43 câu trắc nghiệm Cơ sở của nhiệt động lực học cơ bản (P2)
-
6706 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.
Đáp án : C
Hệ khí nhận công → A = 100J
Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J → Q = -20J
→∆U = 100 – 20 = 80J
Câu 2:
Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
Đáp án: D
Khí trong xi lanh nhận nhiệt lượng 200J → Q = 200J
Khí nở ra và sinh công 140J → A = -140J
→∆U = A + Q = 60J
Câu 3:
Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J. Chọn kết luận đúng.
Đáp án: C
Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J → A = 0 và ∆U = -10J
Mặt khác: ∆U = A + Q → Q = ∆U –A = -10 – 0 = -10J < 0 → khí tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
Câu 4:
Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã:
Đáp án: C
Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J
→ ∆U = 10J và Q = 30J
Mặt khác:
∆U = A + Q
→ A = ∆U – Q = 10 – 30 = -20J < 0
→ khối khí sinh công 20J
Câu 6:
Trường hợp nào làm biến đổi nội năng không do thực hiện công.
Đáp án: B
Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm: đã có sự biến đổi nội năng do chuyển hóa cơ năng thành.
Câu 7:
Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là:
Đáp án: C
Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau tức là ta đã thực hiện công làm cho bàn tay ấm lên.
Câu 8:
Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây?
Đáp án: B
Nhiệt lượng của một chất: Q = m.c.∆t
trong đó: c là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K); m là khối lượng của vật.
∆t = t2 – t1 là độ biến thiên nhiệt độ; t1 là nhiệt độ ban đầu; t2 là nhiệt độ sau.
Do vậy, trong trường hợp chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ thì Q > 0 và ∆t < 0 → c < 0
Câu 9:
Sự truyền nhiệt là:
Đáp án: B.
Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công gọi là quá trình truyền nhiệt. Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chỉ có truyền nội năng từ vật này sang vật khác
Câu 10:
Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào:
Đáp án: A
Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt: Q = m.c.∆t
trong đó: c là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K); m là khối lượng của vật.
∆t = t2 – t1 là độ biến thiên nhiệt độ; t1 là nhiệt độ ban đầu; t2 là nhiệt độ sau.
→ Q không phụ thuộc vào thời gian truyền nhiệt
Câu 11:
Một lượng khí lí tưởng thực hiên quá trình thể hiện bởi đoạn thẳng 1 -2 trên đồ thị p –V (hình vẽ). Trong quá trình đó, chất khí:
Đáp án: B
Câu 12:
Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích 1 -2 rồi đẳng áp 2-3 trên đồ thị p –V (hình vẽ). Trong mỗi đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt?
Đáp án: C
Quá trình 1-2 là làm lạnh đẳng tích → khí tỏa nhiệt, ∆U = Q12 < 0
Quá trình 2-3 là làm giãn nở đẳng áp → khí nhận nhiệt và sinh công A = - p2.(V3 – V2)
Câu 13:
Một lượng khí lí tưởng thực hiên quá trình đẳng áp 1 -2 rồi đẳng nhiệt 2-3 trên đồ thị p –V (hình vẽ). Trong mỗi đoạn, khí nhận công hay sinh công?
Đáp án: A
Đoạn 1-2 là quá trình nén đẳng áp → khí nhận công
Quá trình 2-3 là giãn nở đẳng nhiệt → khí sinh công
Câu 14:
∆U = 0 trong trường hợp hệ:
Đáp án: A
Sau khi thực hiện chu trình, hệ trở về trạng thái đầu, do vậy ∆U = 0.
Câu 15:
Với các quy ước dấu trong nguyên lý I NĐLH thì công thức nào sau đây mô tả không đúng quá trình truyền nhiệt giữa các vật trong hệ cô lập?
Đáp án: A
Phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu + Qtỏa = 0 hay Qthu = -Qtỏa
<=> |Qthu| = | Qtỏa|
Câu 16:
Chất khí không thực hiện công trong quá trình nào của đường biểu diễn ở đồ thị p – T như hình vẽ.
Đáp án: B
Từ đồ thị ta thấy quá trình (4) – (1) là quá trình đẳng tích → chất khí không thực hiện công trong quá trình này.
Câu 17:
Câu nào sau đây là đúng?
Đáp án : B
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt):
∆U = Q → Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.
Câu 18:
Một người có khối lượng 60 kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi. Tính độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi. Bỏ qua các hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi. Lấy g= 10m/s2
Đáp án: A
Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi bằng công của trọng lực:
ΔU = A =mgh = 60.5.10 = 3000J
Câu 19:
Chuyển động nào dưới đây không cần đến sự biến đổi nhiệt lượng sang công?
Đáp án: C
Bè trôi theo dòng sông không có sự biến đổi nhiệt lượng sang công, ở đây có sự biến đổi cơ năng sang công.
Câu 20:
Đồ thị bên biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ∆U phải có giá trị như thế nào?
Đáp án: A
Ta thấy quá trình 1-2 trên đồ thị p-V là quá trình nén đẳng nhiệt
→ Q = 0 và khí nhận công A > 0
→ ∆U = A + Q = A > 0