Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 30)
-
13096 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
Đáp án A
Kết thúc/mạch gốc của gen |
Bộ ba kết thúc/ mARN |
Không có đối mã kết thúc, vì mã kết thúc trên mARN không mã hóa acid amin. |
3’ATT5’ 3’ATX5’ 3’AX5’ |
5’UAA3’ 3’AAU5’ 5’UAG3’ 3’GAU5’ 5’UAG3’ 3’AGU5’ |
Câu 2:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
Đáp án A
A → đúng. Đột biến điểm đột biến gen => phát sinh alen mới
B → sai. Đột biến dị đa bội => không làm phát sinh (hình thành) alen mới mà nó chỉ tổ hợp thông tin di truyền của cả 2 loài lại.
C → sai. Đột biến tự đa bội => không làm phát sinh alen mới mà chỉ tăng gấp bội số lượng gen lên mà thôi.
D → sai. Đột biến lệch bội => không phát sinh alen mới mà chỉ tăng hoặc giảm số lượng gen.
Câu 3:
Sản phẩm của gen là:
Đáp án B
Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit
Câu 4:
Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng
Đáp án C
Nếu xử lý ADN bằng Acridin thì có thể làm mấy hay thêm 1 cặp nucleotit
+ Nếu Acridin xen vào mạch khuôn → gây ra đột biến thêm 1 cặp nucleotit.
+ Nếu Acridin xen vào mạch mới → gây ra đột biến mất 1 cặp nucleotit.
Câu 5:
Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 170. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng:
Đáp án A
Sự hình thành loải cỏ chăn nuôi Spartina như sau:
P: cỏ gốc Âu (2n = 50) có gốc Mỹ (2n = 70)
G: nA = 25 nM = 35
F1: 2nAM = 60 (bất thụ)
↓ đa bội hóa
F2: 4n = 2nA + 2nM = 120 (hữu thụ và cỏ chăn nuôi hiện nay)
Như vậy cỏ Spartina này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa
Câu 6:
Hình thành loài mới
Đáp án A
A. → đúng. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh, gặp phổ biến ở thực vật. (Ít gặp ở động vật).
B. → sai. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. (Hình thành khác khu vực địa lý diễn ra rất chậm chạp).
C. → sai. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. (Con đường này chủ yếu ở thực vật).
D. → sai. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. (Con đường này diễn ra nhanh nhất).
Câu 7:
Thể song nhị bội
Đáp án A
A. → đúng. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ (trong tế bào có 2nloài thứ 1 và 2nloài thứ 2).
B. → sai. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào thể lưỡng bội.
C. → sai. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. → sai. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
Câu 8:
Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
Đáp án C
P = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1.
=> có tần số alen B/b = 0,6/0,4.
Nhưng nếu các cá thể BB, bb có sức sống kém thì càng về sau tỉ lệ Bb tăng lên. Khi tỉ lệ dị hợp càng lớn thì (gần 100%) =>B = b.
Kết luận
A. → sai. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể => Nếu vậy thì dị hợp cũng không có khả năng sống.
B. → sai. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi => Nếu vậy thì khả năng sống các kiểu gen như nhau.
C. → đúng. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
D. → sai. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể => Nếu vậy thì chỉ khả năng sống của hình lặn kém thôi.
Câu 9:
Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
Đáp án B
- Môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất thường thay đổi có tính chu kì, chủ yếu là chu kì mùa và chu kì ngày, đêm.
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kì của các nhân tố sinh thái.
A → đúng. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn =>nhịp sinh học theo ngày, đêm.
B → sai. Cây mọ trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng => đây là hiện tượng hướng sáng chứ không phải nhịp sinh học.
C, D → đúng về nhịp sinh học theo mùa.
Câu 10:
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động
Đáp án B
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino; cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. Đây là kiểu biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.
Câu 11:
Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
Đáp án D
Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn thì sinh vật sản xuất (SVSX) có tổng sinh khối lớn nhất. (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng cấp 1 (tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ) có tổng sinh khối lớn nhất, nhờ đó mới cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau, …và qua mỗi bậc dinh dưỡng tổng năng lượng mất đi khoảng 90%)
Câu 12:
Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được
Đáp án B
Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được giải phóng ra môi trường dưới dạng nhiệt mà không bao giờ trở lại ban đầu (ban đầu là quang năng của ánh sáng mặt trời).
