IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản

80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản

80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản (P3)

  • 4597 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:

Xem đáp án

Đáp án: B

Áp suất hơi bảo hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng


Câu 2:

Chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang vì:

Xem đáp án

Đáp án: D

Chiếc kim khâu đặt nằm ngang trên mặt nước sẽ tạo ra một đoạn đường nhỏ trên bề mặt nước → lực căng mặt ngoài xuất hiện, có phương vuông góc với đường dọc biên cây kim, chiều hướng lên. Đồng thời trọng lực cây kim nhỏ, nên không thắng được lực căng bề mặt của nước → kim nổi trên mặt nước.


Câu 3:

Nếu làm lạnh không khí thì:

Xem đáp án

Đáp án: C

+ Nếu làm lạnh không khí thì nhiệt độ không khí giảm, hơi nước trong không khí dễ bão hòa hơn → Độ ẩm cực đại A của không khí giảm

+ Trong khí đó độ ẩm tuyệt đối đo bằng lượng hơi nước (gam) chứa trong 1m3 không khí sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ → độ ẩm tương đối f = a/A sẽ tăng khi nhiệt độ giảm.


Câu 4:

Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì:

Xem đáp án

Đáp án: C

Lực căng bề mặt của nước mưa tại miệng các lỗ nhỏ lớn hơn trọng lực của giọt nước mưa nên nó không lọt qua lỗ nhỏ được.


Câu 5:

Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án: C

+ Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m tính ra gam của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Đơn vị của a là g/m3.

+ Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy → A, B, D đúng.


Câu 6:

Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án: A

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1mkhông khí.


Câu 7:

Điểm sương là:

Xem đáp án

Đáp án: D

Nếu không khí ẩm bị lạnh đi thì đến một nhiệt độ nào đó hơi nước trong không khí sẽ trở thành bão hòa. Nếu lạnh xuống dưới nhiệt độ ấy thì hơi nước đọng lại thành sương. Nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hòa gọi là điểm sương.


Câu 8:

Công thức nào sau đây không đúng về độ m tương đối f?

Xem đáp án

Đáp án: D

Độ ẩm tương đối:

Ở một nhiệt độ xác định, độ ẩm tương đối (f) của không khí đo bằng tỉ số phần trăm của độ ẩm tuyệt đối (a) và độ ẩm cực đại (A) của không khí.

Công thức: f=aA.100%

D sai.


Câu 9:

Nếu nung nóng không khí thì:

Xem đáp án

Đáp án: B

+ Nếu nung nóng không khí thì nhiệt độ không khí tăng, hơi nước trong không khí khó bão hòa hơn → Độ ẩm cực đại A của không khí tăng

+ Trong khí đó độ ẩm tuyệt đối đo bằng lượng hơi nước (gam) chứa trong 1m3 không khí sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ → độ ẩm tương đối f = a/A sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.


Câu 10:

Chọn đáp án đúng. Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:

Xem đáp án

Đáp án: D

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các vách hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.

Công thức tính độ cao chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn: h=4σρgd 

Trong đó:

σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng (N/m);

p là khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3);

d là đường kính bên trong của ống (m);

g là gia tốc trọng trường (m/s2).


Câu 11:

Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Không khí càng ẩm thì f = a/A lớn → A nhỏ → hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.


Câu 12:

Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng luôn:

Xem đáp án

Đáp án: C

+  Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó:

f = sl A, D đúng

s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của s phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng →B đúng, C sai.


Câu 13:

Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

Xem đáp án

Đáp án: A

Trong phương pháp tuyển nổi, quặng mỏ được nghiền thành các hạt nhỏ rồi đổ vào trong một bể chứa hổn hợp nước pha dầu nhờn và khuấy đều, trong hổn hợp này có các bọt khí bọc trong màng dầu làm dính ướt với các hạt khoáng chất, đồng thời nước không gây ra dính ướt với hạt khoáng chất → hạt khoáng sẽ nổi lên mặt thoáng cùng các bọt khí bọc dầu, các quặng bẩn bị dính ướt với nước sẽ chìn xuống đáy bể.


Câu 14:

Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:

Xem đáp án

Đáp án: C

Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện là có đường kính nhỏ, hở hai đầu, đường kính càng nhỏ thì độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong so với bên ngoài càng lớn.


Câu 15:

Nhận xét nào sau đây là sai liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?

Xem đáp án

Đáp án: C

+ Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đương này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó:

f = sl.

+ s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của s phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng.

+ Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.Lực căng bề mặt có chiều có thể hướng ra ngoài mặt thoáng hoặc hướng vào trong mặt thoáng tùy theo trường hợp dính ướt hay không dính ướt.


Câu 16:

Câu nào sai? Cung cấp nhiệt cho một khối chất lỏng thì:

Xem đáp án

Đáp án: D

+ Cung cấp nhiệt cho một khối chất lỏng thì nhiệt độ của khối chất lỏng tăng → khối chất lỏng giãn nở vì nhiệt → thể tích tăng → A, B đúng.

+ s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của s phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng → C đúng

→ D sai.


Câu 17:

Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?

Xem đáp án

Đáp án: D

Đối với ống mao dẫn đường kính càng nhỏ thì độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong so với bên ngoài càng lớn.


Câu 18:

Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

Xem đáp án

Đáp án: B

+ Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc → B sai.

+ Chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.


Câu 19:

Trong trường hợp nào độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Công thức tính độ cao chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn: h=4σρgd 

Trong đó:

σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng (N/m);

plà khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3);

d là đường kính bên trong của ống (m);

g là gia tốc trọng trường (m/s2).

 d giảm thì h tăng


Câu 20:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?

Xem đáp án

Đáp án: D

+ Nhiệt nóng chảy riêng (λ) của một chất được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo khối lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, tại nhiệt độ nóng chảy.

+ Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt lượng nóng chảy là:

Joule trên kilôgam, J.kg−1 hay J/kg, hoặc Joule trên mol.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương