Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn cơ bản

100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn cơ bản

100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn cơ bản (P3)

  • 32164 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công đã thực hiện bởi trọng lực là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trọng lực cùng chiều với chiều chuyển động nên AP = m.g.h > 0


Câu 2:

Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của tay của bạn học sinh đó là:

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:

Wđ2 – Wđ1 = AF + AP

Vì vận tốc không đổi nên ∆Wđ = 0 →AF = -AP = -mgh < 0


Câu 3:

Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là:

Xem đáp án

Đáp án C

Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:

Wđ2 – Wđ1 = AF + AP = Ahợp lực

Vì vận tốc không đổi nên ∆Wđ = 0 → Ahợp lực = 0


Câu 5:

Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.

Xem đáp án

Đáp án B

Gia tốc rơi trong các trường hợp luôn bằng nhau = g.

Công của trọng lực bằng nhau do công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng quỹ đạo, mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ điểm đầu và điểm cuối.

Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. Vì: Wđ2 – Wđ1 = AP = mgz, không đổi trong các trường hợp

→ Wđ2 = 0,5m.v22 không thay đổi trong các trường hợp → Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau


Câu 9:

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với

Xem đáp án

Đáp án D.

Xung lượng P=F.t

 đại lượng vectơ liên hệ với nhau cả độ lớn và hướng.

p2 = 2mW­đ đại lượng có liên hệ với động năng nhưng chỉ thể hiện độ lớn, không thể hiện hướng.


Câu 10:

Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:

Xem đáp án

Đáp án A.

Wt = mgh: Tùy việc chọn gốc thế năng. Ví dụ vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Cho Wt = 0J khi h = 0.


Câu 11:

Cơ năng của một hệ kín, không có lực cản là một đại lượng

Xem đáp án

Đáp án D

Trong hệ kín và không có lực cản thì vật không chịu tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn


Câu 12:

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình chuyển động từ M đến N, vật có

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình chuyển động từ M đến N, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn.


Câu 13:

Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:

Xem đáp án

Đáp án C

Va chạm đàn hồi (va chạm xuyên tâm) có các đặc điểm sau: Trước và sau va chạm, các vật đều chuyển động trên một đường thẳng duy nhất. Trong va chạm đàn hồi, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau


Câu 14:

Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quá trình chuyển động trên, lúc đâu và lúc cuối vật đều ở cùng một vị trí, mà công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc tọa độ điểm đầu và cuối nên AP = 0.


Câu 15:

Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:

Xem đáp án

Đáp án D

Va chạm đàn hồi (va chạm xuyên tâm) có các đặc điểm sau: Trước và sau va chạm, các vật đều chuyển động trên một đường thẳng duy nhất. Trong va chạm đàn hồi, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau.

Trước va chạm hệ có động lượng ≠ 0, nên sau va chạm động lượng của hệ cũng ≠ 0→ 2 vật không thể cùng đứng yên được.


Câu 17:

Động năng của vật tăng khi :

Xem đáp án

Đáp án D

Wđ = 0,5m.v2Động năng của vật tăng khi v tăng →∆Wđ > 0 → Angoại lực > 0→ Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.


Câu 18:

Khi nói về động lượng, phát biểu nào dưới đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án C.

Động lượng có đơn vị kg.m/s.


Câu 19:

Chất điểm m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là

Xem đáp án

Đáp án B.

Ta có: p=F .t

Ban đầu vật có v0 = 0, sau thời gian t, vật có vận tốc v

.


Câu 20:

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

Xem đáp án

Đáp án D.

Vật chuyển động thẳng đều thì v không đổi → động lượng của vật không đổi.


Câu 23:

Phát biểu nào dưới đây là sai ?Trong một hệ kín

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong một hệ kín thì không có ngoại lực tác dụng lên vật trong hệ, nội lực từng đôi một trực đối.


Câu 24:

Công có thể biểu thị bằng tích của

Xem đáp án

Đáp án C.

Ta có: A = Fscosα.


Câu 25:

Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì

Xem đáp án

Đáp án: D

Thang máy đi đều lên trên, nên người và thang cùng vận tốc, không thay đổi nên động năng không đổi

Độ cao của người và thang máy tăng dần nên thế năng của người tăng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương