Đề thi Toán lớp 6 có đáp án Giữa kì 1 (Đề 11)
-
2260 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là: A = {0; 1; 2; 3}
Hay A = {0; 2; 3; 1}.
Chú ý: Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn { } và ngăn cách nhau bởi dấu “;”, các phần tử chỉ được liệt kê một lần theo thứ tự tùy chọn, người ta thường viết theo một thứ tự để tránh thiếu sót.
Chọn đáp án C.
Câu 3:
Ta tính tổng các chữ số của mỗi số, nếu tổng đó chia hết cho cả 3 và 9 thì số đó chia hết cho cả 3 và 9.
Đáp án A: 3 + 4 + 5 + 6 = 18 chia hết cho cả 3 và 9.
Đáp án B: 1 + 2 + 3 + 4 = 10 không chia hết cho cả 3 và 9.
Đáp án C: 2 + 0 + 2 + 8 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Đáp án D: 6 + 5 + 7 + 9 = 27 chia hết cho cả 3 và 9.
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2. Có 3 đáp án phù hợp là 1340; 1450; 1350.
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3. Chỉ có 1350 chia hết cho 3.
Các số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5. Ta thấy cả 4 đáp án đều thỏa mãn.
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9. Chỉ có 1350 chia hết cho 9.
Vậy 1350 là số có thể chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Chọn đáp án D.
Câu 5:
Ta thấy 42 chia hết cho 2, 3, 7 và 49 chia hết cho 7.
Do đó 42 + 49 chia hết cho 7.
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Số nguyên tố gồm các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Có thể hiểu một cách đơn giản, với một số tự nhiên lớn hơn 1, nếu ngoài chữ số 1 và bản thân chính số đó thì nó không chia hết cho số nào khác nữa.
Các số nguyên tố có 1 chữ số là: 2, 3, 5, 7.
Vậy M {2; 3; 5; 7}
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Giá trị của biểu thức 99998: 99993là
99998: 99993
= 99998 – 3
= 99995
Chọn đáp án C.
Câu 8:
612: 611+ 2.100– 1
= 612 – 11 + 2.1 – 1
= 61+ 2 – 1
= 7
Chọn đáp án C.
Câu 9:
3x + 12 = 27
3x = 27 – 12
3x = 15
x = 15 : 3
x = 5
Chọn đáp án D.
Câu 10:
(x – 3) : 4 = 12
x – 3 = 12.4
x – 3 = 48
x = 48 + 3
x = 51
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Hình bình hành có độ dài một cạnh và chiều cao tương ứng lần lượt là 3m và 7dm thì có diện tích là?
Đổi 3 m = 30 dm
Diện tích hình bình hành là:
30.7 = 210 (dm2)
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Diện tích hình thoi bằng một nửa tích độ dài của hai đường chéo, công thức như sau:
S = \(\frac{1}{2}\).d1.d2
Vậy độ dài đường chéo còn lại của hình thoi sẽ bằng 2 lần diện tích chia cho 1 cạnh đã biết:
\({d_2} = \frac{{2S}}{{{d_1}}} = \frac{{2.24}}{6} = 8\) (cm)
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Đổi 50 cm = 5 dm
Chu vi hình chữ nhật là:
2.(5 + 2) = 14 (dm)
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Gọi cạnh của hình vuông ban đầu là a, a >0.
Diện tích hình vuông ban đầu là:
S = a.a= a2
Khi tăng 1 cạnh lên 3 lần thì độ dài cạnh là: 3a
Và diện tích hình vuông lúc này là:
S'= 3a.3a = 9.a.a = 9a2= 9.S
Vậy nếu cạnh của hình vuông đã cho tăng gấp 3 lần thì diện tích của nó tăng gấp 9 lần.
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Diện tích hình thang cân là: \(\frac{{\left( {3 + 7} \right).4}}{2} = 20\) (m2)
Chọn đáp án D.
Câu 16:
Giá tiền 3 cây bút bi là:
3.2000 = 6000 (đồng)
Giá tiền 5 quyền tập là:
36000 – 6000 = 30000 (đồng)
Vậy giá tiền một quyển tập mà bạn Việt đã mua là:
30000 : 5 = 6000 (đồng)
Chọn đáp án A.
Câu 17:
Số tiền lời khi người đó bán rau là: 8000 – 4000 = 4000 (đồng)
Số tiền lời bán rau so với tiền vốn là:
4000 : 4000 = 1 (lần)
Chọn đáp án B.
Câu 18:
Giá tiền 1 kg cá là:
54000 : 2 = 27000 (đồng)
Bác Ba phải trả số tiền là:
27000.3 = 81000 (đồng)
Chọn đáp án A.
Câu 19:
Số gạo đã chuẩn bị đủ dùng trong số ngày là: \(\frac{{36.50}}{{60}} = 30\) (ngày)
Chọn đáp án C.
Câu 20:
Gọi a là số chồng vở.
Để xếp 25 quyển vở thành các chồng bằng nhau thì 25 phải chia hết cho a.
Trong 4 đáp án trên, chỉ có đáp án C. 5 chồng sách là thỏa mãn.
Chọn đáp án C