Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết
Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 19)
-
13032 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giới hạn sinh thái?
Đáp án B
A sai, ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không
tồn tại được
C sai, giới hạn sinh thái đúng với mọi nhân
tố sinh thái
D sai, giới hạn sinh thái là khoảng giá trị
của một nhân tố thái mà ở đó sinh
vật phát triển ổn định theo thời gian
Câu 2:
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong. Giải thích nào sau đây không đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?
Đáp án C
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới
mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái
và dễ bị diệt vong
Câu 3:
Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:
Đáp án C
Trong quá trình phát triển của thế giới
sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật
ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc
điểm dương xỉ phát triển mạnh
Câu 4:
Ở ngô, tính trạng kích thước về chiều cao của thân do 3 gen quy định, mỗi gen có 2 alen. Mỗi alen lặn làm cây cao thêm 10 cm, chiều cao cây thấp nhất 80 cm. Chiều cao của cây cao nhất là
Đáp án D
Cây cao nhất có 6 alen lặn nên có
chiều cao 80 + 6×10=140cm
Câu 5:
Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến
Đáp án C
Trước đột biến: ABCDEFG*HI
Sau đột biến: ABCDEH*GFI
Dạng đột biến xảy ra là: đảo đoạn chứa
tâm động và làm thay đổi
hình dạng nhiễm sắc thể.
Câu 6:
Ở người, alen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng. Biết mọi người khác trong gia đình bình thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của bố mẹ là
Đáp án C
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường.
Con trai bị bệnh → bố mẹ đều dị hợp
Câu 7:
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ thành phần chủ yếu gồm
Đáp án D
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực
được cấu tạo từ thành phần chủ yếu
gồm ADN và prôtêin loại histon
Câu 8:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống nho cho quả to, không có hạt.
(5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(7) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
Những thành tựu có ứng dụng công nghệ tế bào là
Đáp án C
Những thành tựu có ứng dụng công nghệ tế
bào là : (2), (4), (6).
(1), (3), (5), (7) là ứng dụng của CN gen
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bằng chứng sinh học phân tử?
Đáp án D
A sai, đây là bằng chứng tế bào học
B sai, mã di truyền ở các loài là giống nhau
C sai, ADN đặc trưng cho loài.
Câu 10:
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
Đáp án C
Trong quá trình nguyên phân,
các NST co xoắn cực đại ở kỳ giữa
Câu 11:
Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
Đáp án C
Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ
cho cơ thể thực vật tiết ra có tác
dụng điều hòa hoạt động của cây
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng? Ở sinh vật nhân thực, phân tử ADN bền vững hơn phân tử mARN vì
Đáp án B
ADN và ARN đều có 4 loại đơn phân
Câu 14:
Quần thể nào dưới đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?
QT 1: 1AA; QT 2: 0,5AA : 0,5Aa;
QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa; QT 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
Đáp án B
Quần thể có cấu trúc di truyền:
xAA:yAa:zaa
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn
công thức:
Quần thể đạt cân bằng di truyền là 1,4
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ổ sinh thái?
Đáp án B
Ổ sinh thái khác nơi ở.
Câu 16:
Gen B có 250 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1530, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
Đáp án D
Ta có H=2A+3G ;
G=250 →A=390
Đột biến thay thế làm giảm 1 liên
kết hidro là dạng thay 1 cặp G-X
bằng 1 cặp A-T
Gen đột biến sẽ có G = X = 249;
A = T = 391
Câu 17:
Các hệ quả rút ra từ nguyên tắc bổ sung là
1. A = T, G = X, = 1.
2. Trong ADN, tổng hai loại nuclêôtit có kích thước lớn (A, G) luôn luôn bằn tổng hai loại nuclêôtit có kích thước nhỏ (T, X).
3. Biết trình tự nuclêôtit của mạch này ta suy ra trình tự nuclêôtit của mạch kia.
4. A = G, T = X, = 1
Phương án đúng là
Đáp án A
Các hệ quả rút ra từ nguyên tắc
bổ sung là : 1, 2, 3
Câu 18:
Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen , khi theo dõi 1000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện co 900 tế bào xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen bằng
Đáp án C
Tần số HVG = số tế bào có
HVG/2 =
Câu 19:
Cho các phát biểu sau về kích thước quần thề.
(1) Được tính bằng số lượng hoặc khối lượng hoặc năng lượng của tất cả các cá thể trong quần thể.
(2) Kích thước tối đa là số lượng các thể tối đa mà quần thể có thể đạt được.
(3) Khi kích thước quần thể vượt mức đạt tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
(4) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.
