Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án

  • 468 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn đáp án không đúng: Khi làm việc với chất phóng xạ chúng ta cần

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Chất phóng xạ là chất gây nguy hiểm với sức khỏe con người. Vì thế không được tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ để tránh các nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.


Câu 2:

Khi sử dụng điện trong phòng thí nghiệm không đủ điều kiện an toàn, có thể xảy ra

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nếu không đảm bảo các yếu tố an toàn về điện như để điện hở, vị trí nguồn điện không phù hợp có thể gây chập, cháy, giật điện và hỏng các thiết bị thí nghiệm nên đáp án là tất cả các phương án trên.


Câu 3:

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

Biển báo trên là biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy


Câu 4:

Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

A – Biển cảnh báo chất độc.

B – Biển cảnh báo chất phóng xạ.

C – Biển cảnh báo nguy hiểm về điện.

D – Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.


Câu 5:

Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo nguy hiểm có liên quan đến dòng điện

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

A – Biển cảnh báo chất độc.

B – Biển cảnh báo chất phóng xạ.

C – Biển cảnh báo nguy hiểm về điện.

D – Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.


Câu 6:

Phòng thí nghiệm có sử dụng dòng điện cao thế nên có những vật dụng gì sau đây?  

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để ngăn chặn các nguy cơ nguy hiểm liên quan đến điện, người làm thí nghiệm cần phải trang bị đồ bảo hộ bao gồm găng tay, ủng cách điện, đồ bảo hộ và kính chắn để không gây tổn thương cơ thể khi làm việc. Các hệ thống báo động và cầu dao ngắt điện, bình chống cháy cũng là yếu tố cần thiết khi làm việc với điện. Vì vậy đáp án đúng là tất cả các ý trên.

Câu 7:

Chọn ý không đúng: Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta cần

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Việc thí nghiệm đòi hỏi sự an toàn nên trang phục phù hợp với việc làm thí nghiệm là mặc đồ bảo hộ, đi giày kín mũi để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.


Câu 8:

Nitroglycerin là một chất lỏng dễ phát nổ khi va chạm mạnh. Để làm việc trực tiếp với chất hóa học này cần sử dụng

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nitroglycerin là một chất lỏng dễ phát nổ, vì vậy để làm việc trực tiếp với chất này bắt buộc người làm phải có đồ bảo hộ chống chất nổ và dụng cụ chuyên dụng để tương tác với hóa chất. Các yếu tố khác tuy cũng có phần hợp lí tuy nhiên vẫn tồn tại rất nhiều nguy hiểm không lường trước được.


Câu 9:

Đâu là hành động không phù hợp khi học sinh tiến hành làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà trường ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Để đảm bảo an toàn, đồ đạc thí nghiệm cần được tháo dỡ và sắp xếp gọn gàng vào vị trí quy định sau khi thí nghiệm xong. Đối với các đồ đạc có dính bẩn, bụi, hóa chất… cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ đúng cách trước khi rời phòng thí nghiệm. Việc để nguyên đồ thí nghiệm sau khi thực hiện xong có thể dẫn tới việc đồ thí nghiệm bị hỏng hóc, rỉ sét, côn trùng xâm nhập, mất vệ sinh phòng thí nghiệm…


Câu 10:

Đâu là một phát biểu có thể xuất hiện trong quy định an toàn của một phòng thí nghiệm?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A 

Đáp án A là phát biểu đúng, các phát biểu còn lại đều gây nguy cơ nguy hiểm cho người tiến hành thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm không bao giờ sử dụng bếp gas, đèn gas để thí nghiệm vì có thể gây rò rỉ hoặc nổ khí gas, thay vào đó người ta sử dụng đèn cồn hoặc bếp được vận hành bằng điện để tăng tính an toàn.


Câu 11:

Trong trường hợp đang thực hiện thí nghiệm gặp người bị giật điện, cách xử lí nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Khi bị điện giật cần lập tức ngắt nguồn điện và cách xa người đó khỏi nguồn điện, sau đó tiến hành sơ cứu và báo cáo để có phương án xử lí. Không nên chờ người đó tự hồi phục vì điện giật có thể gây tổn thương bên ngoài và bên trong cơ thể, nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ gây hậu quả lâu dài tới sức khỏe.


Câu 12:

Các bộ thí nghiệm dành cho trẻ em từ 9 đến 15 tuổi không nên sử dụng nguồn điện nào để tiến hành?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Điện ba pha là nguồn điện xoay chiều gồm 3 nguồn điện, vì vậy nếu thao tác hoặc ghép nối không chuẩn xác sẽ gây chập, cháy, giật…. Các dòng điện còn lại có hiệu điện thế nhỏ sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng. Đối với học sinh nhỏ tuổi chưa được học về điện 3 pha không nên sử dụng dòng điện này trong thí nghiệm.


Câu 13:

Chọn phát biểu không đúng: Phòng thí nghiệm Vật lí ở trường THPT nên có

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các thiết bị thí nghiệm Vật lí thường làm bằng các vật liệu như gỗ, kim loại, cao su… là những chất dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm. Vì vậy khi thiết kế phòng thí nghiệm Vật lí cần lưu tâm tới hai yếu tố này để tránh hỏng hóc thiết bị. Vì vậy không thể thiết kế phòng thí nghiệm có không gian nhỏ hẹp và độ ẩm cao được.


Câu 14:

Trong một thí nghiệm Vật lí tại phòng thí nghiệm có sử dụng các cục pin AA (loại pin nhỏ 1,5V). Sau khi pin hết không sử dụng được nên xử lí thế nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các thành phần bên trong pin rất nguy hiểm với môi trường. Vì vậy các loại pin không sử dụng cần thu gom và xử lí riêng tránh gây tác động lên môi trường sống.


Câu 15:

Chọn phát biểu sai: Khi bước vào phòng thí nghiệm lần đầu tiên, học sinh cần

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Lần đầu tiên bước vào phòng thí nghiệm, học sinh cần lưu ý tới tất cả các yếu tố kể trên, tuyệt đối không động chạm vào các đồ thí nghiệm mà mình chưa tìm hiểu về nó.


Bắt đầu thi ngay