Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 15)
-
13402 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở người bình thuờng?
Đáp án D
A sai vì nồng độ O2 trong khí hít vào
lớn hơn nồng độ O2 trong khí thở ra.
B sai vì nhịp thở của trẻ em luôn nhanh
hơn nhịp thở của người trưởng thành
C sai vì nồng độ CO2 trong khí
thở ra luôn lớn hơn nồng độ
CO2 trong khí hít vào.
Câu 2:
Nguyên liệu của quá trình dịch mã là
Đáp án D
Nguyên liệu của quá trình
dịch mã là các axit amin
Câu 3:
Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét
Đáp án D
Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch
khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống
mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét
nằm ở tế bào chất
Câu 4:
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền là
Đáp án C
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp,
enzim ligaza được sử dụng để gắn
gen cần chuyển vào thể truyền.
Câu 5:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình hình thành loài mới?
Đáp án A
Cách li địa lí trong một thời gian dài không
nhất định dẫn đến hình thành loài mới.
Chỉ khi có cách ly sinh sản mới hình
thành loài mới.
Câu 6:
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A sai vì cơ quan tương tự phản ánh
hướng tiến hóa đồng quy.
B sai vì cơ quan tương đồng phản ánh
hướng tiến hóa phân li.
D sai hóa thạch là bằng chứng tiến
hóa trực tiếp.
Câu 7:
Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là ABCHGF.ED. Dạng đột biến này
Đáp án B
Đột biến đã xảy ra là đột biến
đảo đoạn DE.FGH
Dạng đột biến này có thể làm thay
đổi trạng thái hoạt động của gen.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến cấu trúc NST?
Đáp án D
Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay
đổi mức độ hoạt động của gen,
không gây chết hay làm mất khả
năng sinh sản của sinh vật.
Câu 9:
Loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?
Đáp án C
Enzim tham gia vào quá trình
phiên mã là ARN pôlimeraza
Câu 10:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai khi nói về di - nhập gen
Đáp án D
Phát biểu sai là D
Di - nhập gen ảnh hưởng tới cả các quần thể
có kích thuớc nhỏ
Câu 11:
Trong các kiểu phân bổ cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố theo nhóm thường gặp khi
Đáp án B
Kiểu phân bố theo nhóm thường gặp khi điều
kiện sống phân bố không đồng đều trong
môi trường và các cá thể thích sống
tụ họp với nhau.
Câu 13:
Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(I) Đặc điểm di truyền của cây
(II) Đặc điểm của loại đất
(III) Đặc điểm thời tiết, khí hậu.
(IV) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây.
Đáp án C
Để tưới nước hợp lí cho cây, cần căn cứ
vào cả 4 đặc điểm I, II, III, IV
Câu 14:
Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất diễn ra theo trình tự:
Đáp án A
Quá trình phát sinh và phát triển của sự
sống trên Trái Đất diễn ra theo trình tự:
Tiến hoá hoá học
→ Tiến hóa tiền sinh học
→ Tiến hoá sinh học
Câu 15:
Bộ NST của thể song nhị bội được hình thành từ hai loài thực vật (loài thứ nhất có bộ NST 2n = 24, loài thứ hai có bộ NST 2n = 26) gồm bao nhiêu cặp tương đồng?
Đáp án C
Thể song nhị bội có bộ
NST 2nA + 2nB
→ Loài trên có số cặp tương đồng là:
12 + 13 = 25 cặp
Câu 16:
Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:
Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình. Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?
Đáp án D
Các cốc đối chứng vẫn có màu nhưng nhạt
hơn màu ở các cốc thí nghiệm
Câu 17:
Bệnh nào sau đây ở người đo đột biến NST gây nên?
Đáp án A
Bệnh ở người đo đột biến NST gây nên
là Ung thư máu ác tính (mất đoạn NST).
Câu 18:
Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
Đáp án D
Ở người, gen nằm ở vùng không tương
đồng trên NST giới tính X thì không
có alen tuơng ứng trên NST Y.