(5) Kích thước quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Số phát biểu đúng về kích thước quần
thể là :1,3,4
2- sai, kích thước tối đa của quần thể là
số lượng các thể tối đa mà quần thể có
thể đạt được phù hợp với khả năng
cung cấp của môi trường
5- sai, đây là mật độ cá thể
Câu 20:
Trong các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất?
Đáp án A
Nhân tố khí hậu ảnh hưởng thường xuyên
và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng
cá thể của quần thể.
Câu 21:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy đinh hoa vàng, thế hệ ban đầu có 1 cây hoa đỏ (Aa) và 2 cây hoa vàng (aa). Cho 3 cây trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. Theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ thứ 4 là
Đáp án A
1Aa :2 aa → tần số alen: 1A: 5a
ở F4 cấu trúc di truyền là
1/36AA: 10/36Aa:25/36aa
Câu 22:
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
Đáp án A
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong
quần thể thường gặp khi điều kiện sống
phân bố một cách đồng đều và có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể
Câu 23:
Cho 1 quần thể thực vật có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp bằng
Đáp án A
Sau 4 thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ
dị hợp tử là:
Tỷ lệ đồng hợp là 15/16 =93,75%.
Câu 24:
Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Có dạng đột biến đảo đoạn gồm tâm động
Câu 25:
Ở một loài thú, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu ? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến.
Đáp án A
- Quy ước gen: A-B-: đen;
A-bb + aaB- + aabb: trắng.
- F2: 9 đen, 7 trắng
(chỉ có con đực trắng đồng hợp lặn)
→ F1 dị hợp 2 cặp gen và gen Aa
hoặc Bb nằm trên NST giới tính X.
- F1 x F1: AaXBXb × AaXBY
- F2: (1AA:2Aa:1aa)(1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY)
- Đen F2 giao phối với nhau:
(1/3AA:2/3Aa)(1/2XBXB:1/2XBXb) × (1/3AA:2/3Aa)XBY
- F3: Tỉ lệ con đen = A-XB-
= (1-aa)(1-XbY)= (1- 1/3 x 1/3)(1 – 1/4 x 1/2) = 7/9
Câu 26:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
Đáp án B
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong
những vai trò của enzim ADN pôlimeraza
là tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc
bổ sung với mạch khuôn của ADN
Câu 27:
Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng
Đáp án B
Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở
thành hai loài mới nếu chúng trở nên
cách li sinh sản với nhau.
Câu 28:
Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Giao phấn giữa một cây quả vàng với một cây quả đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con F1 là
Đáp án B
Cây quả đỏ có kiểu gen AA hoặc Aa
Cây quả vàng: aa
Đời con sẽ cho kiểu hình 100% quả đỏ
hoặc 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 29:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong quần thể người đã cân bằng, tỉ lệ người dị hợp Aa trong số người bình thường là 1%. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh 1 đứa con trai bạch tạng là
Đáp án D
P: A- × A-
P sinh con bị bạch tang khi đều là Aa.
Xác suất để P đều là Aa: 0,012 = 0,0001.
Khi đó: Aa × Aa → 1/4aa
→ Xác suất vợ chồng bình thường sinh
trai con bạch tạng:
1/2 × 0,0001 × 1/4
= 0,000125 = 0,00125%
Câu 30:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P) thu được ở F1 có 4 kiểu hình. Trong đó, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là
Đáp án A
F1: có 4 loại kiểu hình
→ P dị hợp 2 cặp gen
F1: aabb = 1%
→ mỗi bên cho giao tử ab = =0,1
→ mỗi bên cho giao tử AB = 0,1
→ tỉ lệ kiểu gen AABB
= 0,1 × 0,1 = 0,01
Câu 31:
Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ gồm 7 loại bộ ba mã sao với số lượng từng loại như sau: 1GUG, 1UAG, 40XAX, 60XXA, 68GXG, 150AUU, 180GXA. Gen đã tổng hợp mARN ở trên chứa từng loại nuclêôtit là:
Đáp án B
Số nucleotit từng loại của mARN là:
A= 1+40+60+150+180 =431
U= 1+1+150×2=302
G=1×2+1+68×2+180=319
X= 40×2+68+60×2+180 = 448
Ta có A=T=rA +rU= 733
G=X=767
Câu 32:
Xét các ngành thực vật sau:
(1) Hạt trần
(2) Rêu
(3) Quyết
(4) Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở
Đáp án A
Sinh sản bằng bao tử có ở Rêu và Quyết
Câu 33:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Theo lý thuyết, trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp là
Đáp án D
A : nảy mầm > a: không nảy mầm
Tỉ lệ hạt nảy mầm 6400/10000 = 0,64
→Tỉ lệ hạt không nảy mầm
aa = 1 – 1 0,64 = 0,36
QT đạt cân bằng di truyền nên
fa = √0,36 = 0,6
→ fA = 1 – 0,6 = 0,4
tỉ lệ KG : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
số hạt nảy mầm:
AA==25%
Câu 34:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
Đáp án C
Ta có cặp vợ chồng:1,
2: bố mẹ bình thường, con gái bị bệnh
→ gen gây bệnh là gen lặn và nằm trên
NST thường, vì bố bình thường mà
con gái bị bệnh.
Quy ước gen:
A : bình thường; a bị bệnh.
- Xét bên người chồng III.15
Bố mẹ bình thường sinh con gái 16
bị bệnh → bố mẹ (10),(11) có kiểu
gen Aa → người III.15 : 1AA:2Aa
Xét bên người vợ: III.14
- Xét người số 8: có bố (4) bị bệnh
nên có kiểu gen: Aa
- Xét người số 7, bố mẹ bình thường
nhưng có em gái (5) bị bênh
→ người 7 có kiểu gen: 1AA:2Aa
- Vậy người 14 là con của cặp vợ
chồng (7)×(8) có kiểu gen
(1AA:2Aa)×Aa là (2AA:3Aa)
Phép lai giữa người
III.14 × III.15 : (2AA:3Aa)×(1AA:2Aa)
↔(7A:3a)×(2A:1a), xác suất sinh con
đầu lòng không mang gen gây bênh
(AA) là 14/30 = 7/15
Câu 35:
Xét các tập tính sau :
(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại
(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
(3) Ve kêu vào mùa hè
(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là
Đáp án A
Những tập tính bẩm sinh là 3,5
Các ví dụ khác là tập tính học được
Câu 36:
Cho các nhân tố sau:
I. Giao phối không ngẫu nhiên. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Đột biến gen. IV. Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là
Đáp án D
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại,
những nhân tố làm thay đổi tần số
alen của quần thể là II và III.
Giao phối không làm thay đổi tần
số alen của quần thể
Câu 37:
Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu rối loạn phân li xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường số 1 trong lần giảm phân thứ nhất ở một số tế bào sinh tinh thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
Đáp án A
* Xét cặp NST thường số 1:
- Giảm phân bình thường:
+ VD: Con đực AB/ab giảm phân cho 2
loại giao tử: AB, ab.
+ VD: Con đực Ab/aB giảm phân cho 2
loại giao tử: Ab, aB.
→ Cho tối đa 4 loại giao tử bình thường
trong quần thể.
- Rối loạn trong giảm phân I:
+ VD: Con đực AB/ab giảm phân cho 2
loại giao tử: AB/ab, O.
+ VD: Con đực Ab/aB giảm phân cho 2
loại giao tử: Ab/aB, O.
→ Cho tối đa 3 loại giao tử đột biến trong
quần thể.
→ Cặp NST số 1 cho tối đa 7 loại giao tử
trong quần thể.
* Xét cặp NST thường số 2 và số 3:
Tương tự, mỗi cặp NST chứa 2 cặp gen
dị hợp, giảm phân bình thường cho tối
đa 4 loại giao tử trong quần thể.
* Xét cặp NST giới tính XY:
- VD: Con XBY giảm phân cho 2 loại
giao tử: XB, Y.
- VD: Con XbY giảm phân cho 2 loại
giao tử: Xb, Y.
→ Cho tối đa 3 loại giao tử.
* Tổng số loại giao tử tối đa trong quần thể
= 7 × 4 × 4 × 3 = 336
Câu 38:
Cho các phát biểu sau đây về các cơ chế cách li và quá trình hình thành loài
I. Hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần thiết phải có sự tham gia của cách li địa lý.
II. Mọi con đường hình thành loài ở các loài giao phối đều cần có sự tham gia của cách li sinh sản.
III. Mọi con đường hình thành loài đều có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
IV. Hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái đều diễn ra trong cùng khu phân bố.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Các phát biểu đúng là: I, II, III
IV sai vì hình thành loài bằng con
đường địa lý xảy ra khác khu vực địa lý
Câu 39:
Một nhóm tế bào sinh tinh có kiểu gen AaDdEe giảm phân hình thành giao tử bình thường, theo lý thuyết số loại giao tử tối đa tạo ra từ cơ thể này là
Đáp án C
Cơ thể có kiểu gen AaDdEe giảm phân
hình tối đa 8 loại thành giao tử
Câu 40:
Một trong những đặc điểm của thường biến là
Đáp án B
Đặc điểm của thường biến là xuất hiện
đồng loạt theo một hướng xác định.