A. → sai. Tái sử dụng cho các hoạt động của sinh vật.
B. → đúng. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
C. → sai. Trở lại môi trường ở dạng ban đầu.
D. → sai. Tích tụ ở sinh vật phân giải.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh thái?
Đáp án B
Các loại tháp sinh thái
- Tháp số lượng: dựa trên tổng số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích (có nhiều dạng).
- Tháp sinh khối: dựa trên tổng khối lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng).
- Tháp năng lượng: dựa trên tổng năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian (đây là tháp chuẩn nhất, luôn có một dạng đáy lớn đỉnh bé).
Như vậy: B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 14:
Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
A. → đúng. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục vòng tuần hoàn kín. Vì một phần C tách ra khỏi chu trình lắng đọng và tạo lớp trầm tích.
B. → đúng. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. → sai. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. (CO2 được trả lại môi trường do hô hấp; đốt cháy, hoạt động của của con người….).
D. → đúng. Vì thực vật lấy CO2, H2O để tổng hợp ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ thực vật có sắc tố quang hợp.
Câu 15:
Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
Đáp án D
Kích thước quần thể tại thời điểm t: . Với (ban đầu)
B = 12% một năm, D = 8% một năm, I = 0; E = 2%
Sau 1 năm
Câu 16:
Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động?
Đáp án C
Nguyên nhân chính làm khí khổng mở chủ động là: ánh sáng tác động vào lá. Đó chính là phản ứng mở quang chủ động.
Câu 17:
Khi nói đến nitơ đối với cây trồng, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Cây không có khả năng hấp thụ nito hữu cơ trong xác sinh vật. Mà cây chỉ hấp thụ nito đó sau khi đã được các vi sinh vật trong đất khoáng hóa tạo ra NH4+ và NO3-.
Câu 18:
Quá trình quang hợp đã thải ra môi trường sống những chất nào?
Đáp án B
Trong quang hợp, nhờ có diệp lục đã hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2 theo phương trình tổng quát
6CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Đối với mô đang sinh trưởng, mất nước một ít trong thời gian ngắn làm tăng cường độ hô hấp, nếu mất nước trong một thời gian dài thì cường độ hô hấp sẽ giảm.
Câu 20:
Quá trình thoát hơi nước qua mặt lá, người ta thấy bề mặt dưới lá thoát mạnh hơn mặt trên. Giải thích nào sau đây đúng?
Đáp án D
Thoát hơi nước qua mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá là do: khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới lá, mà sự thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng.
Câu 21:
Một vi khuẩn bị đột biến gen nên có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactozo ngay cả khi có hoặc không có lactozo trong môi trường. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?
1. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không bám được.
2. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN polimeraza không bám vào được
3. Đột biến đã xảy ra ở gen điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng.
4. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc.
Đáp án A
Theo giả thuyết: Do gen đột biến nên có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactozo (sản phẩm) ngay cả khi có hay không có lactozo trong môi trường => Do gen đột biến mà làm Operon luôn hoạt động trong mọi môi trường. Gen đột biến có thể:
1. → đúng. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không tác động vào được.
2. → sai. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN polimeraza không bám vào được. → vậy operon không hoạt động được.
3. → đúng. Đột biến đa xảy ra ở gen điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng.
→ làm cho chức năng ức chế không còn nữa.
4. → sai. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc. → chỉ có thể liên quan đến sản phẩm.
Câu 22:
Dựa trên hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn thú ăn thịt.
II. Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.
III. Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.
IV. Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → miệng (nhai kỹ) → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế.
Đáp án D
Câu 23:
Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon Lac là đúng?
Đáp án C
A. → sai. Khi môi trường có lactozo thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành. (phân tử đường này sẽ liên kết với protein ức chế mới đúng)
B. → sai. Khi môi trường không có lactozo thì phân tử ARN polimeraza không thể liên kết được với vùng vận hành. (không thể liên kết vùng khởi động mới đúng).
C. → đúng.
D. → sai. Khi môi trường không có lactozo thì phân tử protein ức chế sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động. (phân tử protein ức chế không liên kết với enzim ARN polimeraza hay với vùng khởi động mà chỉ liên kết vời vùng vận hành O để kìm hãm hoạt động operon)
Câu 24:
Ở hệ tuần hoàn, tim 4 ngăn có nhiều ưu điểm. Số phát biểu đúng về ưu điểm của tim 4 ngăn?
I. Lực co bóp của tim mạch nên đẩy máu đi được xa.
II. Máy chảy trong động mạch nhanh và áp lực mạnh.
III. Khả năng điều hòa và phân phối máu tới các cơ quan nhanh chóng.
IV. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn.
Đáp án D
Câu 25:
Dựa trên hình vẽ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(I) Hình trên thể hiện hiện tượng hướng sáng dương của rễ và hướng sáng âm của thân.
(II) Mặt (3) của thân phân chia chậm hơn mặt (4), do mặt (3) có nồng độ auxin tập trung ít hơn.
(III) Các tế bào mặt (4) có khả năng phân chia nhanh hơn mặt (3) nên làm uốn cong thân phía ánh sáng (2).
(IV) Nếu như 2 mặt của thân (3) và (4) mà được cung cấp ánh sáng đều như nhau thì ngọn cây sẽ vươn thẳng lên.
Đáp án A
I, II, III → sai.
IV → đúng.
Câu 26:
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AAaaBBbb AAAABBBb. (2) AaaaBBBB AaaaBBbb.
(3) AaaaBBbb AAAaBbbb. (4) AAAaBbbb AAAABBBb.
(5) AAAaBBbb Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 8 : 4 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 là:
Đáp án C
(1) AAaaBBbb AAAABBBb
F1 có kiểu gen = [1:4:1][1:5:5:1]= 20:20:5:5:5:5:4:4:1:1:1:1
=>sai (giả thuyết cho kết quả khác)
(2) AaaaBBBB AaaaBBbb
F1 có kiểu gen = (1:2:1)(1:4:1)= 8:4:4:2:2:1:1:1:1=> đúng
(3) AaaaBBbb AAAaBbbb (giải như trên)
→ F1 có kiểu gen 8:4:4:2:2:1:1:1:1 => sai.
(4) AAAaBbbb AAAABBBb
→ F1 có kiểu gen 8:4:4:2:2:1:1:1:1 =>sai.
(5) AAAaBBbb Aaaabbbb. (giải như trên)
→ F1 có kiểu gen =(1:2:1)(1:4:1)= 8:4:4:2:2:1:1:1:1=> đúng
(6) AAaaBBbb AAaabbbb
→ F1 có kiểu gen 8:4:4:2:2:1:1:1:1 =>sai.
Câu 27:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:
Đáp án D
Theo giả thiết: A quy định hoa đỏ >> a quy định hoa vàng
P = xAA + yAa + zaa = 1 (x + y + z = 1)
Tự phối n = 2 thế hệ: F2
Vậy TL đỏ (A-)= 1-aa= 1- = 5/8= 62,5%
Câu 28:
Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội AAAa Aaaa cho đời con có kiểu gen aaaa chiếm tỷ lệ.
Đáp án C
P: AAAa Aaaa
G: (1Aa : 1aa)(1Aa : 1aa)
F1: 1AAaa : 2AAaa : 1aaaa → aaaa = 0
(hay chỉ cần viết giao tử rồi tính tỉ lệ kiểu gen: aaaa = 0.1/2 = 0)
Câu 29:
Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
Đáp án C
Theo lý thuyết siêu trội, con lai ở trạng thái dị hợp càng nhiều gen càng tạo ra hiệu quả bổ trợ cao nhất → Ưu thế lai tốt nhất. Vậy phép nào sinh ra con dị hợp nhiều gen nhất là có ưu thế lai cao nhất.
A. AABbdd AAbbdd AABbdd
B. aabbdd AAbbDD AabbDd
C. aabbDD AABBdd AaBbDd =>dị hợp cả 3 gen => ưu thế lai tốt nhất.
D. aaBBdd aabbDD aaBbDd
Câu 30:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỷ lệ 1/16?
Đáp án D
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;
B quy định quả màu đỏ >> b quy định quả màu trắng;
Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc.
Tỷ lệ kiểu hình thấp, trắng (aabb) ở đời con của từng phép lai:
A. aabb = 1/2.0 = 0 B. aabb = 1/4.0 = 0
C. aabb = 1/4.1/2 = 1/8 D. aabb = 1/4.1/4 = 1/16 => đúng
Câu 31:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây Q) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 160 cây thân cao, chín sớm, 160 cây thân thấp, chín muộn, 40 cây thân cao, chín muộn, 40 cây thân thấp, chín sớm. Kiểu gen của cây Q và tần số hoán vị gen là:
Đáp án B
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;
B quy định quả chín sớm >> b quy định quả chín muộn;
P: A-B- (Q) aabb → F1: 4A-B- : 4aabb : 1A-bb : 1aaB-
→ P: (Aa, Bb) (Q) (aa, bb) → F1: 0,4aabb = 0,4.1
Với Q (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,4 → GQ:
=> Q: và f = 20%
Câu 32:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 52,5%. Theo lý thuyết, trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỷ lệ:
Đáp án A
A quy định thân xám >> a quy định thân đen;
B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt;
D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng (ở ruồi giấm chỉ con cái mới hoán vị)
→ F1: kiểu hình = (x : y : y : z)(3 : 1)
F1: A-B-D- = 0,525 → A-B- = 0,525/0,75 = 0,7
→ aabb = 0,7 – 0,5 = 0.2 = 0,5 x 0,4 → f = 20% (vì ♀ cho giao tử ab = 40%)
→ 1 giao tử hoán vị = 10% => f = 20%
Vậy ♂ A-bbXDY = (0,25 – aabb)(1/4) = (0,25 – 0,2).1/4 = 1,25%.
Câu 33:
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Cây N có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).
(4) Cây A có thể là thể ba.
Đáp án B
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử => 41.2n-1 = 128 → 2n = 12
- Cây A và B cùng loài → thấy tế bào M (thuộc cây A) có 14 NST đơn chia 2 nhóm → mỗi nhóm có 7 NST đơn.
+ Nếu nguyên nhân mà tb bình thường thì k. sau có 2n.2 = 24 đơn.
+ Nếu tế bào đột biến 2n + 1 → thì kỳ sau NP là (2n +1).2 = 26 NST đơn.
+ Nếu giảm phân 1 thì NST kép.
+ Vậy chỉ có giảm phân 2 mà lại thấy 14 đơn → tế bào này tạo ra cuối giảm phân 1 là nk = 7 kép.
Vậy thì tế bào trước khi giảm phân thuộc tb đột biến 2n + 1 = 13 hay 2n + 2 = 14,…
Kết luận
(1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 → sai. Đúng phải là 2n = 12.
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II → đúng (đã giải thích ở trên).
(3) Quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1) → Sai. Vì tế bào đó giảm phân nên có thể cho giao tử: n + 1 = 7,…
(4) → sai. Cây A có thể là thể ba → đã giải thích ở trên.
Câu 34:
Giả sử ở một giống ngô alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hạt trắng. Một trung tâm giống đã tạo ra giống ngô hạt vàng. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống này, người ta ngẫu nhiên 2000 hạt đem gieo thành cây, sau đó cho 2000 cây này giao phấn với các cây hạt trắng, thu được đời con có 3% cây hạt trắng. Theo lý thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
Đáp án A
A-vàng > a-trắng
P: 2000 cây (P) trắng (aa) → F1: trắng (aa) = 3%
→ G: 0,97A : 0,03 1a
Gọi P = xAA : yAa : zaa (x + y + z = 1) nhưng vì để kiểm tra độ thuần của P P không thể có lặn (aa)
P = xAA : yAa (x + y = 1)
→
PA- = 94%AA : 6%Aa
Vậy:
A → đúng. Vì nếu cho 2000 cây P giao phấn → trắng (aa)/F1 = 0,032 = 0,09% đúng
B → sai. Vì PA- = 94%AA : 6%Aa gồm 2000 hạt thì số hạt có kiểu gen dị hợp (Aa) = 2000.6% = 120 hạt.
C → sai. Vì PA- = 94%AA : 6%Aa tự thụ
+ 0,94 (AAAA) → F1: 0,94 (A-)
+ 0,06 (AaAa) → F1: 0,06 (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa)
Vậy đời con số cây hạt vàng (A-) = 1 – 0,06.1/4 97%.
D → sai.
Vì PA- : (94%AA : 6%Aa)(94%AA : 6%Aa)
G: 0,97 : 0,03a 0,97A : 0,03a
F1: số A- có kiểu gen đồng hợp = 0,97.0,97 97%
Câu 35:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 49,5%. Theo lý thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ:
Đáp án B
P:
+ 2 gen A, B trên cùng 1 NST, trong trường hợp hoán vị và liên kết cho khác nhau, nên phải tìm kiểu hình A-B-. Phép lai P → F1 thỏa quy tắc x : y : y : z
+ Phép lai P.XDXd XDY → F1: 3/4D- : 1/4dd
→ F1: A-B-D- = 0,495 A-B- = 0,495/0,75 = 0,66 = x
=> aabb = 0,66 – 0,5 = 0,16
=> A-bb = aaB = 0,25 – 0,16 = 0,09 = y
Vậy:
Câu 36:
Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D trên cùng một phía của tâm động. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là:
Đáp án D
Theo giả thiết: 4 gen cùng trên 1 NST
+ d(AB) = 1,5cM; d(BC) = 16,5cM; d(AC) = 18cM
→ AC = AB + BC => Vị trí gen B giữa A và C →A B C
+ d(BD) = 5cM; d(BC) = 16,5cM; d(CD) = 20cM
→ CD = BC + BD => Vị trí gen B giữa C và D → D B C
Mà CD dài nhất => trật tự là D A B C
Vậy trật tự 4 gen trên NST: DABC hay CBAD
Câu 37:
Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử, theo lý thuyết, trong tổng số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử abDE chiếm tỉ lệ:
Đáp án D
Giả thuyết cho: d(AB) = 40cM → fAB = 40%
P: → giao tử: abDE = (1 – f)/2. 1 → D đúng
Chú ý: Dù là phép lai hay viết giao tử thì cứ các gen thuộc các cặp NST khác nhau ta hãy xét riêng lẻ rồi xác định tỷ lệ riêng lẻ theo yêu cầu, sau đó mới nhân các tỷ lệ riêng đó thành kết quả chung theo yêu cầu.
Câu 38:
Bệnh Phêninkêtô niệu có thể điều trị bằng phương pháp nào sau đây?
Đáp án D
A. → sai. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được. → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninalanin.
B. → sai. Thay đổi kiểu gen → không thể thay đổi kiểu gen của cơ thể.
C. → sai. Chiếu phóng xạ → không thể chiếu phóng xạ thay đổi kiểu gen của cơ thể.
D. → đúng. Tác động vào kiểu hình → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninalanin
Câu 39:
Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:
Đáp án D
Theo giả thiết: A quy định thuận tay phải >> a quy định thuận tay trái
P = xAA + yAa + zaa = 1 (x + y + z =1)
Gọi p, q là tần số alen A, a
Giả thiết cho (A-) = 64% → thuận trái (aa) = q2 = 0,36 → q = 0,6 → p = 0,4
P: vợ (aa) chồng A-(aa)
P vợ (aa) chồng A-()
G 1a 5/8A : 3/8a
→ F1: 5/8Aa : 3/8aa
Xác suất sinh một con thuận phải (A-) cần tìm = 5/8 = 62,5%.
Câu 40:
Biết rằng máu khó đông do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có trên Y. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì:
Đáp án B
P: ♂ XMY ♀ XmXm → F1: 1XMXm : 1XmY
A. → sai. Con trai và con gái đều có thể bị bệnh → con gái không bị.
B. → đúng. Tất cả con trai bị bệnh.
C. → sai. Tất cả con đều bình thường → con gái BT còn con trai bệnh.
D. → sai. Tất cả con gái bị bệnh → con gái không bị.