Câu 19:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
Đáp án A
Giao phối ngẫu nhiên không làm thay
đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 20:
Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Đáp án D
Ví dụ phản ánh mối quan hệ cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
là D: trong một vườn ươm bạch đàn,
một số cây bị chểt do thiếu ánh sáng
→ cạnh tranh ánh sáng giữa các
cây bạch đàn với nhau
Câu 21:
Xét ba tính trạng ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một gen có hai alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (P) đều có kiểu hình trội về ba tính trạng giao phấn với nhau, thu đuợc F1 có 2,5% số cây mang kiểu hình lặn về cả ba tính trạng. Biết rằng, ba cặp
gen này nằm trên hai cặp NST, hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực. Theo lí thuyết, cố bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Hai cây (P) có kiểu gen giống nhau.
(II) Tần số hoán vị gen là 20%.
III. F1 có 52,5,% số cây có kiểu hình trội về ba tính trạng
IV. F1 có tối đa 21 loại kiểu gen
Đáp án A
Quy ước, các gen đang xét là Aa, Bb, Dd, trong đó có 2 gen cùng nằm trên một NST.F1 có kiểu gen aabbdd = 0,025
→ P dị hợp về cả 3 cặp gen.
Giả sử A, B nằm trên cùng 1 NST và hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên.
Ta có tỷ lệ giao tử ab là: → ab là giao tử hoán vị
Vậy P bố mẹ có kiểu gen khác nhau. Cây có hoán vị là dị hợp chéo, còn cây không có hoán vị là dị hợp đều → I sai
Tần số hoán vị gen là 40% →II saiF1 có tỷ lệ cây có kiểu hình trội về ba tính trạng là: (0,5 + 0,5×0,2)×0,75 = 38,25%→ III sai
F1 có số kiểu gen là: 7×3 = 21 (KG) → IV đúng
Câu 22:
Ở ruồi giấm, alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình là 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng?
Đáp án B
Phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là
3 mắt đỏ: 1 mắt trắng là B:
XDXd × XDY
→ XDXD: XDXd: XDY: XdY
Câu 23:
Cho biết các vòng tròn I,II, III, IV mô tả sự trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của quần thể thuộc 4 loài thú (quần thể I,II, III, IV) sống trong cùng 1 khu vực. Khi nguồn thức ăn cạn kiệt thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể nào diễn ra gay gắt?
Đáp án C
Cạnh tranh ở quần thể II diễn ra gay gắt
nhất vì quần thể II có ổ sinh thái trùng
với các quần thể khác là lớn nhất.
Câu 24:
Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Theo lí thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen?
Đáp án C
Một cặp gen dị hợp tử khi cho tự thụ
phấn qua nhiều thế hệ có thể tạo ra
2 dòng thuần
Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị
hợp tử sẽ tạo ra 8 dòng thuần.
Câu 25:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,4AA:0,5Aa:0,1aa. Nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác thì
Đáp án D
Quần thể tự thụ phấn trên sẽ dần phân
hoá thành các dòng thuần có kiểu gen
khác nhau khi không chịu tác động
của các nhân tố tiến hoá khác.
Câu 26:
Giả sử trong quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen đã xảy ra HVG ở 200 tế bào. Theo lý thuyết tỷ lệ giao tử được tạo ra là
Đáp án A
200 tế bào xảy ra HVG cho ra:
400 giao tử bình thường và
400 giao tử hoán vị.
800 tế bào giảm phân bình thường
cho ra 3200 giao tử bình thường.
Tần số hoán vị gen là:
400/ (3200+800) = 0,1 = 10%
→ tỷ lệ giao tử được tạo ra là: 9:9:1:1
Câu 27:
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể một trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thể một về các gen đang xét?
Đáp án A
Thể một có bộ NST 2n - 1
Loài có 4 cặp NST.
Trên mỗi cặp NST xét một gen
có 2 alen:
Cặp NST đột biến có 2 kiểu gen,
các cặp NST bình thường,
mỗi cặp có 3 kiểu gen.
Ta có Số kiểu gen tối đa của thể
một là: C14 × 2 × 33 = 216 (KG)
Câu 28:
Ở bí ngô, màu hoa do một cặp gen (D, d) quy định, hình dạng quả do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 6 cây hoa vàng, quả dẹt: 5 cây hoa vàng, quả tròn ; 1 cây hoa vàng, quả dài: 3 cây hoa trắng, quả dẹt: 1 cây hoa trắng, quả tròn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Kiểu gen của P có thể là aa
(II) F1 có 25% số cây hoa vàng, quả dẹt dị hợp tử về ba cặp gen.
(III) F2 có tối đa bốn loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.
(IV) Cho cây F1 lai phân tích, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1: 2:1.
Đáp án B
Xét tỷ lệ kiểu hình chung:
dẹt/tròn/dài = 9:6:1
→ tương tác bổ sung
Hoa vàng/hoa trắng = 3/1
→ vàng trội hoàn toàn so với trắng
→ F1 dị hợp 3 cặp gen
Nếu các gen PLĐL
→ tỷ lệ kiểu hình: (3:1)(9:6:1) ≠ đề bài
→ 3 cặp gen nằm trên 2cặp NST
Giả sử: cặp gen Bb và Dd cùng nằm
trên 1 cặp NST
Ta thấy không có tỷ lệ dài, trắng
→ các gen liên kết hoàn toàn
và F1 dị hợp đối
=> P:
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai, ; tính trên số cây
vàng quả dẹt thì tỷ lệ này khác 1/4
III sai, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình
hoa vàng, quả tròn:
IV sai
Câu 29:
Trong lịch sử phát sinh và phốt triển của sự sống trên Trái Đất, đặc điểm sinh vật nổi bật ở kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh là
Đáp án A
Ở kỉ Đệ tứ xuất hiện loài người
Câu 30:
Một gen ở tế bào nhân thực dài 425 nm và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và 20% số nuclêôtit loại X. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen này?
(I) Mạch 1 có G/X =2/3.
(II)Mạch 2 có
(III) Mạch 2 có T/G = 28/25
(IV) Mạch 2 có X=20%.
Đáp án B
Số nucleotit của gen là:
N=
→A=T=20%=500 ;
G=X=750
Xét các phát biểu
I sai, G1/X1 = 2
II sai,
III đúng, T2/G2 = 28/25
IV sai, X2 = 500/1250 = 40%
Câu 31:
Ở ruồi giấm, tiến hành phép lai P: thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái với tần số 20%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 không có kiểu hình lặn về tất cả các tính trắng.
II. F1 có 28,125% ruồi mang kiểu hình trội về bốn tính trạng.
III. F1 có 6,25% ruồi đực mang một alen lặn.
IV. F1 có tối đa 12 loại kiểu hình (không xét tính trạng giới tính).
Đáp án D
Xét các phát biểu:
I đúng
II đúng, tỷ lệ trội về 4 tính trạng là:
0,5×0,75×0,75=28,125%
III sai, ruồi đực mang 1 alen lặn là:
IV đúng, số kiểu hình là 3×2×2=12
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định lá không xẻ thùy trội hoàn toàn so với alen b quy định lá xẻ thùy; alen D quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so vói alen d quy định hoa màu trắng, kiểu gen Dd quy định hoa màu hồng. Các gen năm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho cây thân cao, lá không xẻ thùy, hoa màu hồng (P) tự thụ phấn, thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ nâo sau đây không phù hợp với tỉ lệ kiểu hình ở F1?
Đáp án C
Cây thân cao, lá không xẻ thuỳ,
hoa hồng tự thụ phấn (A-B-Dd)
→ tỷ lệ kiểu hình về màu hoa luôn
luôn là 1:2:1 → không thể tạo được
kiểu hình nào đó là 27/tổng số kiểu
hình (27:9:9:9:3:3:3:1=(3:1)3)
Vậy tỷ lệ không phù hợp là C
Câu 33:
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì
Đáp án A
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng
lên quá cao, nguồn sống của môi trường
không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong
quần thể thì các cá thể cạnh tranh gay
gắt, mức sinh sản giảm, tỉ lệ sống sót
của các con non giảm
→ số lượng cá thể giảm
Câu 34:
Hình bên mô tả sự biến động số lựợng cá thể của quần thể thỏ (con mồi) và số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa (sinh vật ăn thịt). Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Nếu số lượng thỏ đang tăng thì chắc chắn số lượng mèo rừng cũng đang tăng và khi số lượng thỏ đang giảm thì số lượng mèo rừng cũng đang giảm.
(II) Khi kích thước quần thể mèo rừng đạt tối đa thì kích thước quần thể thỏ giảm xuống, mức tối thiểu.
(III) Khi kích thước quần thể thỏ đạt tối đa thì kích thước quần thể mèo rừng cũng đạt mức tối đa.
(IV) Số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn lớn hơn số lượng cá thể của quần thể mèo rừng
Đáp án A
Ta thấy số lượng con mồi luôn biến
động trước số lượng vật ăn thịt
I sai, có những thời điểm số lượng
thỏ tăng; số lượng cá thể mèo rừng giảm
II sai, khi kích thước quần thể mèo rừng
đạt tối đa thì kích thước quần thể thỏ
giảm, nhưng chưa phải là tối thiểu
III sai, thường số lượng thỏ đạt tối đa
sau đó số lượng mèo mới đạt tối đa
do thỏ là thức ăn của mèo
IV đúng
Câu 35:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định, gen quy đinh bệnh máu khó đông năm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và người phụ nữ số 3 mang gen gây bệnh máu khó đông. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 6 nguời có thể xác định được chính xác kiểu gen.
II. Có tối đa 15 người mang gen gây bệnh bạch tạng.
III. Xác suất cặp vợ chồng số 13 -14 sinh con gái đầu lòng không mắc cả hai bệnh là 42,5%.
IV. Xác suất cặp vợ chồng số 13 -14 sinh con trai mắc một trong hai bệnh là 16,25%.
Đáp án A
Quy ước gen: A- không bị bạch tạng;
a-bị bạch tạng; B- không bị mù màu;
b- bị mù màu
- Những người bình thường có bố, mẹ,
con bị bạch tạng đều có kiểu gen Aa
- Những người đàn ông mắt nhìn bình
thường có kiểu gen XBY.
1: aa |
2: Aa |
3: |
4: aa |
5: |
6: Aa |
7: |
8: aa |
9: Aa-- |
10: (1AA:2Aa) |
11: aa |
12: Aa |
13: Aa |
14: (2AA:3Aa) |
15: |
Xét các phát biểu:
I đúng.
II đúng, tất cả người trong phả hệ đều
có thể mang alen a
III đúng,
Người số 8: aaXBXb × (7): A-XBY
→ người số 13 chắc chắn mang alen a:
Aa(XBXB:XBXb)
Người số 14:
+ Người số 10 có em gái (11) bị bạch
tạng nên có kiểu gen (1AA:2Aa)
+ người số 9: có bố (4) bị bạch tạng
nên có kiểu gen Aa
→ người số 14: (2AA:3Aa)XBY
Xét cặp vợ chồng 13-14:
Aa(XBXB:XBXb) ×(2AA:3Aa)XBY
↔ (1A:1a)(3XB:1Xb) × (7A:3a)(XB:Y)
→ XS họ sinh con gái không bị cả
2 bệnh là:
(Họ luôn sinh con gái không bị mù màu)
IV đúng, Xác suất cặp vợ chồng số 13 -14
sinh con trai mắc một trong hai bệnh là:
Câu 36:
Theo lí thuyết, năm tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án D
Theo lí thuyết, năm tế bào sinh trứng
có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân
bình thường tạo ra tối đa 5 loại
giao tử (mỗi tế bào tạo 1 loại giao tử)
Câu 37:
Theo lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:1?
Đáp án C
Phép lai
Câu 38:
Thực hiện phép lai giữa gà trống có kiểu gen đồng hợp tử lặn với gà mái chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 6 là mái chân cao: 2 gà mái chân thấp: 3 gà trống chân cao: 5 gà trống chân thấp. theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen quy định theo kiểu tương tác cộng gộp
II. Tất cả gà F1 đều dị hợp tử về hai cặp gen.
III. Lai phân tích gà trống F1 thu được Fa có tỉ lệ gà trống chân cao bằng tỉ lệ gà mái chân cao
IV. Tất cả gà chân thấp ở F2 đều có kiểu gen đồng hợp tử lặn
Đáp án D
Chú ý: Ở gà XX là con trống;
XY là con mái
Xét tỷ lệ kiểu hình chung:
chân cao/thấp = 9/7
→ tính trạng do 2 cặp gen tương tác bổ sung.
Tỷ lệ kiểu hình của 2 giới là khác nhau
→1 trong 2 cặp gen nằm trên NST giới tính.
Quy ước: A-B-: chân cao;
aaB-/A-bb/aabb: chân thấp
Nếu nằm ở vùng không tương đồng trên X:
P: aaXbXb (♂)× AAXBY (♀)
→ F1: AaXBXb × AaXbY
→ (3A-:1aa)(XB-:Xb-)
→ chỉ có 1/4 con chân cao → loại.
Vậy cặp gen Bb nằm trên vùng tương
đồng của cặp NST giới tính.
P: aaXbXb (♂)× AAXBYB (♀)
→ F1: AaXBXb × AaXbYB
→ F2: (1AA:2Aa:1aa)(XBXb:XbXb:XBYB: XbYB)
Xét các phát biểu:
I sai, là tương tác bổ sung
II đúng
III đúng, lai phân tích gà trống F1:
AaXBXb × aaXbYb
→ (Aa:aa)(XBXb: XbXb:XBYb:XbYb)
→ tỷ lệ gà trống chân cao
= gà mái chân cao = 1/8
IV sai.
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cầu trúc tuổi của quần thể?
Đáp án C
Cấu trúc tuổi phụ thuộc vào
môi trường và luôn thay đổi.
(SGK trang 162)
Câu 40:
Ở một quần thể thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Thế hệ xuất phát (P) có 90% số cây quả đỏ, qua giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có 6,25% cây quả vàng. Biết rằng quần thể không chịụ tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đủng?
I. Thành phần kiểu gen của thế hệ (P) là 0,6 Aa: 0,3 AA: 0,1 aa.
II. Nếu cho P giao phấn ngẫu nhiên hai thế hệ rồi cho tự thụ phấn bắt buộc qua ba thế hệ liên tiếp thì ở thế hệ F5 có số cây quả đỏ đồng hợp tử chiếm tỷ lệ 45/64
III. Nếu cho P tự thụ phấn qua hai thế hệ thì thu được F2 có 78,75% cây hoa đỏ
IV. Nếu cho các cây quả đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình là 35 cây quả đỏ:1 cây quả vàng.
Đáp án C
Giả sử cấu trúc di truyền ở P là: xAA: yAa:zaa
Do P ngẫu phối nên F1 đạt cân bằng di truyền có aa = 0,0625 → tần số alen a=0,25; A=0,75
Tần số alen qa
; x=0,6
Cấu trúc di truyền ở P là:0,6AA:0,3Aa:0,1aa
Xét các phát biểu:
I sai.
II sai, nếu cho P giao phấn ngẫu nhiên ta được quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: 0,5625AA:0,375Aa:0,0625aa
Nếu cho quần thể này tự thụ phấn qua 3 thế hệ tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng là:
III đúng, nếu cho P tự thụ phấn qua 2 thế hệ, tỷ lệ cây hoa đỏ là:
IV đúng, cho P giao phấn ngẫu nhiên: 0,6AA:0,3Aa ↔ 2AA:1Aa → tỷ lệ hoa vàng: