Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO

Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (P3)

  • 10776 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. Tỉ số tốc độ dài của hai điểm ở hai đầu kim là

Xem đáp án

Chọn B.

Xét khoảng thời gian 1 giờ thì kim phút quay được 1 vòng, kim giờ quay được 30o = π/6 rad.


Câu 3:

Trái đất quay một vòng quanh của nó trong thời gian 24 giờ. Bán kính Trái đất bằng 6400 km. Gia tốc hướng tâm của một điểm ở xích đọa Trái đất là

Xem đáp án

Chọn B.

Tốc độ góc:

Gia tốc hướng tâm của điểm ở xích đạo:


Câu 4:

Trái đất quay quanh trục Bắc – Nam với chuyển động đều mỗi vòng 24 giờ. Bán kính Trái đất là 6400 km. Tại một điểm trên mặt đất có vĩ độ β=30°  có tốc độ dài bằng

Xem đáp án

Chọn D.


Câu 5:

Hai vật A và B chuyển động tròn đều trên hai đường tròn tiếp xúc nhau. Chu kì của A là 4s, còn chu kì của B là 2s. Biết rằng tại thời điểm ban đầu chúng xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau là

Xem đáp án

Chọn D.

Ban đầu hai vật xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau nên hai vật gặp nhau khi chúng đi đi qua điểm xúc của hai đường tròn vào cùng một thời điểm.

A quay 1 vòng hết 4s, B quay 1 vòng hết 2 s, do vậy thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau là BCNN(4, 2) = 4 s.


Câu 6:

Chiều dài của mộ kim giây đồng hồ là 1cm. Độ biến thiên của vận tốc dài của đầu kim giây trong thời gian 15s là

Xem đáp án

Chọn D.

Vận tốc là đại lượng vectơ nên khi xét sự biến của nó phải xét cả đến phương chiều.

Trong 15 s kim giây đồng hồ quay được 900 (hình vẽ) nên độ biến thiên vận tốc là:


Câu 8:

Một sợi dây không dãn, chiều dài L=0,5 m, khối lượng không đáng kể, một đầu giữ cố định ở O cách mặt đất 10m, còn đầu kia buộc vào viên bi nặng. Cho viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ góc ω=10 rad/s. Khi dây nằm ngang và viên bi đang đi xuống thì dây bị đứt. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của viên bi khi chạm đất là

Xem đáp án

Chọn B.

Tốc độ dài của viên bi lúc dây đứt là: v0 = ω.L = 10.0,5 = 5 m/s

Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống gốc O tại vị trí viên bi khi bị đứt dây, gốc thời gian là lúc dây bị đứt.

Sau đó bi chuyển động như vật được thẳng đứng hướng xuống. Phương trình chuyển động của viên bi là:

Khi viên bi chạm đất thì: x = 10 m → v0.t + 0,5.g.t2 = 10

Giải phương trình ta được: t = 1s (loại nghiệm âm)

Vận tốc viên bi lúc chạm đất là: v = v0 + g.t = 15 m/s


Câu 9:

Đồ thị nào sau đây là đúng khi diễn tả sự phị thuộc của gia tốc hướng tâm vào vận tốc khi xe đi qua quãng đường cong có dạng cung tròn là đúng nhất?

Xem đáp án

Chọn A.

Gia tốc hướng tâm: a = an = v2/R

→ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của a theo R là một cung Parabol đồng biến.


Câu 10:

Một chiếc thuyền đi trong nước yên lặng với vận tốc có độ lớn v1, vận tốc dòng chảy của nước so với bờ sông có độ lớn . Nếu  v2 người lái thuyền hướng mũi thuyền dọc theo dòng nước từ hạ nguồn lên thượng nguồn của con sông thì một người đứng trên bờ sẽ thấy

Xem đáp án

Chọn A.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của nước từ thượng nguồn xuống hạ nguồn.

V10: vận tốc của thuyền đối với bờ.

V20: vận tốc của nước đối với bờV20theo chiều dương (từ thượng nguồn đến hạ nguồn) nên v20 =  v2 > 0

V12: vận tốc của thuyền đối với nước, V12 theo chiều âm (từ hạ nguồn lên thượng nguồn) nên v12 =  - v1 < 0

Theo công thức cộng vận tốc:V10V12V20

Với chiều dương quy ước, ta có: v10 = - v1 + v2 = v2 – v1

Nếu v2 > v1 thì v10 > 0, do đóV10 hướng theo chiều dương (từ thượng nguồn đến hạ nguồn), khi đó một người đứng trên bờ sẽ thấy thuyền trôi về phía hạ nguồn.

 

Nếu v2 < v1 thì v10 < 0, do đóV10 hướng theo chiều âm, khi đó một người đứng trên bờ sẽ thấy thuyền trôi về phía thượng nguồn.

 


Câu 12:

Một xuồng mát chạy trên sông có vận tốc dòng chảy 4 m/s. Động cơ của xuồng chạy với công suất không đổi và tính theo mặt nước, xuống có vận tốc 8 m/s. Vận tốc của xuồng tính theo hệ tọa độ gắn với bờ sông khi chạy xuôi dòng vx và vng có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem đáp án

Chọn A.

Sử dụng công thức cộng vận tốc ta xác định được độ lớn vận tốc của xuồng so với bờ khi chạy xuôi dòng và ngược dòng lần lượt là:

vx = 8 + 4 = 12 km/h

vng = 8 – 4 = 4 km/h

Suy ra vng = vx/3.


Câu 13:

Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là

Xem đáp án

Chọn B.

Coi thuyền là (t), nước là (n), bờ là (b).

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của thuyền.

vtb = 9 km/h; vnb = 50m/phút  =  3 km/h; vbn = - 3 km/h.

Vận tốc của thuyền so với nước là: vtn = 9 – 3 = 6 km/h.


Câu 14:

Một ca nô đi trong mặt nước yên lặng với vận tốc 16 m/s, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô đi trong nước yên lặng và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0<α<180). Độ lớn vận tốc của ca nô so với bờ có thể là

Xem đáp án

Chọn D.

Vận tốc của ca nô so với bờ lớn nhất khi α = 0 => vmax = 16 + 2 = 18 m/s;

và nhỏ nhất khi α = 180o vmin = 16 – 2 = 14 m/s

Do vậy khi 0 < α < 180o thì 14 m/s < v < 18 m/s => v = 16 m/s là giá trị có thể có của độ lớn vận tốc ca nô so với bờ.


Câu 15:

Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều dòng nước với vận tốc 7 km/h đối với nước. Vận tốc chảy của dòng nước là 1,5 km/h. Vận tốc của thuyền so với bờ là

Xem đáp án

Chọn B.

Coi thuyền là (t), nước là (n), bờ là (b).

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của nước

Vận tốc của thuyền so với nước là: vtn = - 7 km/h (do ngược chiều dương)

Vận tốc của nước so với bờ: vnb = 1,5 km/h.

Vận tốc của thuyền so với bờ là: vtb = – 7 + 1,5 = - 5,5 km/h.

Suy ra độ lớn vận tốc của thuyền so với bờ là 5,5 km/h và chuyển động ngược chiều dòng nước.


Câu 16:

Một chiếc thuyền khi đi xuôi dòng chảy từ A đến B thì thời gian chuyển động nhỏ hơn thời gian lúc về 3 lần. Biết tốc độ trung bình trên toàn bộ, quãng đường cả đi lẫn về là vtb=3km/h. Vận tốc của dòng chảy và vận tốc của thuyền đối với dòng chảy là:

Xem đáp án

Chọn C.

Thuyền xuôi dòng với vận tốc vx = v + u (v là vận tốc của thuyền so với nước, u là vận tốc của nước so với bờ).

Tốc độ trung bình trên tòa bộ quãng đường cả đi lẫn về là:


Câu 17:

Một hành khách ngồi ở cửa sổ một chiếc tàu A đang chạy trên đường ray với vận tốc vA=72km/h, nhìn chiếc tàu B chạy ngược chiều ở đường ray bên cạnh qua một thời gian nào đó. Nếu tàu B chạy cùng chiều, thì người khách đó nhận thấy thời gian mà tàu B chạy qua mặt mình lâu gấp 3 lần so với trường hợp trước. Vận tốc của tàu B là

 

Xem đáp án

Chọn D.

Gọi L là chiều dài của tàu B.

Nếu tàu B chạy ngược chiều với tàu A thì thời gian tàu B chạy qua hành khách tàu A là:

Nếu tàu B chạy cùng chiều với tàu A thì thời gian tàu B chạy qua hành khách tàu A là:

Thay vA = 72 km/h, ta tìm được vB = 36 km/h hoặc 144 km/h.


Câu 19:

Từ hai bến trên bờ sông, một ca nô và một chiếc thuyền chèo đồng thời khởi hành theo hướng gặp nhau. Sau khi gặp nhau, chiếc ca nô quay ngược lại, còn người chèo thuyền thôi không chèo nữa. Kết quả là thuyền và ca nô trở về vị trí xuất phát cùng một lúc. Biết rằng tỉ số giữa vận tốc của ca nô với vận tốc dòng chảy là 10. Tỉ số giữa vận tốc của thuyền khi chèo với vận tốc dòng chảy là

Xem đáp án

Chọn C.

Vận tốc của ca nô, thuyền đối với nước lần lượt là: v1n, v2n.

Vận tốc của nước đối với bờ là u.

Khi gặp nhau thuyền không chèo nữa mà trôi về vị trí ban đầu chứng tỏ ban đầu thuyền chèo ngược dòng nước, ca nô đi xuôi dòng.

Trước khi gặp nhau ca nô và một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều nên độ lớn vận tốc tương đối của ca nô so với thuyền là: v12 = v1n + v2n.

Suy ra thời gian đi giai đoạn 1 là: t = L/(v1 + v2).

Quãng đường đi được của ca nô và thuyền lần lượt là:

Sau đó ca nô quay ngược lại (đi ngược dòng nước) có vận tốc so với bờ là:

v1b = v1n – u

và trở về vị trí xuất phát sau thời gian tv

 

Sau khi gặp nhau, thuyền trôi theo dòng nước với vận tốc so với bờ: v2b = u, đi về vị trí ban đầu trong khoảng thời gian là tv2:

 

Vì thuyền và ca nô về vị trí ban đầu cùng lúc nên: tv1 = tv2


Câu 20:

Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi trở lại về A. Biết rằng vận tốc thuyền trong nước im lặng là 5 km/h, vận tốc nước chảy là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có vTN = 5 km/h, vNB = 1 km/h

Lúc thuyền xuôi dòng thì vTB = vTN + vNB = 5 + 1 = 6 km/h.

Thời gian thuyền xuôi dòng từ A - B là 

Lúc thuyền ngược dòng thì vTB = vTN - vNB = 5 – 1 = 4 km/h.

Thời gian thuyền ngược dòng từ B về A là 

 

Thời gian chuyển động của thuyền là t = t1 + t2 = 1 + 1,5 = 2,5 h = 2h30 phút.

 


Câu 21:

Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h, trên một đoạn đường song hành với đường sắt. Một đoạn tàu dài 120 m chạy ngược chiều và vượt người đó mất 6 s kể từ lúc tàu gặp người đó. Hỏi vận tốc của tàu là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn B.

Vận tốc của xe đạp so với đất là vxd = 24,4 km/h = 4 m/s

Vận tốc của tàu so với xe đạp là vtx = L/t = 120/6 = 20 m/s

Vận tốc của tàu so với đất là vTD = vTX - vXD = 20 – 4 = 16 m/s.


Câu 22:

Hai bến sông A và B cách nhau 18 km theo đường thẳng. Một chiếc canô phải mất thời gian bao nhiêu để đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B tới A. Biết rằng vận tốc của canô khi nước không chảy là 16,2 km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ là 1,5 m/s.

Xem đáp án

Chọn D.

Ta có vCN = 16,2 km/h, vNB = 1,5 m/s; s = 5,4 km/h.

Áp dụng công thức cộng vận tốc ta có

Khi xuôi dòng thì vCB = vCN + vNB = 16,2 + 5,4 = 21,6 km/h.

Thời gian cano đi từ A đến B là 

Khi đi ngược dòng thì vCB = vCN – vNB = 16,2 – 5,4 = 10,8 km/h

Thời gian cano đi từ B về A là 

Thời gian cano đi từ A đến B rồi trở lại A là 5/6 + 5/3 = 2,5h = 2h30p.


Câu 23:

Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất một khoảng thời gian là 1h 30 phút. Vận tốc của dòng chảy là 6 km/h. Tính khoảng thời gian để ca nô chạy ngược dòng từ B đến A.

Xem đáp án

Chọn B.

Vận tốc của cano so với bờ khi chạy xuôi dòng là vCB =AB/t=36/1,6 = 24km/h.

Vận tốc của cano so với nước là 

→ vCN = vCB - vNB = 24 -6 = 18 km/h

Khi cano chạy ngược dòng thì vận tốc cano so với bờ là

vCB = vCN – vNB = 18 - 6 = 12 km/h

 

Thời gian cano chạy ngược dòng là 

t= AB / vCB    = 36/12=3h

 


Câu 24:

Một ô tô chạy với vận tốc 50 km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính của xe, các vệt mưa rơi làm với phương thẳng đứng một góc 60°. Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô.

