

Catot (-)

Cu2+    +  2e    Cu

0,075 0,15

nCuCl2 bđ = 0,075 + 0,225 = 0,3 mol   VCuCl2 = 0,3:0,5 = 0,6 lít.


Câu 26:

Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau (ảnh 1)

Giá trị của x là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào đồ thị để tìm x.

Giải chi tiết:

Đặt nOH- = b

Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau (ảnh 2)

Từ đồ thị ta có: a = 0,1 ; a + 0,5 + 0,1 = b b = 0,7

x + 0,06 = b x = 0,7 - 0,06 = 0,64


Câu 27:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của oxi.

Giải chi tiết:

A sai, do oxi phản ứng với hầu hết phi kim (trừ halogen).

B đúng, vì khi đó oxi từ dạng đơn chất O2 (số oxi hóa 0) biến đổi thành hợp chất chứa O (số oxi hóa khác 0).

C đúng, O2 phản ứng hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).

D đúng.


Câu 28:

Trong một bình kín dung tích không đổi chứa khí N2 và H2 với tỉ lệ thể tích 1 : 2. Đốt nóng bình sau một thời gian để xảy ra phản ứng N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình bằng 5/6 áp suất trước phản ứng. Hiệu suất của phản ứng là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH.

Giải chi tiết:

Giả sử số mol N2 là 1 mol, số mol H2 là 2 mol, hiệu suất phản ứng là h.

         N2 (k)   +  3H2 (k)  2NH3 (k)

Bđ:    1              2                         (Ta thấy: 1/1 > 2/3 => Hiệu suất tính theo H2)

Pư:   2h/3 ←    2h →        4h/3

Sau: 1-2h/3     2-2h          4h/3

Số mol khí sau phản ứng: ns = 1-2h/3 + 2 - 2h + 4h/3 = 3 - 4h/3 (mol)

Ta có: pspd=nsnd34h31+2=56h=0,375=37,5% 


Câu 29:

Một hóa chất hữu cơ X do con người sản xuất ra và đứng đầu về sản lượng. Chất X được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng etanol với axit H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp. Chất X này là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của ancol.

Giải chi tiết:

C2H5OH H2SO4  đặc,1700C C2H4 + H2O.

X là etilen (CH2=CH2).


Câu 30:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp hai muối cacboxylat Y và Z (My < MZ). Hai chất Y, Z đều không có phản ứng tráng bạc. Có các phát biểu sau:

(a) Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học.

(b) Tên gọi của Z là natri acrylat.

(c) Có ba công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

(d) Trong phân tử chất X có hai loại nhóm chức khác nhau.

(e) Axit cacboxylic của muối Y làm mất màu dung dịch brom.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Tính độ bất bão hòa của X: k=2C+2H2  Số liên kết π trong X.

Sản phẩm tạo thành có glixerol và 2 muối cacboxylat và X có 5O X có chứa 2 chức este, 1 chức ancol.

Muối Y, Z đều không tráng bạc nên không phải là HCOONa.

Kết hợp với CTPT suy ra CTCT có thể có của X Y, Z.

Giải chi tiết:

X có độ bất bão hòa là: k=2C+2H2=2.8+2122=3  X có 3 π.

Sản phẩm tạo thành có glixerol và 2 muối cacboxylat và X có 5O X có chứa 2 chức este, 1 chức ancol.

Muối Y, Z đều không tráng bạc nên không phải là HCOONa.

Kết hợp với CTPT suy ra X có thể là một trong các chất sau:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp hai muối (ảnh 1) 

Y: CH3COONa; Z: CH2=CH-COONa.

(a) sai, vì CH2=CH-COOH không có đồng phân hình học.

(b) đúng.

(c) đúng.

(d) đúng, 2 loại nhóm chức là este và ancol.

(e) sai, vì CH3COOH không làm mất màu dung dịch Br2.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 31:

BÀI THI SINH HỌC

Câu 31: Một gen dài 5100Å , số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4 (Å); 1nm = 10 Å,

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Giải chi tiết:

Số nucleotit của gen là N =3000 nucleotit

Mà A/G =A/X = 2/3

Ta có hệ phương trình: 2A+2G=300A/G=2/3A=T=600G=X=900 

Gen thực hiện tái bản 4 lần số nucleotit mỗi loại mà môi trường cung cấp là

Tmt = Amt = A×(24 – 1) = 9000

Xmt = Gmt = G×(24 – 1) = 13500


Câu 32:

Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của vi khuẩn nhân sơ.

Giải chi tiết:

Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.


Câu 33:

Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt,bạn An đã tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, sau đó bạn An lần lượt đổ thêm vào:

Ống 1: thêm nước cất

Ống 2: thêm nước bọt

Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào

Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.

An quên không đánh dấu các ống. Có cách nào giúp An tìm đúng các ống nghiệm trên ?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ống 1: thêm nước cất → Vẫn nguyên là tinh bột 
Ống 2: thêm nước bọt → enzyme amilaza trong nước bọt phân giải 1 phần tinh bột thành glucose
Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào → HCl tạo môi trường axit, làm cho amilaza không hoạt động.

An có thể sử dụng dung dịch iot loãng và quỳ tím để phát hiện.

