Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen có đáp án

  • 220 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm VIIA.

Các nguyên tố nhóm VIIA gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ là astatine (At), tennessine (Ts).


Câu 2:

Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố halogen (nhóm VIIA) gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I).

Nguyên tố oxygen (O) không phải là nguyên tố halogen.


Câu 3:

Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử của các nguyên tố halogen (nhóm VIIA) đều có 7 electron lớp ngoài cùng, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.


Câu 4:

Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố giảm dần.


Câu 5:

Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.

Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.


Câu 6:

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử hai nguyên tử, được kí hiệu chung là X2.


Câu 7:

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thể của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine, chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine), phù hợp với xu hướng tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân tử.


Câu 8:

Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Màu sắc của các đơn chất halogen từ fluorine đến iodine biến đổi theo xu hướng đậm dần: F2 màu lục nhạt; Cl2 màu vàng lục; Br2 màu nâu đỏ; I2 màu tím đen.


Câu 9:

Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng dần.

Giải thích: Khi phân tử X2 có kích thước càng lớn và càng nhiều electron thì tương tác van der Waals giữa các phân tử càng mạnh. Do đó, trong các halogen, tương tác van der Waals tăng từ fluorine đến iodine nhiệt độ sôi tăng dần.


Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử halogen chỉ nhận thêm electron khi phản ứng với các chất khác để tạo liên kết hóa học.

(2) Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn.

(3) Hóa trị phổ biến của các halogen là VII.

(4) Khi đơn chất halogen phản ứng với kim loại sẽ tạo hợp chất có liên kết ion.

(5) Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim sẽ tạo hợp chất có liên kết cộng hóa trị.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là:C

Phát biểu đúng: (2), (4), (5).

Phát biểu (1) không đúng, vì: Theo quy tắc octet, halogen (X2) thường có hai xu hướng tạo liên kết khi phản ứng với các chất khác.

+ Xu hướng thứ nhất: nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác. Xu hướng này xảy ra khi đơn chất halogen phản ứng với nhiều kim loại khác nhau. Khi đó, mỗi nguyên tử X nhận thêm 1 electron từ nguyên tử kim loại để trở thành anion có điện tích –1, đồng thời nguyên tử kim loại sẽ trở thành cation có điện tích +n. Cả cation và anion cũng thỏa mãn quy tắc octet. Giữa chúng sẽ có tương tác tĩnh điện để tạo hợp chất có liên kết ion.

+ Xu hướng thứ hai: góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác. Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim thì mỗi nguyên tử X có thể góp chung electron hóa trị với nguyên tử phi kim để cả hai nguyên tử đều đạt cấu hình electron thỏa mãn quy tắc octet. Giữa chúng hình thành liên kết cộng hóa trị.

Phát biểu (3) không đúng, vì: Hóa trị phổ biến của các halogen là I.


Câu 11:

Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phản ứng giữa đơn chất fluorine (F2) với hydrogen (H2) diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp.

F2 + H2 2HF


Câu 12:

Chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần.

Mức độ phản ứng với hydrogen giảm từ fluorine đến iodine.

Các phản ứng đều tạo ra phân tử HX. Giá trị năng lượng liên kết H – X giảm dần làm cho độ bền nhiệt của các phân tử giảm dần từ HF đến HI. Trong đó, phân tử HI có độ bền nhiệt thấp, dễ bị phân hủy một phần để tái tạo lại iodine và hydrogen theo phản ứng:

2HI (g) \[ \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \] H2(g) + I2(g)

Vì vậy, phản ứng hydrogen và iodine là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng.


Câu 13:

Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.

So sánh tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.

Br2 phản ứng được với dung dịch NaI.

Br2 + 2NaI 2NaBr + I2


Câu 14:

Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch sodium hydroxide lạnh (khoảng 15oC) để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng.

Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O


Câu 15:

Hiện tượng quan sát được khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu thì tạo ra dung dịch màu vàng nâu (do đã có sự hình thành đơn chất bromine).

Phương trình hóa học: Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương