Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 22)

  • 13097 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quá trình dịch mã

Xem đáp án

Đáp án B

Trong quá trình dịch mã:

A. riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’  5’  phải là từ 5’ 3’.

B. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là pôlyxôm. (Thực tế trên 1 pt mARN thường có nhiều riboxom (5-20) cùng hoạt động gọi là polyriboxom hay polyxom  cùng lúc tổng hợp được nhiều chuỗi (5-20) polipeptit cùng loại.)

C. nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit cùa mARN. (từ codon mở đầu đến codon thứ n-1, codon kết thúc thứ n không mã hóa acid amin nên không có NTBS với anticodon/tARN).

D. có sự tham gia trực tiếp của ADN; mARN, tARN và rARN 


Câu 2:

Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên:

Xem đáp án

Đáp án A

Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên gen. Có 4 loại đơn phân là A, T, G, X


Câu 3:

Tác nhân acridin gây ra loại đột biến gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu xử lý ADN bằng Acridin thì có thể làm mất hay thêm 1 cặp nucleotit  gây ra dịch khung đọc mã di truyền:

+ Nếu Acridin xen vào mạch khuôn  gây ra đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

+ Nếu Acridin xen vào mạch mới  gây ra đột biến mất 1 cặp nucleotit.

 C. Dịch khung.


Câu 4:

Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần lacid amin nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin trong chuỗi polipeptit tương ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

Loại đột biến làm thay đổi thành phần 1 acid amin nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin  loại đột biến làm thay đổi 1 acid amin:

A sai. Thêm 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen  từ acid amin thứ 4 trở về sau bị thay đổi.

B sai. Mất 3 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm cùa gen  làm giảm số lượng 1 acid amin thứ 4.

C sai. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen  làm thay đổi nhiều acid amin (từ vị trí thứ 4 trở về sau).

D đúng. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.


Câu 5:

Trong quá trình nhân đôi ADN để tổng hợp nên các mạch mới cần phải có đoạn ARN mồi. Vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Đoạn mồi được tổng hợp trước khi tổng hợp mạch mới, đoạn mồi nhờ enzim mồi ARN polimeraza tổng hợp, đoạn mồi có đầu 3’OH tự do giúp cho các nucleotit mới bắt đầu gắn lên để bắt đầu tổng hợp mạch mới.

Như vậy muốn tổng hợp mạch mới (gắn nucleotit vào đầu tiên trên mạch mới) thì phải có đoạn mồi có đầu 3’OH tự do


Câu 6:

Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở sinh vật nhân chuẩn:

A → sai. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’→3’ trên mạch mang mã gốc. (đọc chiều 3’--5’ trên mạch gốc)

B → đúng. Bộ ba mở đầu mà hóa cho acid amin metionin. (5’AUG3’/mARN = Met/polipeptit)

C → đúng. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X. (vì codon kết thúc là UAA, UAG, UGA)

D → đúng. Mỗi acid amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa (loại aa chì do 1 bộ ba mã hóa → gọi là bộ ba đặc hiệu; loại au do nhiều bộ ba mã hóa → gọi là bộ ba thoái hóa)


Câu 7:

Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

A → đúng. Làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

B → sai. Không làm thay đổi tần số các alen của quần thể →  chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới đúng.

C → sai. Luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử → chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới đúng.

D → sai. Luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể → có thể phù hợp với đột biến.

 


Câu 8:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A, B, D → đúng, khi nói về đặc điểm của các con đường hình thành loài mới

C → sai. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. Những biến đổi này không có ý nghĩa về mặt tiến hóa. Vì nó chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen hay gọi là thường biến).


Câu 9:

Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở trong nước đại dương nguyên thuỷ. Bởi vì các đại phân tứ hữu cơ phức tạp đầu tiên (prôtêin, acid nuclêic, ...) xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và được bao bọc bởi lớp màng hình thành tế bào nguyên thuỷ.


Câu 10:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên:

Xem đáp án

Đáp án B

A. các tế bào nhân thực → thuộc giai đoạn tiến hóa sinh học.

B. các đại phân tử hữu cơ → thuộc giai đoạn tiến hóa hóa học.

C. các giọt côaxecva → thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học (thực nghiệm người ta tạo được các giọt côaxecva).

D. các tế bào sơ khai → thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học


Câu 11:

Phát biểu nào là đầy đủ nhất về nhân tố sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhân tố sinh thái (nhân tố sinh thái) gồm nhân tố vô sinh và hữu sinh, là những nhân tố thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi.

+ Nhân tố vô sinh: các chất vô cơ, chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ...

+ Nhân tố hữu sinh: bao gồm các sinh vật (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải).


Câu 12:

Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C

Địa y là một dụng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (tảo lục hay vi khuẩn lam) trong một mối quan hệ cộng sinh. Nấm bảo vệ cho tảo có môi trường sống tốt, còn tảo quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho nấm.


Câu 13:

Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hình tháp sinh thái: là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp.

Tháp sinh khối: dựa trên tổng khối lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng)


Câu 14:

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

Xem đáp án

Đáp án C

A. → đúng. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (Để đảm bảo duy trì hệ sinh thái nhân tạo thì người ta bổ sung vào phân bón....).

B. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. → sai. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao → khả năng tự điều chinh cao).

D. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên cao).


Câu 15:

Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu (Tundra).                                                         

(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.

(3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga).       

(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là:  

Xem đáp án

Đáp án C

Sắp xếp các khu sinh học theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng: Đồng rêu (Tundra) → rừng lá kim phương Bấc (Taiga) → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới (sự sắp xếp này đi theo từ vĩ độ cao → vĩ độ thấp, sự đa dạng sinh học đi từ thấp đến cao).


Câu 16:

Ở cây xanh, nhu cầu nước nhiều nhất ở giai đoạn nào? 

Xem đáp án

Đáp án C

Giai đoạn sinh trưởng và ra hoa, vì giai đoạn này mọi hoạt động sinh lí diễn ra rất mạnh mẽ nhất.


Câu 18:

Trong pha sáng quang hợp, nguyên liệu dược cung cấp từ môi trường là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Pha sáng là pha oxi hoá nước để sử dụng H+ và e-  cho việc hình thành ATP và NADPH đồng thời giải phóng O2.


Câu 19:

Các lớp tế bào rễ thực vật, đai caspari của tế bào nội bì có tác dụng gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Vòng đai caspari của cây có tác dụng: kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ vì nhờ có đai caspari tạo thành lá chắn, nước và chất tan phải đi qua thể nguyên sinh của tế bào nội bì do đó cơ hội điều chỉnh sự thâm nhập của các phân tử vào trụ mạch dẫn.


Câu 20:

Quá trình phân giải, không có oxi được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và giải phóng CO2. Đó là quá trình gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình hô hấp được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và giải phóng CO2.

Đó là quá trình lên men

2CH3COCOOH → 2C2H5OH + 2CO2


Câu 21:

Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình biến đổi sinh học là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

- Dạ dày trâu, bò, dê, nai, hươu, cừu có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

- Manh tràng rất phát triển ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn (thỏ, ngựa) và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Biến đổi sinh học là quá trình phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật


Câu 22:

Auxin có vai trò như thế nào trong vận dộng hướng động?

Xem đáp án

Đáp án C

Vai trò của Auxin trong vận động của cây là auxin phân bố không đều ở hai bên bao lá mầm, thân non, rễ nằm ngang làm ảnh hưởng đến sự phân chia và kéo dài của tế bào dẫn đến hướng sáng và hướng trọng lực.

+ Ở rễ: miền chứa auxin thích hợp sẽ sinh trưởng mạnh, tế bào kéo dài hơn và gây sự uốn cong của rễ theo hướng trọng lực

+ Ở thân non: miền chứa auxin nhiều sẽ sinh trưởng mạnh, tế bào kéo dài hơn và thân vươn đến vùng có ánh sáng.


Câu 23:

Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường → là quan hệ ức chế - cảm nhiêm quan hệ đối kháng.

(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng → là quan hệ kí sinh - vật chủ  quan hệ đối kháng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng → là quan hệ hội sinh quan hệ hỗ trợ.

(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu → là quan hệ cộng sinh  quan hệ hỗ trợ.


Câu 24:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

1. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

2. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cả thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

3. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

4. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể: xuất hiện khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường (tăng lên quá cao), nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể, từ đó dẫn đến cạnh tranh, làm tăng mức độ tử vong, giảm mức sinh sản, dẫn đến kích thước của quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Ngoài ra, cạnh tranh còn xảy ra khi các cá thể trong quần thể tranh giành đực, cái.

Như vậy: 1, 2, 3 → đúng.

4. → sai. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.


Câu 26:

Một phân tử mARN cỏ X= A+G và U= 300 ribonucleotit. Gen sinh ra phân tử mARN đó có hiệu số giữa Guanin với một loại nucleotit khác bằng 12,5% số nucleotit của gen. Trên một mạch theo chiều 3’ - 5’ của gen có 25% Xitozin so với số nucleotit của mạch. Nếu khối lượng phàn tử của một nucleotit là 300 đơn vị cacbon thì khối lượng phân từ của gen:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì: 

Giả thuyết: 1 gen G-A=12.5% (gt)G+A=50%(NTBS)Xgoc=25%(gt)G=31,25%A=18.75%Xgoc=25%  (1)                phiên mã (k=1)1mARNmX=mU+mG(gt)mU=300(gt)                       (2)

Từ 1, 2 mARNmU=mX-mG=300mG=Xgoc=25%mX=2.%X-%Xgoc=37,5%

Gọi rN là số ribonucleotit của 1 phân tử mARN thì ta có

mX-mG= 300 <=> 0,375rN-0,25rN= 300=> rN= 2400 (ribonucleotit)

Vậy MmARN=rN.300 đvC=72x104 đvC


Câu 27:

Cho biết một đoạn của một loại protein có trật tự các acid amin như sau: Glixin Valin Lizin Lơxin. Bộ ba mã sao của các acid amin đó trên mARN như sau: Glixin: GGG, Lizin: AAG, Valin: GUG và Lơxin: UUG. Trình tự các cặp nucleotit của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp đoạn protein:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo gt cho protein → mARN → gen sau

Gen (mạch gốc) → 3’..XXX – XAX – TTX – AAX …5’

mARN:   5’..GGG – GUG – AAG – UUG…3’

Polipeptit ..  Gly -    Val -    Lys -   Leu

Vậy trình tự nucleotit của gen:

A. 3’ – XXX – XAX – TTX – AAX - …

5’ – GGG – GTG – AAG – TTG - …


Câu 28:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thuyết:

A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp

B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng.

P: A-B- × A-B- → F1: aabb = 0.08 → P phải dị hợp

→ P: (Aa, Bb) × (Aa, Bb) → F1: aabb = 0.08 (phép lai này thỏa quy tắc x : y : y : z)

Vậy A-bb = 0,25 - 0.08 = 0.17 = 17%


Câu 29:

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, không có đột biển xảy ra. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thuyết: - Mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn

A. AaBb x AaBb → F1 kiểu gen: (1 : 2 : 1)(1 : 2 : 1) = 9 kiểu gen; kiểu hình: (3 : 1)(3 : 1)

B. AB/ab x AB/ab → F1: kiểu gen = 10 (nếu có hoán vị 2 bên); kiểu hình: 4

C.  : kiểu gen: (1 : 2 : 1)(1 : 1) = 6 kiểu gen; kiểu hình: (3 : 1)(1 : 1)

D. : kiểu gen: (1 : 2 : 1)(1 : 1 : 1 : 1) = 12 kiểu gen; kiểu hình: (3 : 1)(1 : 1 : 1 : 1)

Vậy Dmax  = 12 kiểu gen và 2.4 = 8 kiểu hình (chọn)


Câu 30:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lý thuyết, phép lai (P):ABabDEde×ABabDEde trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quà đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án B

- Giả thuyết đã cho trội, lặn và qui ước rồi.

- Phép lai 4 cặp gen (mỗi gen có 2 alen) quy định 4 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST thường.

- fBb=20%; fEe=40%  và hoán vị cả 2 bên

Cho phép lai trên được viết như sau: ABabABabDEde×DEde

(cả 2 phép lai đều thỏa quy tắc x : y : y : z)

GAB-=ab-=0,4Ab-=aB-=0,1AB-=ab-=0,4Ab-=aB-=0,1DE-=de-=0,3De-=dE-=0,2DE-=de-=0,3De-=dE-=0,2

F1: TLKH A-B-D-E- =  (0,5+aabb)(0,5+ddee)=[0,5+0,42][0,5+0,32]= 38,94%


Câu 31:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phép lai 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, đã quy ước trội, lặn.

P: A-B-  x A-B → F1: aabb = 0,01

(bố mẹ trội mà con xuất hiện lặn → bố, mẹ dị hợp)

→ P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) → F1 aabb = 0.01

Vì bố, mẹ dị hợp thì kiểu hình aabb = kiểu gen đồng hợp lặn = kiểu gen đồng hợp trội (AA, BB) = 0.01

Còn nếu tìm kiểu gen nào khác tốt nhất thì tìm quy luật di truyền.

→ P: (Aa, Bb) x (Aa. Bb) F1: aabb = 0.01 = 0,1 (a, b)/P ♀ × 0,1 (a, b)/P♂

 => P: AbaB×AbaB (f2 bên = 0.2 do giao tử (a,b)  là giao tử hoán vị)

Ví dụ: tìm cây A-B- đồng hợp ở F1 = AB/AB = f/2. f/2 = 0,01 


Câu 32:

Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%. Tính theo lý thuyết, phép lai AB/ab x Ab/aB cho đời con có kiểu gen Ab/Ab chiếm tỉ lệ 

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa trên kiểu gen → xác định tỷ lệ kiểu gen ở đời con

P: AB/ab × Ab/aB (hoán vị 2 bên f = 0.2)

GAb-=aB-=0,1AB-=ab-=0,4Ab-=aB-=0,4AB-=ab-=0,1

F1: Ab/Ab = f/2(1 - f)/2 = 4%.


Câu 33:

Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ờ ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

P: ♀đỏ × ♂trắng → F1: 100% đỏ → F2: 3 đỏ : 1 trắng (trắng chỉ là con ♂)

 A (đỏ) > a (trắng) và gen /X

P: ♀đỏ (XAXA) × ♂trắng (XaY) → F1: 100% đỏ (1XAXa:1XAY)

 F1×F1: 1XAXa×XAYF2: 1XAXA:1XAXa:1XAY:1XaY

Vì vậỵ: a → sai. Ớ thế hệ P ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen. (theo chứng minh trên →

cái mắt đỏ có chỉ 1 kiểu gen)

B → sai (theo chứng minh trên F2 có 4 kiểu gen)

C → sai, F3 cho 4 kiểu gen chứ không phải 3 kiểu gen = 1 : 2 : 1

♀ và ♂ đỏ F2: (1/2XAXA:1/2XAXa) x XAY

G:  3/4 XA:1/4Xa 1/2XA:1/2Y

F3: phải là 4 kiểu gen = ……

F2×F2: (1/2XAXA:1/2XAXa) x (1/2XAY:1/2XaY)

G: 3/4 XA:1/4Xa 1/4 XA:1/4Xa:2/4Y   

F3: mắt đỏ (A-) = 1 – trắng = 1 – (1/4.3/4) = 81,25%


Câu 34:

Ở một loài hoa lưỡng bội, màu sắc hoa do 2 gen phân ly độc lập cùng quy định. Sự có mặt cùa hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Lai hai giống hoa trắng thuần chủng, F1 được toàn hoa màu đỏ. Cho các kết luận sau:

(1) Cho F1 lai phân tích, kết quả phân tính ở Fa sẽ là 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ.

(2) Cho F1 tự thụ thì đời con F2 số kiểu gen của cây hoa đỏ có tối đa là 4 kiểu gen.

(3) Nếu cho F1 lai với cây trắng dị hợp thì khả năng ở F2 xuất hiện 5/8 cây hoa trắng.

(4) Nếu cho F1 lai với cây hoa trắng thì sẽ xác định kiểu gen cây hoa trắng đó là đồng hợp hay dị hợp.