+ Nếu giấy quỳ đổi sang màu đỏ thì đó là ống nghiệm 3

+ Nếu có màu xanh đậm → ống nghiệm 1

+ Nếu không có màu hoặc màu xanh nhạt → ống nghiệm 2

Chọn D


Câu 34:

Quan sát hình vẽ tế bào đang thực hiện quá trình nguyên phân và cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

Quan sát hình vẽ tế bào đang thực hiện quá trình nguyên phân và cho biết nhận định nào sau đây là đúng?   A. Tế bào đang ở kì sau  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Nhận biết kì của nguyên phân:

 

Diễn biến

Kì đầu

+ NST co xoắn, màng nhân dần dần biến mất

+ Thoi phân bào dẫn xuất hiện

Kì giữa

Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (quan sát NST rõ nhất)

Kì sau

Các nhiếm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào

Kì cuối

NST dãn xoắn , màng nhân xuất hiện

 

 

Giải chi tiết:

Tế bào có 1 hàng NST kép ở mặt phẳng xích đạo → đang ở kì giữa của nguyên phân.

Xét các phát biểu:

A: Sai, tế bào đang ở kì giữa

B đúng.

C sai, tế bào có 4 NST kép, mỗi NST kép có 2 cromatit → có tất cả 8 cromatit.

D sai, 2n = 4


Câu 35:

Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số alen A của quần thể là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa  

Tần số alen  pA=x+y2;qa=z+y2;pA+qa=1

Giải chi tiết:

Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

Tần số alen pA=0,49+0,422=0,7 


Câu 36:

Cho các phát biểu sau :

I. Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin trừ ba bộ ba kết thúc.

II. Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, không có ngoại lệ

III. Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U vẫn có thể có bộ ba kết thúc.

IV. Mỗi axit amin đều được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền ?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Cho các phát biểu sau : I. Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin trừ ba bộ ba kết thúc (ảnh 1)

 

Mã di truyền đọc theo chiều 5’-3’.

Số bộ ba không có tính thoái hóa: 2 (UGG :Trp; AUG :Met)

Số bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’

Giải chi tiết:

I đúng, đây là tính đặc hiệu của mã di truyền

II sai, có 1 vài ngoại lệ.

III đúng, vì có mã kết thúc 5’AA3’.

IV sai, có những axit amin chỉ được mã hóa bởi 1 codon: Trp, Met.


Câu 37:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

(2) Trồng các loại cây đúng thời vụ.

(3) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

(4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Giải chi tiết:

(1) Đúng. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

(2) Đúng. Trồng các loại cây đúng thời vụ.

(3) Đúng. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

(4) Sai. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi phù hợp để thu được năng suất càng cao.


Câu 38:

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Phân loại bằng chứng tiến hóa

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Bộ xương của người Việt Cổ đã được tìm thấy trong các lớp đất (ảnh 1) 

Giải chi tiết:

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là các hóa thạch.

A: Hóa thạch

B: Bằng chứng sinh học phân tử

C: Bằng chứng tế bào

D: Cơ quan tương đồng.


Câu 39:

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen.

Giải chi tiết:

A: Giống dâu tằm tam bội → gây đột biến.

B: Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt → công nghệ gen.

C: Tạo cây pomato từ khoai tây và cà chua → lai sinh dưỡng (công nghệ tế bào)

D: Cừu Đôly → nhân bản vô tính (công nghệ tế bào)


Câu 40:

Có 7 tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ các tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số lần phân chia n=tg; t là thời gian; g là thời gian thế hệ

Bước 2: Tính số lượng tế bào

Sử dụng công thức tính số tế bào tạo thành sau n lần phân chia: Nt = N0 × 2n

N0 là số lượng tế bào ở thời điểm t0; Nt là số lượng tế bào ở thời điểm t; n là số thế hệ

Giải chi tiết:

Đổi 3 giời = 180 phút

Số lần phân chia của các tế bào là:18030=6 

7 tế bào phân chia 6 lần, số lượng tế bào tạo thành là 7 × 26 = 448.

Chọn D


Câu 41:

Phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Giải chi tiết:

Do đó, phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.


Câu 43:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaXBXb × AaXBY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Tách riêng từng cặp gen →tính số kiểu gen, kiểu hình của mỗi cặp sau đó nhân lại.

Giải chi tiết:

Phép lai: AaXBXb × AaXBY ↔ (Aa × Aa)(XBXb × XBY).

Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa. Số loại kiểu gen: 3, số loại kiểu hình: 2.

Phép lai: XBXb × XBY → 1XBXB: 1 XBXb: XBY : 1XbY.

Số loại kiểu gen: 4. Số loại kiểu hình: 3.

(giới XX có 1 loại kiểu hình, giới XY có 2 loại kiểu hình)

→ Số loại kiểu gen là 3 × 4 = 12. Số loại kiểu hình là 2 × 3= 6.


Câu 44:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virut Corona (COVID-19) gây ra?

I. Đeo khẩu trang đúng cách.

II. Thực hiện khai báo y tế khi ho, sốt.

III. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

IV. Rửa tay thường xuyên và đúng cách.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Cả 4 biện pháp trên đều đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virut Corona (COVID-19) gây ra.


Câu 45:

Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái thì gọi là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Động vật lưỡng tính thì mỗi cá thể vừa có cơ quan sinh dục đực vừa có cơ quan sinh dục cái.

Giải chi tiết:

Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái thì gọi là cơ thể lưỡng tính. Ví dụ như ở giun đất và một số loài động vật thân mềm.


Bắt đầu thi ngay