Thứ bảy, 28/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng toán về tập hợp có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng toán về tập hợp có đáp án

Dạng 3: Tìm số phần tử của tập hợp có đáp án

  • 589 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”. Số phần tử của tập hợp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC là {T; O; A; N; H; C}.

Vậy tập hợp này có 6 phần tử.


Câu 2:

Cho H là tập hợp các số trên mặt đồng hồ dưới đây. Số phần tử của tập hợp H là

Cho H là tập hợp các số trên mặt đồng hồ dưới đây. Số phần tử của (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

H là tập hợp các số trên mặt đồng hồ nên H = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

Nên số phần tử của tập hợp H là 12.


Câu 4:

Cho tập hợp H = {x | x \( \in {\mathbb{N}^ * }\); \(x < 7\)}. Số phần tử của tập hợp H là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

H = {x | x \( \in {\mathbb{N}^ * }\); \(x < 7\)} nên các phần tử thuộc tập hợp H là số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 7.

Do đó, theo cách liệt kê: H = {1; 2; 3; 4; 5; 6}

Vậy H có 6 phần tử.


Câu 5:

Tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15. Số phần tử của tập hợp A là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15 nên A = {5; 7; 9; 11; 13}.

Vậy A có 5 phần tử.


Câu 6:

Cho hai tập hợp C = {1; 2; 3; 5; 7; 9} và D = {1; 3; 6; 7; 8; 9; 10}. Tập hợp A gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp C và D. Số phần tử của tập hợp A là.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các phần tử thuộc cả hai tập hợp C và D là: 1; 3; 7; 9.

Nên A = {1; 3; 7; 9}

Vậy A có 4 phần tử.


Câu 7:

Tập hợp Y các số tự nhiên chẵn có ba chữ số không lớn hơn 788 có số phần tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tập hợp Y các số tự nhiên chẵn có ba chữ số không lớn hơn 788 nên

Y = {100; 102; 104; …; 788}

Khoảng cách giữa hai số chẵn liên tiếp là 2 đơn vị.

Số phần tử thuộc tập hợp Y là: \(\left( {788 - 100} \right):2 + 1 = 345\) (phần tử)


Câu 8:

Cho tập hợp K các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 3; 4. Tập hợp K gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau có dạng: \(\overline {abcd} \) (a ≠0; \(a \ne b \ne c \ne d\))

Vì a ≠0 nên a có 4 cách chọn là 1; 2; 3 hoặc 4.

Vì b ≠ a nên b còn 4 cách chọn.

c ≠ b ≠ a nên c còn 3 cách chọn.

d ≠ c ≠ b ≠ a nên d còn 2 cách chọn.

Vậy số các số có 4 chữ số khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 3; 4 là:

\(4.4.3.2 = 96\) (số)

Do đó, tập hợp K gồm 96 phần tử.


Câu 9:

Cho tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6. Số phần tử của tập hợp này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: 6 = 3 + 2 + 1 = 5 + 1 + 0 = 4 + 2 + 0.

Tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6 là:

{321; 312; 231; 213; 123; 132; 510; 501; 150; 105; 420; 402; 240; 204}

Vậy có 14 phần tử.


Câu 10:

Cho tập hợp A các số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 3. Số phần tử của tập hợp A là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các số tự nhiên có hai chữ số là 10; 11; …; 99.

Số các số có hai chữ số là: \((99 - 10):1 + 1 = 90\)(số)

Các số có hai chữ số chia hết cho 3 là: 12; 15; 18; …; 99

Số các số có hai chữ số chia hết cho 3 là: \((99 - 12):3 + 1 = 30\)(số)

Số các số có hai chữ số không chia hết cho 3 là: \(90 - 30 = 60\)(số)

Tập hợp A các số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 3. Nên số phần tử của tập hợp A là 60.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương