Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 23)

  • 13036 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò?

Xem đáp án

Đáp án A

A. nối các đoạn Okazaki với nhau → là nhờ enzim ligaza.

B. tách hai mạch đơn của phân tử ADN → là nhờ enzim helicaza.

C. tháo xoắn phân từ ADN → là nhờ enzim helicaza.

D. tổng hợp và kéo dài mạch mới → là nhờ enzim ADNpolimeraza.


Câu 2:

sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mà hoá acid amin mctionin?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở sinh vật nhân thực, codon mà hoá acid amin metionin (Met) là 5’AUG3’ (codon mở đầu)

Ở sinh vật nhân sơ, cođon mã hoá acid amin foocmin metionin (fMet) là 5’AUG3’


Câu 3:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A, B, D → đúng.

C → sai. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.


Câu 4:

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ø Đột biến gen tiền ung thư: bình thường là gen lặn, là gen quy định yếu tố sinh trưởng, tổng hợp protein, điều hòa phân bào và nó chịu sự kiểm soát của cơ thể chỉ tạo ra 1 lượng sản phẩm vừa đủ cho phân bào. Khi bị đột biến thành gen trội (đột biến trội), thành gen ung thư thì nó không chịu sự kiểm soát và tạo quá nhiều sản phẩm làm tế bào phân chia không kiểm soát được; gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hòa.

Ø Đột biến gen ức chể khối u: bình thường là gen trội làm khối u không thể hình thành được; khi bị đột biến thành gen lặn (đột biến lặn) làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u dẫn đến tế bào xuất hiện tạo khối u.

Như vậy đột biến gen tiền ung thư là:

A → sai. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiên ở tế bào sinh dục.

B → đúng. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

C → sai. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D → sai. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tể bào sinh dục.


Câu 5:

Khi nói về thành phần cấu tạo của gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần cấu tạo của gen cấu trúc:

A → sai. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ mạeh gốc của gen chỉ có chức năng điều hoà sự phiên mã của gen.

B → sai. Vùng điều hoà có chức năng tổng hợp ra protein ức chế điều hoà hoạt động phiên mã của gen.

C → đúng. Vùng điều hoà chứa các trình tự nucleotit đặc biệt giúp cho ARN polimeraza liên kết để khởi động phiên mã và điều hoà phiên mã.

D → sai. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch gốc có chức năng điều hoà và kết thúc sự phiên mã của gen.


Câu 6:

Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình sinh tổng hợp protein:

C → đúng, Đây là quá trình chuyển thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các acid amin trên polipeptit. (hay là dịch các mã bộ ba trên mARN thành các acid amin/polipeptit)

A. đây là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ các acid amin trong tế bào chất của tế bào → không chứng minh được dịch mã

B. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom. → không chứng minh được dịch mã

D. đây là quá trinh truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất → không chứng minh được dịch mã


Câu 7:

Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m, nặng 34 kg (loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm, nặng 4-5 kg (loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?

Xem đáp án

Đáp án A

(loài 1) Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m; nặng 34 kg.

(loài 2) Loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm; nặng 4 - 5 kg.

Nhận xét:

Loài 1 có kích thước lớn hơn (~7 lần) loài số 2

→ loài 1 khả năng sống ờ vùng lạnh hơn loài 2 (vì kích thước to hơn thì khả năng mất nhiệt thấp → dễ sống vùng lạnh).

A. → đúng. Loài 2 sống ở vùng xích đạo (nóng), loài 1 sống ở Nam cực (lạnh).


Câu 8:

Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là:

Xem đáp án

Đáp án B

A. → sai. Bộ não có kích thước lớn  không thể dựa vào kích thước não để so sánh điểm khác cơ bản (não vượn người cũng rất lớn, nhưng không bằng người).

B. → đúng. Có hệ thống tín hiệu thứ 2 (chỉ có người mới có tiếng nói).

C. → sai. Đẻ con và nuôi con bằng sữa  điểm giống nhau.

D. → sai. Khả năng biểu lộ tình cảm  điểm giống nhau (vượn cũng có).


Câu 9:

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh (xuất hiện Băng hà, khí hậu lạnh, khô) loài người xuất hiện.


Câu 10:

Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

    Đột biến → làm thay đổi tần sổ alen và thành phần kiểu gen một cách chậm chạp, vô hướng và đặc biệt tạo ra alen mới.

    Chọn lọc tự nhiên → làm thay đổi tần sổ alen và thành phần kiểu gen theo 1 hướng xác định.

    Di - nhập gen → làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen và có thể có thêm alen mới.

    Giao phối không ngẫu nhiên → không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen.

    Yếu tố ngẫu nhiên → làm thay đôi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng không xác định.


Câu 11:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể đó trong quần thể; kích thước quần thể có 2 cực trị:

+    Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thế phải có, đủ đảm bảo cho quần thể có khả năng duy trì nòi giống.

+    Kích thước tối đa: là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Như vậy:

A → sai. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết đề quần thể tồn tại và phát triển.

B, C, D → đúng.


Câu 12:

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm manh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu → quần thể có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân do:

+    Khi sổ lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động dì truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

+    Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi trong môi trường của quần thể giảm.

+    Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại cùa quần thể và khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án C

Hình tháp sinh thái là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp

A. → sai. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

B. → sai. Các loại tháp sinh thái bao giờ cùng có đáy lớn, đỉnh huớng lên trên. (Chỉ có tháp năng lượng mới đúng)

C. → đúng. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

D. → sai. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. (Chỉ có tháp năng lượng mới chuẩn)


Câu 14:

Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tổng sinh khối phải lớn nhất)


Câu 15:

Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa:

+    Điều kiện môi trường biến đổi lớn theo mùa. Thực vật là cây thường xanh và cây lá rụng theo mùa.

+    Hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.

A. → sai. Nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. ( khu sinh học đồng rêu hàn đới),

C. → sai. Khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. ( khu sinh học rừng lá kim phương Bắc).

D. → sai. Kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều ( khu sinh học rừng lá nhiệt đới).


Câu 16:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

Đáp án A

A → đúng. Vì nó thuộc quan hệ hỗ trợ cùng loài (kiểu quần tụ và hỗ trợ nhau để bắt mồi).

B → sai. Vì nó thuộc quan hệ cạnh tranh cùng loài.

C → sai. Vì nó thuộc quan hệ khác loài (thuộc quan hệ hội sinh).

D → sai. Vì nó thuộc quan hệ hội sinh (khác loài).


Câu 17:

Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là:

A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho?

 

Xem đáp án

Đáp án B

Theo giả thiết: Khi loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và F mất đi. Chỉ có thể xảy ra như sau:

+ Loài D, F chỉ sử dụng loài C làm thức ăn.

+ Loài F chỉ ăn loài D và D chỉ ăn loài C.

+ Loài D chỉ ăn F và F chỉ ăn loài C.

Như vậy chỉ có lưới IV là loài F chỉ ăn D và D chỉ ăn C.


Câu 19:

Tác nhân nào trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở cùa khí khổng là: hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Khi tể bào trương nước khí khổng mở và ngược lại


Câu 20:

Đặc điểm nào không phải của thực vật chịu hạn?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc tính không phải của cây chịu hạn là: khí khổng phân bố đều ở hai mặt lá. Ở cây chịu hạn mặt trên của lá phủ lớp cutin dày và thường có rất ít hoặc không có khí khổng.


Câu 21:

Điều kiện cần thiết cho quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là gì? 

Xem đáp án

Đáp án C

Điều kiện cần thiết cho cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là nhiệt độ 200°C, áp suất 200 atm, tia chớp điện hay trong công nghiệp.


Câu 22:

Pha sáng quá trình quang hợp diễn ra ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Pha sáng quá trình quang hợp điễn ra ở các tylacoic. Vì trên các tylacoic có các phân tử diệp lục.


Câu 23:

Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ra ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án C

    Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
    Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

    Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.


Câu 25:

Khi lao động nặng, có bao nhiêu quá trình sau đây diễn ra đúng?

I.    Quá trình biến đổi glicogen thành glucôzơ ở cơ diển ra mạnh.

II.  Quá trình điều hòa thân nhiệt diển ra mạnh.

III. Quá trình điều hòa thân nhiệt mạnh mẽ, quá trình hô hấp giảm.

IV. Quả trình điều hòa huyết áp và thân nhiệt diễn ra mạnh.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi lao động nặng, nhu cầu oxy và năng lượng đều tăng, đồng thời các sản phẩm bài tiết được tạo ra nhiều, hô hấp diễn ra mạnh mẽ nên các cơ chế điều hòa cân bằng nội môi đều được huy động đến mức tối đa.


Câu 26:

Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Auxin vận chuyển về phía ít ánh sáng chứ không phải về phía được chiếu sáng, lượng auxin nhiều ở phía ít ánh sáng kích thích sự sinh trưởng của tế bào do đó ngọn cây hướng sáng dương. 


Câu 27:

Một phân tử mARN được tổng hợp từ một gen ở sinh vật nhân sơ chứa 1500 ribonucleotit, trong đó số ribonucleotit Adenin gấp hai lần số Uraxin, gấp 3 lần số Guanin và gấp 4 lần so Xitôzin. Số lượng từng loại nucleotit của gen bằng:

Xem đáp án

Đáp án D

Gen (2 mạch)

↓ phiên mã 1 lần (k=1) 
1 phân tử mARN, có

rN=1500mA=2mU=3mG=4mXrN=1500=mA+mU+mG+mXmA=2mU=3mG=4mX 

Số lượng từng loại ribonucleotit  mU= 360mA= 720mG=240mX=180

→ SL từng loại nucleotit/genA=T=mA+mU=1080G=X=mG+mX=420 


Câu 28:

Ở sinh vật nhân sơ, gen thứ I mã hóa một phân tử protein (1 chuỗi polipeptit không tính acid amin mở đầu) có 198 acid amin. Phân tử mARN1 có số lượng từng loại ribonucleotit A : U : G : X lần lượt theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ II dài 2550AO, có hiệu số Adenin với một loại nucleotit khác bằng 20% so với số nucleotit của gen. Hai gen đó gắn liền với nhau làm thành một đoạn phân tử ADN, số nucleotit từng loại của đoạn phân tử ADN là:

Xem đáp án

Đáp án C

A → đúng. Vì

Ø Gen I có aa=198=N6-2N=1200mARN1:mA1=mU2=mG3=mX4=rN10=60010=60 

mA=60, mU=120, mG=180, mX=240

 Số nucleotit từng loại của gen II A1=T1=mA+mU=180G1=X1=mG+mX=420 

Ø Gen II cóL=2550A oN=1500=2A+2GA-G=20%A+G=50%A=35%, G=15%A/G=7/32A+2G=1500A/G=7/3

Số nucleotit từng loại của gen II AII=TII=525GII=XII=225

Vậy số nucleotit từng loại của đoạn ADN (gồm gen I và gen II)AADN=TADN=AI+AII=705GADN=XADN=GI+GII=645


Câu 30:

Xét tổ hợp gen AbaBDd nếu tần số hoán vi gen là 18% thì tỷ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là:

Xem đáp án

Đáp án C

P: AbaBDd 3 cặp gen trên 2 cặp NST khác nhau, hoán vị gen (f)= 18% 

Viết giao tử GP:  AB-=ab-Ab-=aB-(0,5D:0,5d)

→ loại giao tử hoán vị:

( AB-=ab-=0,09)(0,5D, 0,5d)=AB-D=AB-d=ab-D=ab-d=4,5%


Câu 31:

Ở một loài thực vật, A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quà vàng, B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. Cặp bố, mẹ đem lai cỏ kiểu gen Ab/aB, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên như nhau; mọi quá trình khác diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, kết quả nào dưới đây phù hợp với tỷ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thuyết:    

A quy định tính trạng quả đỏ >> a quy định quả vàng

B quy định quả tròn >> b quy định quả bầu dục

+ Hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên.

P: AbaB×AbaBF1 kiểu hình aabb=f2.f2

a. P: Ab/aB × Ab/aB (f)

F1: aabb=f2.f2=0,1225=0,35ab-x0,35ab- 

=> với P mà cho giao tử ab-=0,23<0,25f=46% thỏa mãn.


Câu 32:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBb x aabb F1 gồm các kiểu hình sau: 40A-B- : 40aabb : 10A-bb : l0aaB-. Mọi quá trình diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, hãy cho biết hai gen A và B di truyền theo quy luật nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Dạng tổng quát của bố, mẹ có rồi (Aa, Bb × aa, bb) chỉ cần phân tích kiểu hình lặn ở đời con là sẽ tìm ra quy luật di truyền.

P: Aa, Bb × aa, bb → F1: aabb = 0,4 = 0,4(a, b)/Pbố × 1(a, b)/Pmẹ

P:ABab, f=(0,5-0,4).2=20% 

=> Hai gen A và B liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 20%.


Câu 33:

Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân ly kiều hình theo tỉ lệ là 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi: 

Xem đáp án

Đáp án C

Đây là phép lai 1 tính trạng

P (đỏ) × lặn → F1: 3 trắng : 1 đỏ = 4 tổ hợp giao tử bằng nhau.

= 4 loại giao tử × 100% giao tử lặn.

→ P (hoa đỏ) cho 4 loại giảo tử bằng nhau → Pđỏ: AaBb

Ø P: AaBb (đỏ) × aabb

→ F1: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb

         (1 đỏ)           3 trắng

Quy ước:         A-B-: đỏ

                       A-bb, aaB-, aabb => 9 : 7 bổ sung

A. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính → sai.

B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn → sai.

C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ sung → đúng.

D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp → sai (kiểu cộng gộp là 15 : 1)


Câu 35:

Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai alen là A và a. Tỷ số của tần số tương đối của alen A/a = 4. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ như sau:

Xem đáp án

Đáp án D

 Giả thiết: p(A)q(a)=4p(A)+q(a)=1p(A)=0,8; q(a)=0,2

P: p2AA+2qpAa+q2aa=10,6AA+0,32Aa+0,4aa=1


Câu 36:

Trong trường hợp giảm phân bình thường, tỉ lệ sống của các giao tử là như nhau. Tỉ lệ các loại giao tử ABD tạo ra từ kiểu gen AaBbbD (hoán vị với f = 40%) là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong trường hợp giảm phân bình thường, tỉ lệ sống giao tử như nhau

P:AaBdbD, f=40%G: ABD==0,5xf2=10%+AaG:A=1/2+BdbDG: BD==f2

Vậy G:  ABD==0,5xf2=10% 


Câu 37:

Hiện tượng các gen thuộc những lôcut khác nhau cùng tác động quy định một tính trạng được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: A, a và B, b thuộc 2 lôcut khác nhau cùng tác động để hình thành một tính trạng  2 gen (A, a; B, b) không alen (A và a là alen với nhau, B và b là alen với nhau;  nhưng giữa A, a với B, b là không alen với nhau) thuộc 2 lôcut khác nhau cùng tác động để hình thành một tính trạng gọi là hiện tượng di truyền tương tác gen.


Câu 38:

Một quần thể cân bằng di truyền về nhóm máu. Khi khảo sát hệ nhóm máu A, B, ABO của một quần thể có 14500 người, số cá thể có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là 3480, 5075, 5800, 145. Tần số tương đối của các alen IA, IB, Io lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen IAIBIo 

Pcân bng di truyn=p2(IAIA)+2pr(IA Io)+q2(IBIB)+(IB Io)+2qp( IAIB )+r2(IoIo)= 1

Nhóm máu A có kiểu gen và tỉ lệ: IAIA+IAIop2+2pr= 0,24

Nhóm máu B có kiểu gen và tỉ lệ: IBIB+IBIo= q2+2qr= 0.35

Nhóm máu AB có kiểu gen và tỉ lệ: IAIB2qp=0,4

Nhóm máu O có kiểu gen và tỉ lệ: IoIo= r2= 0,01r(IO)=0,1 thế vào trên tính được p, q.

 


Câu 39:

Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo giả thiết: M (đông bình thường) >> m (khó đông) gen trên X

(Số kiểu gen= C2n+1+n.1= 5 vói n=2 (M, m).

Cụ thể XMXM, XMY, XmXmXmY, XMXm

Cách 1: (bằng suy luận) Để bố, mẹ mà sinh được con trai khó đông (XmY) bằng 1/4. Thì con trai nhận:

+ 1/2 Xm từ mẹ  mẹ: XmXm

+ 1/2Y từ bố bố: XmY hoc XMY

Cách 2: (lấy đáp án tính ra): Vợ chồng của từng đáp án sinh con bệnh:

a. trai bệnh = 50%   b. trai bệnh = 1/4     c. trai bệnh = 1/2     d. bệnh = 0


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:   

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa trên phả hệ hãy đánh số để dễ thấy:

+ 1,2: đều BT → con 5, 6: bệnh → A (bình thường = BT) > a (bệnh)

+ bố 2: (BT thuộc tính trạng trội) → mà con gái 5: (bệnh thuộc tính trạng lặn) => gen trên NST thường (nếu gen trên X thì bố trội thì con gái phải trội giống bố)

Vậy: 8, 9: đều A- mà sinh con 14 (aa) → 8, 9: Aa

Với 8: Aa × 9: Aa → con 15: (A_) = 1/3 AA : 2/3 Aa

Vợ, chồng: 15: (1/3AA : 2/3Aa) × 16: aa

G:  l/2.2/3a       la → F1: aa = l/3

=> khả năng sinh 1 đứa con gái bệnh (aa) = 1/3.1/2 = 1/6c


Câu 41:

sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mà hoá acid amin mctionin?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở sinh vật nhân thực, codon mà hoá acid amin metionin (Met) là 5’AUG3’ (codon mở đầu)

Ở sinh vật nhân sơ, cođon mã hoá acid amin foocmin metionin (fMet) là 5’AUG3’


Bắt đầu thi ngay