Số kết luận đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thuyết: tính trạng màu hoa mà do 2 gen không alen cùng quy định tương tác gen

Quy ước:

A-B-: hoa đỏ

A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng

Pt/c: trắng × trắng → F1: 100% đỏ (A-B-)

→Pt/c: AAbb × aaBB → F1: 100% AaBb

(1) → đúng. Vì Cho F1 lai phân tích:

 AaBb x aabb 

→ kiểu hình = 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng

(2) → đúng. Vì F1 tự thụ: AaBb × AaBb

F2: (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)

Kiểu hình đỏ (A-B-) = (1AA : 2Aa)(1BB : 2Bb) = 4 kiểu gen

(3) → đúng. Vì F1  × trắng dị hợp (Aabb hoặc aaBb)

AaBb x Aabb 

F2 xuất hiện 5/8 cây hoa trắng.

(4) → đúng. Vì F1 (AaBb) × hoa trắng (I)

AaBb x I: (A-bb hoặc aaB-)F2:

+ 1 đỏ : 1 trắng → I: AAbb hoặc aaBB (đồng hợp)

+ 3 đỏ : 5 trắng → I: Aabb hoặc aaBb (dị hợp)

(trắng) → F2: 1 đỏ : 3 trắng → I: aabb (đồng hợp lặn)


Câu 35:

Cho số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền. Việc xác định chỉ số ADN có vai trò:

- Xác định cá thể trong các vụ tai nạn máy bay, các vụ cháy, ... mà không còn nguyên xác.

- Xác định mối quan hệ huyết thống.

- Chẩn đoán, phân tích bệnh di truyền.

- Trong khoa học hình sự: Dùng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án 


Câu 36:

Ở một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, xét một gen trên NST thường có 3 alen khác nhau. Theo lý thuyết có thể có tối da bao nhiêu kiểu gen khác nhau và bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử?

Xem đáp án

Đáp án C

Gen I có số alen: n1=3  nằm trên NST thường.

→ Số kiểu gen =C2n1+1=6

Số kiều gen dị hợp C2n1=3 (kiểu gen có 2 alen khác nhau, nên cách tính là lấy 2 alen khác nhau đó trong số n1 alen của gen đó).


Câu 37:

Một quần thể có thành phần kiểu gen 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Nhận định nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án B

P= xAA+yAa+zaa= 1 (x+y+z=1)

0,36AA+0,48Aa+0,16aa= 1

a. → đúng. A= 0,36+0,48/2=0,6a= 0,4 ( A+a= 1)

b. → sai. quần thể này cân hàng. Vì y= 2x.z quần thể cân bằng di truyền (y 2x.z quần thể không cân bằng di truyền).

Nhưng quần thể không cân bằng không liên quan gì đến A, a0,5

c. → đúng.

d. → đúng, khi quần thề thỏa mãn cấu trúc di truyền cân bằng của Hardy - Veinberg.

(p2AA: 2pqAa: q2aa) thì cân bằng di truyền

 

 


Câu 38:

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: A trội hoàn toàn so với alen a, trên NST thường; quần thể ngẫu phối. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra.

P= 0,6AA: 0,4Aa=> q(a)= 0,2, p(A)= 0,8

Vì giao phối qua mỗi thế hệ sinh ra lặn (aa) sẽ bị đào thải

F3: qn-3(a)=qo1+nqo=1/8=0.125


Câu 39:

Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu đượe F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị ở 2 giới như nhau.

Pt/c: A-B- × aabb → F1 dị hợp (Aa, Bb).

F1×F1: (Aa, Bb)×Aa, BbF2: xA-B-:yA-bb:yaaB-:zaabb(x= 50%+z, y+z=25%)

Kết luận:

A → đúng. Vì 2 gen trên 1 cặp NST, cơ thể dị hợp và hoán vị 2 bèn. Nên mỗi bên cho 4 loại giao tử → đời con có 10 loại kiểu gen.

B → đúng. Vì

F2: xA-B-:yA-bb:yaaB-:zaab vix= 50%+z, y+z=25%x(A-B-) max

C → sai. Vì có thể aabb > A-bb (aaB-) hoặc nhỏ hơn. Ví dụ: nếu giao tử lặn (ab) = 40% → aabb =16% lớn hơn A-bb = 25% -16% = 9%.

D → đúng. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen (Vì hoán vị 2 bên nên tạo được kiểu gen: AB/ab và Ab/aB).

 


Bắt đầu thi ngay