Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Lý thuyết lipid

  • 295 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trả lời:

* Chất béo không tan trong nước - Đúng 

Chất béo không phân cực nên không tan trong các dung môi phân cực như nước

* Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực - Đúng

Chất béo không phân cực nên tan trong các dung môi phân cực giống nó

* Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố - Sai

Dầu ăn có chứa các nguyên tố: C, H, O.

Mỡ bôi trơn có chứa các nguyên tố: C, H.

=>Chúng không có cùng thành phần nguyên tố.

* Chất béo là trieste của glixerol và axit béo - Đúng

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do chất béo bị :

Xem đáp án

Trả lời:

Dầu mỡ đề lâu dễ bị ôi thiu là do nối đôi C = C của gốc axit béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí tạo thành peoxit, chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

Xem đáp án

Trả lời:

Chất béo có dùng trong công nghiệp để sản xuất xà phòng và glixerol

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Thực hiện phản ứng xà phòng hóa một chất béo X thu được sản phẩm có chứa natri oleat và natri stearat theo tỉ mol tương ứng là 2:1. Vậy 1mol chất béo X phản ứng tối đa bao nhiêu mol khí hiđro?

Xem đáp án

Trả lời:

X +  3NaOH \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]2C17H33COONa + C17H35COONa + C3H5(OH)3.

⟹ X có chứa 2 gốc C17H33COO và 1 gốc C17H35COO

⟹ X có chứa 2 liên kết đôi C=C

⟹ 1 mol X phản ứng với 2 mol H2

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Cho các nhận định sau:

(1) Cần 6 mol khí H2 để chuyển 1 mol chất béo triolein thành chất béo tristearin.

(2) Dầu thực vật như vừng, lạc, … là chất béo không no.

(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng 1 chiều.

(4) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

(5) Hiện tượng mỡ bị ôi do các liên kết đôi C=C bị oxi hóa chậm.

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Trả lời:

(1) sai vì triolein chỉ có 3 liên kết đôi C=C nên 1 mol triolein tác dụng 3 mol H2

(2) đúng

(3) sai, vì phản ứng thủy phân este nói chung trong MT axit đều là phản ứng thuận nghịch

(4) sai, phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong MT kiềm

(5) đúng

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

Xem đáp án

Trả lời:

A đúng

B sai vì điều kiện thường, chất béo đều nổi, chứng tỏ chúng nhẹ hơn nước.

C sai vì điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái rắn.

D sai vì điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái lỏng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là

Xem đáp án

Trả lời:

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là các chất béo (là những chất béo không no, tốt cho cơ thể).

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Ống dẫn nước từ các chậu rửa bát rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào một thời gian sau sẽ hết tắc là do:

Xem đáp án

Trả lời:

Bản chất hóa học của dầu mỡ là triglixerit (RCOO)3C3H5 không tan trong nước.

Sử dụng NaOH chính là tạo phản ứng xà phòng hóa và sản phẩm là glixerol và muối hữu cơ đều là chất dễ tan trong nước → dễ bị rửa trôi.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 11:

Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?

Xem đáp án

Trả lời:

- Khi chưa đun nóng thì không có phản ứng giữa chất béo và NaOH. Mặt khác, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên miếng mỡ nổi lên trên.

- Khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thì tristearin bị thủy phân theo phản ứng hóa học:

\[{\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\mathop \to \limits^{t^\circ } 3{C_{17}}{H_{35}}COONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\]

Phản ứng tạo thành muối natri stearat tan trong nước nên thu được hỗn hợp đồng nhất. 

Vậy hiện tượng của thí nghiệm là: Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Đun nóng glixerol với hỗn hợp CH3COOH, C2H5COOH, trong H2SO4 đặc.Số loại tri este có chứa cả 2 gốc axit là

Xem đáp án

Trả lời:

Các tri este thu được chứa cả 2 gốc axit là:

 → thu được 4 trieste

Đáp án cần chọn là: B


Câu 13:

Cho các phản ứng với X, X’, G, Y, Y’ Z là các chất hữu cơ mạch hở:

Chất béo X + 3NaOH → G + Y + 2Z.

X + 2H2 → X’ (no).

X’ + 3NaOH → Y’ + 2Z + G.

Biết X cấu tạo từ các axit béo trong số các axit béo sau: axit steric, axit oleic, axit linoleic và axit panmitic.

Khối lượng phân tử của Y là

Xem đáp án

Trả lời:

X' no, thủy phân trong môi trường kiềm sinh ra Y' và Z

=>Y' và Z no. (1)

Mặt khác, X thủy phân trong môi trường kiềm sinh ra Y và Z (2)

Trong X có chưa 2 liên kết pi (tác dụng với H2 theo tỉ lệ 1:2)

Từ (1) và (2) =>Y ko no, trong CTPT có chứa 2 liên kết pi

Y là muối của axit linoleic. 

CTPT của Y là C17H31COONa

Phân tử khối của Y là 302.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 14:

Thực hiện thí nghiệm sau theo các bước:

Bước 1: Cho 2 gam mỡ lợn vào bát sứ đựng dung dịch 10 ml NaOH 30%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ và luôn khuấy đều, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước cất vào hỗn hợp.

Bước 3: Sau 10 - 12 phút rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Trong các nhận định sau, nhận định đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

A sai vì mỡ và dầu thực vật có cùng bản chất là chất béo nên có thể thay thế cho nhau được.

B sai vì cho thêm nước để hỗn hợp phản ứng không bị cạn, nếu hỗn hợp cạn thì phản ứng không xảy ra.

C đúng, cho thêm muối bão hòa để làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới, khiến cho muối của axit béo dễ dàng nổi lên và tách ra khỏi dung dịch.

D sai vì có lớp xà phòng nổi lên bề mặt của dung dịch.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Cho hợp chất hữu cơ X có cấu trúc phân tử (như hình dưới) vào một chén sứ chứa sẵn dung dịch NaOH 30% (dư), sau đó đun nóng một thời gian để các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:

(a) Thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hóa giữa tripanmitin với dung dịch NaOH.

(b) Khi chưa đun nóng, trong chén sứ có sự tách lớp giữa các chất.

(c) Sau thí nghiệm, trong chén sứ chỉ chứa một dung dịch đồng nhất.

(d) Sau thí nghiệm, trong chén sứ vẫn còn có sự tách lớp vì có glixerol sinh ra.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

Cách nhìn công thức (mỗi chấm đỏ ứng với 1 nguyên tử C):

(a) đúng, chất X là tripanmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5

(b) đúng, vì khi chưa đun nóng thì phản ứng thủy phân chưa xảy ra

(c) đúng, (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]3C15H31COONa + C3H5(OH)3; sau phản ứng đều thu được các chất dễ tan trong nước nên thu được dd đồng nhất

(d) sai, glixerol tan tốt trong nước nên không tách lớp

→ 3 phát biểu đúng

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước sau đây:

- Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 ml dầu dừa và 3 ml dung dịch NaOH 40%.

- Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

- Bước 3: Để nguội hỗn hợp.

- Bước 4: Rót thêm vào hỗn hợp 4 -5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội.

Nhận định không đúng về thí nghiệm này là

Xem đáp án

Trả lời:

A. đúng, việc cho thêm nước để duy trì thể tích của hỗn hợp

⟹ duy trì phản ứng.

B. đúng, vì NaCl bão hòa giúp giảm độ tan của xà phòng đồng thời tăng tỉ trọng của chất lỏng

⟹ xà phòng dễ dàng nổi lên trên và tách ra khỏi hỗn hợp.

C. Sai, sau bước 3 thu được dung dịch đồng nhất vì xà phòng thu được tan trong nước.

D. Đúng, vì bản chất dầu dừa và mỡ động vật đều là chất béo, có phản ứng thủy phân trong dd NaOH.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Trả lời:

A đúng, vì mỡ lợn và dầu ăn đều có thành phần chính là chất béo

B sai, vì mục đích thêm NaCl bão hòa là để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch phía dưới và làm giảm độ tan của xà phòng, khiến cho xà phòng dễ nổi lên và tách ra khỏi dung dịch hơn.

C đúng, vì chất lỏng trong bát sứ có chứa glixerol có thể hòa tan được Cu(OH)2

D đúng, chất rắn nổi lên chính là xà phòng

Đáp án cần chọn là: B


Câu 19:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2, đây là phản ứng thuận nghịch.

(b) Sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

(c) Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn, phản ứng mới thực hiện được.

(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

Phát biểu (a) sai vì phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều.

Phát biểu (b) đúng vì: sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp, bên trên có một lớp dày đóng bánh màu trắng. Lọc, ép lớp này ta sẽ thu được xà phòng.

Phát biểu (c) đúng vì đây là phản ứng thủy phân nên cần duy trì nước thì phản ứng mới xảy ra.

Phát biểu (d) đúng vì muối natri của axit béo không tan trong dung dịch NaCl bão hòa.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.

b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.

c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.

d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng chuyển thành chất béo rắn.

e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.

Những phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

Phát biểu a đúng vì chất béo là trieste của glixerol và axit béo nên chất béo là este.

Phát biểu b sai vì este không tan trong nước do không tạo được liên kết hidro với nước.

Phát biểu c đúng.

Phát biểu d đúng vì khi đó các gốc axit béo không no được hidro hóa thành các gốc axit béo no.

Phát biểu e đúng.

Vậy những phát biểu đúng là a, c, d, e.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 21:

Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Số nhận định đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

→ Đúng

2. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …

→ Đúng

3. Chất béo là các chất lỏng.

→ Sai, chất béo có thể là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

4. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

→ Đúng

5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

→ Sai, phản ứng thủy phân trong MT kiềm là phản ứng một chiều.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

→ Đúng

Vậy có 4 nhận định đúng.

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương