Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 27)

  • 13024 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Loại ARN đa dạng nhất là:

Xem đáp án

Đáp án A

A. mARN → Có số loại nhiều nhất trong tế bào, nhưng số lượng ít nhất (5%).

B. tARN → Có khoảng 61 loại tARN (vì có 6 codon mã hóa trên mARN → 61 loại tARN).

C. rARN → Có số loại ít nhất nhưng hàm lượng thì nhiều nhất (70%).

D. ARN enzim (ribozim) → không liên quan.      


Câu 2:

Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là:

Xem đáp án

Đáp án B                          

Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian ADN là:

A. Sacrap → Chứng minh A+GT+X=1 

B. Oat =xơn và Cric → mô hình cấu trúc không gian của ADN.

C. Páp =lốp → Phản xạ có và không điều kiện.

D. Moogan → Quy luật di truyền liên kết hoàn toàn và liên kết không hoàn toàn.


Câu 3:

Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

Xem đáp án

Đáp án D

A → đúng. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit cấu trúc của gen.

B → đúng. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

C → đúng. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

D → sai. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể (đây là đột biến cấu trúc NST)


Câu 4:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động (promoter) là:

Xem đáp án

Đáp án D

A. → sai. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã  không có, không thuộc vùng nào cả.

B. → sai. Những trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã đây thuộc vùng vận hành O.

C. → sai. Những trình tự nucleotit mang thông tin mã hóa cho phân tử protein ức chế  gen điều hòa R.

D. → đúng. Nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã  đây mới chính là vùng khởi động P.


Câu 5:

Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa  Aaaa cho đời con có tỷ lệ phân ly kiểu hình là:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả thuyết: cây 4n → giảm phân cho giao tử 2n

  (4 alen của 1 gen → giao tử: 2 alen của 1 gen)

P:              AAaa   ×   Aaaa

G (1AA : 4Aa : 1aa)(1Aa: 1aa)

(5T : 1L)(1T : 1L) (chuyển về giao tử trội, lặn để tổ hợp xác định tỉ lệ kiểu hình nhanh, đơn giản)

F1 : 11T : 1L = (11 đỏ : 1 vàng) (chỉ có giao tử lặn bố kết hợp giao tử lặn mẹ mới sinh kiểu hình lặn; còn lại là sinh ra kiểu hình trội cả)

Chú ý: Một số kiểu kết luận đúng, sai

P1: Aaaa   x   aaaa

G: (5T : 1:L)(1L) = F1 : 5T : 1L

Có thể kết luận sau: 5/6 cây ở F1 là hoa đỏ → đúng

Mỗi cây F1 có 5/6 số quả đỏ : 1/6 số quả vàng → sai

P2: AAaa   x   Aaaa → F1: (5T : 1L)(1T : 1L) = 11T : 1L

Có kiểu kết luận: 11/12 cây đỏ → đúng

P3: AAaa   x   Aaaa → F1: (5T : 1L)(5T : 1L) = 35T : 1L

Có kiểu kết luận: 1/36 cây vàng → đúng

Số kiểu gen = 5, tỷ lệ kiểu gen = 1 : 8 : 18 : 8 : 1

P4: Aaaa   x   aaaa → F1: các kết luận đúng

Kiểu hình = 2 [(1T : 1L)(1L) = 1T : 1L

Số kiểu gen = 2 kiểu gen = 1 : 1

Kiểu hình: 1/2 cây vàng

 


Câu 6:

Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:

Xem đáp án

Đáp án D

A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3 → Bệnh này chỉ ở nam.

B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. → Bệnh này có nhiều ở nam, ít nữ (bệnh do gen đột biến lặn trên X).

C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao → Bệnh này có ở nam và nữ.

D. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ → Bệnh này có ở nữ (XXX, XO).

=> D đúng

Chú ý: Bệnh khó gặp ở nữ là bệnh do đột biến gen lặn trên X, nam chỉ cần nhận 1 gen lặn (Xa) từ mẹ là đã xuất hiện. Còn nữ đòi hỏi phải có 2 gen lặn (XaXa) mới xuất hiện nên khó hơn.


Câu 7:

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ:

Xem đáp án

Đáp án D

Một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn

Phép lai 4 cặp gen/4 cặp NST (phân ly độc lập)

P: AaBbDdHh   ×   AaBbDdHh 

 (Aa×Aa)(Bb×Bb)(Dd×Dd)(Hh×Hh)

¦ Cách 1: Vì 4 phép lai đơn giống nhau nên kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: T1T2T3L4C14=(3/4)2.(1/4)1.C14=27/64 

¦ Cách 2: Kiều hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn

T1T2T3L4+T1T2L3T4+T1L2T3T4+L1T2T3T4 

= 3/4.3/4.3/4.1/4+ 3/4.3/4.3/4.1/4.3/4+3/4.1/4.3/4.3/4+1/4.3/4.3/4.3/4= 27/64 (cách này áp dụng cho mọi trường hợp)


Câu 8:

Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong chấn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dịch ối nhằm lấy tế bào thai bong ra trong dịch ối để kiểm tra ADN, NST có bị các đột biến không.


Câu 9:

Liệu pháp gen là phương pháp:

Xem đáp án

Đáp án B

A. → sai. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.

B. → đúng. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.

C. → sai. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. (đây là công nghệ gen chứ không phải liệu pháp gen).


Câu 10:

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây do hai cặp gen B, b và D, d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen (kí hiệu là cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ, 360 cây thân cao, hoa trắng, 640 cây thân thấp, hoa trắng, 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thuyết:  

Màu hoa A quy định hoa đỏ >> a quy định hoa trắng.

Chiều cao cây do hai cặp gen B, b và D, d.

P: (Aa, BbDd) (M) × (aa, bbdd)

→ F1: 0,07 cao, A- : 0,18 cao, aa : 0,32 thấp, aa : 0,43 thấp, A-

 P: BbDd (cao)  bbdd → F1: 1 cao : 3 thấp

 1B-D- : 1B-dd : 1bbD- : 1bbdd

Quy ước: B-D-: cao

              B-dd, 1bbD-, 1bbdd: thấp

=> Nếu 16 tổ hợp giao tử = 9 : 7  tương tác bổ sung

* P: (Aa, BbDd) × (aa, bbdd) → F1: A-,B-D- = 0,07

A-B- = 0,07/D- = 0,07/0,5 = 0,14 = 0,14 (A,B)  1(a,b)

→ P (Aa, Bb) cho giao tử A, B = a, b = 0,14 < 0,25

P: AbaB, f = 0,28 hoặc AdaD, f = 0,28

Vậy cây M: AbaBDd, f = 28% hay AdaD, f = 28%

Không có AaBbbD, f = 28% (vì chứng minh trên 2 gen Bb, Dd cùng quy định 1 tính trạng và di truyền độc lập nhau).


Câu 11:

Cho những ví dụ sau:

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.

(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

(3) Mang cá và mang tôm.

(4) Chi trước của thú và tay người.

Những ví dụ về cơ quan tương đồng là

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng → cơ quan tương tự.

(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi → cơ quan tương đồng.

(3) Mang cá và mang tôm → cơ quan tương tự.

(4) Chi trước của thú và tay người → cơ quan tương đồng.


Câu 12:

Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án A

Tất cả tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin → đây chính là bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh nguồn gốc chung của muôn loài.

A. → đúng. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

B. → sai. Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau (prôtêin của các loài sinh vật khó có thể giống nhau hoàn toàn).

C. → sai. Các loài khác nhau thì bộ gen phải khác nhau, bản thân trong một loài khó có thể tim thấy các gen 2 cá thể mang các gen giống nhau, ngoại trừ sinh đôi cùng trứng hoặc sinh sản sinh dưỡng.

D. → sai. Tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hóa hội tụ. (Đúng phải là tiến hóa phân li).


Câu 13:

Cho cây (P) có kiểu gen AB/ab tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết trong quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái đều không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thu được ở F­1, số cây có kiểu gen AB/ab chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Cho biết trong quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái đều không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20% (hoán vị 2 bên với f = 20%)

P: ABab×ABab

G: 

F1: ABab= 0,4.0,4.2= 0,32


Câu 14:

Cho một số hiện tượng sau:

(1) Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Cách li trước hợp tử gồm: cách li sinh cảnh; cách li tập tính; cách li mùa vụ; cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản không phù hợp).

Cách li sau hợp tử: giao phối với nhau nhưng có thể con lai không sống hay không sinh sản được (bất thụ).

(1); (4) → sai. Đều thuộc cách li trước hợp tử.

(2); (3) → đúng. Đều thuộc cách li sau hợp tử.


Câu 15:

Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

Xem đáp án

Đáp án D

P: T.monococcum × T.speltoides

F1: con lai

F1: đa bội hóa → thể song nhị bội (2nT.monococcum + 2nT.speltoides) = lúa mì hoang dại (A. squarrosa)

Đem A. squarrosa (2nT.monococcum + 2nT.speltoides)  loài (T.tauschii)

F2: con lai (nT.monococcum + nT.speltoides + nT.tauschii) sau đó đa bội lên hình thành loài

Kết luận về loài T.aestivum:

A. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

B. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C. → sai. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

D. → đúng. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.


Câu 16:

Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

A, B, D → đúng.

C. → sai. Các con chim sống trong một khu rừng  nhiều quần thể khác nhau (chim có nhiều loài khác nhau).


Câu 17:

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể gồm các đặc trưng cơ bản sau:

+ Tỉ lệ giới tính

+ Nhóm tuổi

+ Sự phân bố của các cá thể trong quần thể

+ Kích thước của quần thể

+ Mật độ của quần thể

+ Kiểu tăng trưởng kích thước


Câu 18:

Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án A

Rễ cây cung cấp môi trường sống và nhiều chất cần thiết cho vi khuẩn nốt sần. Vi khuẩn nốt sần chuyển hóa N2 trong không khí để cung cấp N cho cây họ đậu =>2 loài này cộng sinh.


Câu 19:

Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là:

Xem đáp án

Đáp án B

Loài ưu thế: là loài (có thể nhiều loài) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.


Câu 20:

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

Xem đáp án

Đáp án B

Diễn thế nguyên sinh: Khời đầu môi trường trống trơn (giai đoạn đầu) → Tiếp theo là 1 dãy các quần xã tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) → kết quả hình thành quần xã ổn định (đỉnh cực) trong 1 thời gian dài (giai đoạn cuối).

 (1) → (3) → (4) → (2).


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?

Xem đáp án

Đáp án D

A. → sai. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.

B. → sai. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.

C. → sai. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.

D. → đúng. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.


Câu 22:

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ

Xem đáp án

Đáp án C

Cho chuỗi thức ăn:

Cây ngô → (SVSX  Bậc dinh dưỡng cấp 1)

Sâu ăn lá ngô → (sinh vật tiêu thụ (SVTT) bậc 1  Bậc dinh dưỡng cấp 2)

Nhái → (SVTT bậc 2  Bậc dinh dưỡng cấp 3)

Rắn hổ mang → (SVTT bậc 3  Bậc dinh dưỡng cấp 4)

Diều hâu → (SVTT bậc 4  Bậc dinh dưỡng cấp 5)

 


Câu 23:

Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra bằng 2 con đường qua cutin và khí khổng, tuy nhiên chủ yếu diễn ra qua đường khí khổng. Vì sao?

Xem đáp án

Đáp án B

-         Thoát hơi nước qua khe khí khổng là chủ yếu vì: có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.

-         Thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.


Câu 24:

Sự thoát hơi nước ở lá xảy ra ở tế bào nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra qua: các lỗ khí của lá.


Câu 25:

Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con là:

Xem đáp án

Đáp án B

Giả thuyết cho: Pt/c: màu   ×   trắng → F1: 100% trắng

F1 x F1 → F2: 13 trắng : 3 màu = 16 tổ hợp giao tử bằng nhau = 4 ×4

→ F1 : AaBb (trắng)  tương tác gen, nhưng tỷ lệ đời con F2 = 13 : 3  tương tác át chế

Quy ước: A-B- + A-bb + aabb : trắng

          aaB-: màu

F1 (AaBb) × màu thuần chủng (aaBB) → F2: (1A- : 1aa)(1B-)

= 1A-B- : 1aaB- = 1 trắng : 1 màu

B → đúng. 1 con lông trắng : 1 con lông màu

 


Câu 26:

Trong đất có thể xảy ra quá trình chuyển hóa nito phân tử (NO2-N2), quá trình này gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO2-N2) do các VSV kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.


Câu 27:

Quá trình quang hợp đã sử dụng từ môi trường những chất nào sau đây cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quang hợp, nhờ có diệp lục đã hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2 theo phương trình tổng quát

6CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O


Câu 28:

Trong hô hấp tế bào, sản phẩm của chu trình Crep là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sản phẩm của chu trình Crep là: CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung gian, ATP.


Câu 29:

Trình tự nào đúng ở các loài có cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện?

Xem đáp án

Đáp án C

Cá mập (thuộc lớp cá) có tim 2 ngăn, có cóc (lớp lưỡng cư) có tim 3 ngăn, thằn lằn (lớp bò sát) tim đã có vách ngăn hụt ở tâm thất, cá voi (lớp thú) có tim 4 ngăn chia 2 nửa riêng biệt.


Câu 30:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai: ruồi giấm đực và ruồi giấm cái P. ♂ AaBbXDEXde × ♀ AaBBXDEYde, hoán vị 1 bên ở giới cái với tần số 40%. Thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án D

P: ♂ AaBbXDEXde × ♀ AaBBXDEYde, f = 40% chỉ ở con cái

(Aa×Aa)(Bb×BB)(XDEXde × XDEYde)

G: [(...)(...)][(...)(...)]XDE=Xde=0,3XDe=XdE=0,2(XDE=Yde=0,5) 

F1: dị hợp các gen (Aa)(Bb)(XDEXde + XDEYde)= (1/2)(1/2)(0,3.0,5.2+0)= 7,5%

 


Câu 31:

Một số tế bào sinh trứng của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, thực tế số loại trứng là:

(1) tối đa là 1 loại.

(2) là ABD và abd.

(3) chỉ một loại đó là ABD hoặc abd hoặc Abd hoặc abD hoặc AbD hoặc aBd hoặc aBD hoặc Abd.

(4) là AbD và aBd.

(5) là ABD, abd, Abd và abD.

Số đáp án đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

-         Một tế bào sinh trứng (AaBbDd) tiến hành giảm phân bình thường → 1 loại trứng: ABD hoặc abd hoặc Abd hoặc abD hoặc AbD hoặc aBd hoặc aBD hoặc Abd.

Nên:

(1) tối đa là 1 loại → đúng (vì 1 tế bào sinh dục ♀).

(2) là ABD và abd → sai (chỉ cho 1 trứng thì chỉ có 1 loại).

(3) chỉ có một loại đó là ABD hoặc abd hoặc ABd hoặc abD hoặc AbD hoặc aBd hoặc aBD hoặc Abd. → đúng (cho 1 trong 8 loại là đúng).

(4) là AbD và aBd → sai (đã chứng minh trên).

(5) là ABD, abd, ABd và abD → sai. Chỉ cho 1 trong 8 loại trên mới đúng.


Câu 32:

Cho sơ đồ phả hệ trong một gia đình về tính trạng nhóm máu.

Biết rằng nhóm máu do 1 gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO, nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAIB. Xác suất để cặp vợ chồng (vợ nhóm máu A, chồng nhóm máu B) theo sơ đồ phả hệ trên sinh con có nhóm máu O là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo phả hệ:

+       1: máu B × 2: máu A → sinh con máu A, B → 1, 2 phải dị hợp  1: IBIO×2: IAIO → con máu B (IBIO)

+       3. máu A × 4: máu A → sinh con máu O → 3, 4 phải dị hợp => 3: IAIO4: IAIO → con máu A (IAI-) = 1/3IAIA : 2/3IAIO

* Vậy

Chồng B (IBIO× vợ A (1/3 IAIA : 2/3 IAIO)

G:      1/2IO                     1/3IO

Xác suất để cặp vợ chồng (máu B × máu A) sinh con có nhóm máu O (IO IO) = 1/6


Câu 33:

Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?

I – Mất một cặp nucleotit.

II – Mất đoạn làm giảm số gen.

III – Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.

IV – Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.

V – Thêm một cặp nucleotit.

VI – Lặp đoạn làm tăng số gen.

Tổ hợp trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

I – Mất một cặp nucleotit  đột biến gen.

II – Mất đoạn làm giảm số gen  đột biến cấu trúc NST.

III – Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi  đột biến cấu trúc NST.

IV – Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác  đột biến gen.

V – Thêm một cặp nucleotit  đột biến gen.

VI – Lặp đoạn làm tăng số gen  đột biến cấu trúc NST.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thiết:               

A, a: quy định tính trạng thứ 1.

B, b: quy định tính trạng thứ 2.

Cho 2 gen di truyền phân ly độc lập.

Chưa cho trội lặn hoàn toàn hay không. Nên xét lấy trường hợp trội lặn không hoàn toàn sẽ cho số kiểu hình lớn nhất (vì mỗi kiểu gen là 1 kiểu hình).

Pt/c: khác nhau (tương phản) → F1: (AaBb)

Nếu F1 × F1: AaBb  AaBb → F2: 9 kiểu hình = (1 : 2 : 1)(1 : 2 : 1)


Câu 35:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa và số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao là đột biến.

(2) Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.

(3) Đột biến gen lặn không biểu hiện được; đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.

(5) Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thì nhiều bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn phát biểu đúng/sai

(1) → sai. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa và số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao là đột biến.

(2) → sai. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.

(3) → sai. Đột biến gen lặn không biểu hiện được; đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

(4) → đúng. Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.

(5) → sai. Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thì nhiều bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi.


Câu 36:

Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lý thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: 2 gen cùng quy định 1 tính trạng  tương tác gen.

A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-: hoa vàng; aabb: hoa trắng  9 : 6 : 1   TTBS

Pcân bằng di truyền: (p2AA : 2pqAa : q2aa)(p’2BB : 2p’q’Bb : q’2bb)

Biết: p(A) = 0,4 → q(a) = 0,6

        p’(B) = 0,3 → q’(b) = 0,7

Kiểu hình hoa đỏ (A-B-) = (p2 + 2pq)(p’2 + 2p’q’) = 32,64%.


Câu 37:

Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C (quy định màu xám tuyền), Ch (lông trắng điểm đen), c (lông bạch tạng); quan hệ trội lặn giữa các alen là C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là:

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen C, Ch, c

Khi cân bằng di truyền một gen có 3 alen: p2CC + 2pqCCh + 2prCc + q2ChCh + 2qrChc + r2cc = 1

Nên tần số alen C= p2+2pr2+2pq2=p2+pr+pq 

Tính tần số alen ch= q2+2pr2+2pq2 và tần số alen c= r2+2qr2+2pr2 


Câu 38:

Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.

(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533.

(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.

(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6.

Xem đáp án

Đáp án B

Thời gian thế hệ g = 20 phút → 1h = 3 thế hệ  3 lần nhân đôi → 3h = 9 lần nhân đôi

3 tế bào mà mỗi tế bào có 1 phân tử ADN → số phân tử ADN ban đầu = 3.

3 phân tử ADN (N15) tái bản x = 9 lần trong mt chứa hoàn toàn N14 → 3.29 = 1536 ADN.

Vậy:

(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536 → đúng

(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533 → sai, đúng phải là 1536.

(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530 → đúng.

Vì = tổng ADN – ADN chứa N15 = 1526 – 3.2 = 1530.

(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6 → đúng. Vì mạch N15 trong các vi khuẩn là mạch cũ = 3.2 = 6.


Câu 39:

Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các loài này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nhóm vi sinh vật cộng sinh này?

I. Cung cấp nguồn protein quan trọng

II. Giúp quá trình tiêu hóa xellulo

III. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin.

IV. Tạo ra môi trường thích hợp cho enzim hoạt động.

Xem đáp án

Đáp án C

-       Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

-       Ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

 

 


Bắt đầu thi ngay