 

Xem đáp án

Chọn A.

 

 

Mưa rơi theo phương thẳng đứng nên vectơ vận tốc của giọt mưa đối với đất v10   hướng thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Ôtô chạy với vận tốc 50 km/h theo phương ngang nên vectơ vận tốc của ô tô đối với đất là v20 hướng theo phương ngang (giả sử chiều sang bên trái như hình vẽ).

Vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô là v12

Ta có:  = v12v20

Sơ đồ vận tốc của giọt nước mưa đối với xe như hình vẽ.

Ta có sin 60o = v20/v12  v12 = v20/sin60o = 57,7 km/h

 

 


Câu 26:

Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây trong khi gió thổi về hướng Nam với vận tốc 50 km/h. Biết rằng khi không có gió, vận tốc của máy bay là 200 km/h. Khi đó vận tốc của máy bay so với mặt đất là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn C.

Áp dụng công thức cộng vận tốc ta có   v12 = v10 + v20

v10 là vận tốc của máy bay so với đất (theo hướng tây); v12 là vận tốc của máy bay so với gió; v20 là vận tốc của gió so với đất (theo hướng nam)..

Từ hình vẽ ta có:  


Câu 27:

Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240m, mũi xuồng luôn luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một địa điểm cách bến dự định 180m về phía hạ lưu và xuồng đi hết 1 phút. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.

Xem đáp án

Chọn A.

Gọi xuồng là vật 1; nước là vật 2; bờ là vật 3.

V12 là vận tốc của xuồng so với nước và v12 = AB/t = 240/60 = 4m/s

V23 là vận tốc của nước so với bờ, v23 = BC/t = 180/60 = 3m/s

 V13 là vận tốc của xuồng so với bờ.

Ta có:V13V23V12

Từ hình vẽ ta có:

Vậy vận tốc xuồng đối với bờ là v13 = 5 m/s.


Câu 28:

Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với mặt nước. Nước chảy với tốc độ 9km/h so với bờ. Một em bé đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6km/h so với thuyền. Hỏi với vận tốc của em bé so với bờ?

Xem đáp án

Chọn D.

Gọi thuyền là vật 1; nước là vật 2; bờ là vật 3, em bé là 4

v12 là vận tốc của thuyền so với nước;

v23 là vận tốc của nước so với bờ.

v13 là vận tốc của thuyền so với bờ.

v41 là vận tốc của em bé so với thuyền.

Ta có: v13v23v12

Chọn chiều dương là chiều chuyển động ngược dòng của thuyền. Khi đó:

v12 = 14 km/h > 0; v23 = -6km/h (vì v23  ngược chiều dương)

Vận tốc của thuyền so với bờ:  v13 = 14 + (-9) = 5km/h.

Ta có: v43v41v13

v41 = -6km/h < 0 (vì em bé chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền nên v41 ngược chiều dương)

Vận tốc của em bé so với bờ: v43 = -6 + 5 = - 1 km/h < 0 nên em bé chuyển động theo chiều âm so với bờ (cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền).


Câu 30:

An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì An đi mà hóa ra đứng → vật mốc là An.


Câu 31:

Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?

Xem đáp án

Chọn D.

Điểm trên trục bánh xe là chuyển động thẳng đều khi xe chạy đều trên đường thẳng nằm ngang.


Câu 33:

Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?

Xem đáp án

Chọn C.

Trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.

Gốc thời gian là lúc các xe cùng khởi hành.

Phương trình chuyển động của mỗi xe đi từ A, B lần lượt là:

x1 = 60t, x2 = 100 + 40t,

Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2 => t = 5h => x1 = 300 km

 => lúc gặp nhau, 2 xe cách B một đoạn: d = 300 – 100 = 200 km.


Câu 34:

Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

Xem đáp án

Chọn D.

Chuyển động biến đổi đều là chuyển động mà trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau.


Câu 35:

Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?

Xem đáp án

Chọn D.

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tăng hoặc giảm đều theo thời gian (gia tốc tức thời không đổi).

- Đồ thị gia tốc – thời gian: là đường thẳng song song với trục Ot:

- Đồ thị vận tốc – thời gian: là đường thẳng xiên gốc, bắt đầu từ vị trí (t = 0, v = v0), hướng lên nếu a > 0, hướng xuống nếu a < 0.

- Đồ thị tọa độ – thời gian: là đường cong (nhánh hyperbol) bắt đầu từ vị trí (t = 0, x = x0), bề lõm hướng lên nếu a > 0, bề lõm hướng xuống nếu a < 0.

- Trong chuyển động nhanh dần đều thì a và v cùng chiều (a.v > 0), chuyển động chậm dần đều (a.v < 0).

D sai.


Câu 36:

Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v=2+2t(chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:

Xem đáp án

Chọn A.

Từ phương trình tổng quát của vận tốc trong chuyển động biến đổi đều: v = v0 + a.t

Suy ra: v0 = 2 m/s, a = 2 m/s2

Phương trình chuyền động của vật có dạng: x = x0 + v0t + 0,5a.t2 = 0 + 2t + t2.


Câu 37:

Một vật chuyển động với phương trình vận tốc có dạng v=4+3t Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giây bằng

Xem đáp án

Chọn B.

Vận tốc có dạng là hàm bậc nhất của thời gian nên có giá trị trung bình trong khoảng thời gian từ t1 = 1s đến t2 = 5s là:


Câu 38:

Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là đoạn

Xem đáp án

Chọn D.

Đoạn MN vật chuyển động đều do vận tốc không thay đổi.

Đoạn NO vật chuyển động chậm dần đều do đồ thị biểu diễn là một đoạn thẳng xiên hướng xuống.

Đoạn OP vật chuyển động đều do đồ thị là đường nằm ngang, vận tốc không đổi.

Đoạn PQ vật chuyển động nhanh dần đều do đồ thị biểu diễn là một đoạn thẳng xiên hướng lên..


Câu 39:

Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tổng quãng đường vật đã đi bằng   

Xem đáp án

Tổng quãng đường vật đã đi bằng tổng diện tích hình đa giác OABCD và tam giác DEF = 12 ô vuông = 12 .2.10 = 240m

Chọn A.


Câu 40:

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều? 

Xem đáp án

Chọn C.

- Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng là chuyển động nhanh dần đều.

- Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao là chuyển động biến đổi đều, ban đầu chậm dần sau đó nhanh dần.

- Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang có thể coi là chuyển động đều.

- Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh là dao động.


Câu 41:

Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

Xem đáp án

Chọn D.

Chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian và gia tốc tức thời a không đổi.


Câu 42:

Một chiếc xe đạp đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 1 phút thì dừng lại. Gia tốc của xe có độ lớn bằng

Xem đáp án

Chọn D.

Ban đầu xe có: v0 = 12 km/h = 10/3 m/s.

Xe dừng lại (v = 0) sau khoảng thời gian ∆t = 1 phút = 60 s.

Xe chuyển động thẳng chậm dần đều nên gia tốc của xe có độ lớn bằng:


Câu 43:

Đồ thị nào sau đây mô tả đúng chuyển động thẳng đều của một chất điểm?

Xem đáp án

Chọn B.

 Chuyển động thẳng đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

Đồ thị B cho thấy đường biểu diễn v theo thời gian là một đường nằm ngang nên v không đổi theo t và biểu diễn một chuyển động thẳng đều.


Câu 44:

Câu nào dưới đây nó về một chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?

Xem đáp án

Chọn C.

Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phươngvới vận tốc nhưng chiều thì tùy từng trường hợp. Vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc cùng chiều với vận tốc, chậm dần đều khi gia tốc ngược chiều với vận tốc.


Câu 45:

Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 giây, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là:

Xem đáp án

Chọn C.

Gia tốc của xe:

Vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là: v’ = v0 + at’ = 25 m/s.


Câu 46:

Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v=10 - 2t, t tính theo giây, v tính theo m/s. Quãng đường mà chất điểm đó đi được trong 8 giây đầu tiên là

Xem đáp án

Chọn C.

Phương trình vận tốc là v = 10 – 2t nên vật dừng lại sau khoảng thời gian t1 = 10/2 = 5 s.

Do đó giai đoạn 1 vật chuyển động chậm dần đều với a1 = -2 m/s2 và đi được quãng đường:

Giai đoạn 2: Trong 3s tiếp theo vật đi nhanh dần đều với a2 = 2 m/s2 và đi được: 

Quãng đường mà chất điểm đó đi được trong 8 giây đầu tiên là:

s = s1 + s2 = 34 m.


Câu 48:

Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng

Xem đáp án

Chọn C.

Đổi v = 40 km/h = 100/9 m/s.

Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng:


Bắt đầu thi ngay