Đề thi Toán lớp 6 có đáp án Giữa kì 1 (Đề 5)
-
2263 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
N* là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 0. Do đó các phần tử thuộc tập hợp M là các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 5 đó là 1; 2; 3; 4.
Vậy cách viết khác của tập hợp M là M = {1; 2; 3; 4}
Chọn đáp án C.
Câu 2:
52021: 52020.52 = 52021 – 2020.52= 51.52= 51 + 2 = 53
Chọn đáp án C.
Câu 3:
Các chữ trong từ “TOÁN HỌC” gồm T; O; A; N; H; O; C.
Tuy nhiên, trong các chữ cái trên chữ O được xuất hiện 2 lần, nên ta chỉ viết mỗi chữ một lần cho phù hợp với quy tắc liệt kê các phần tử.
Do đó, cách viết đúng là E = {T; A; N; H; O; C}
Chọn đáp án A.
Câu 4:
H = 60 : [7.(112– 20.6) + 5]
= 60 : [7.(121 – 120) + 5]
= 60 : [7.1 + 5]
= 60 : 12
= 5
Vậy H = 5.
Chọn đáp án D.
Câu 5:
2025 – [(2021 + 1)0+ 3] = 2025 – [20220+ 3]
= 2025 – [1 + 3]
= 2025 – 4
= 2021
Vậy kết quả đúng của phép tính là 2021.
Chọn đáp án A.
Câu 6: Tìm x biết 2021 – 5.(x + 4) = 12022
A. x = 0B. x = 400C. x = 1D. x = 408
2021 – 5.(x + 4) = 12022
2021 – 5.(x + 4) = 1
5.(x + 4) = 2021 – 1
5.(x + 4) = 2020
x + 4 = 2020 : 5
x + 4 = 404
x = 404 – 4
x = 400
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Chú ý: * là chữ số tận cùng của số \(\overline {2021*} \) nên * là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 9.
Dấu hiệu chia hết cho 5 là: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”.
Dấu hiệu chia hết cho 2 là: “Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2”.
Để \(\overline {2021*} \) chia hết cho cả 2 và 5 thì * phải bằng 0.
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Số nguyên tốlà tập hợp những số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Có hai trường hợp không được xét là số nguyên tố, đó chính là số 0 và số 1.
Đáp án A: có 9 ngoài chia hết cho 1 và 9, nó còn chia hết cho 3, Loại
Đáp án B: có 1 thuộc trường hợp không được xét là số nguyên tố, Loại
Đáp án C: có 4 chia hết cho 2, Loại.
Chọn đáp án D.
Câu 8:
Để tìm ước của 30 ta chia 30 lần lượt với các số tự nhiên từ 1 đến 30. Ta thấy 30 chia hết cho 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.
Vậy tập hợp các ước của 30 là: {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Số tự nhiên thuộc Ư(30) và 3 < x < 6 là: 5.
Chọn đáp án B.
>Câu 9:
(x2– 10) : 5 = 3
x2– 10 = 3.5
x2– 10 = 15
x2= 15 + 10
x2= 25 = 52
x = 5
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Số tuổi của bà ngoại Khôi gấp 60 : 12 = 5 lần số tuổi của Khôi.
Chọn đáp án A.
Câu 11:
Số tiền mua 5 gói mì là: 6 500 . 5 = 32 500 (đồng)
Số tiền mua 2 kg cam là: 38 000 . 2 = 76 000 (đồng)
Số tiền mua 2 hộp sữa là: 31 000 . 2 = 62 000 (đồng)
Vậy bố Linh còn lại số tiền là:
200 000 – 32 500 – 76 000 – 62 000 = 29 500 (đồng)
Chọn đáp án D.
Câu 12:
Tính diện tích của hình thang có độ dài hai đáy là 9 cm và 5 cm, chiều cao là 4 cm.
Lời giải:
Diện tích hình thang có công thức bằng
\(S = \frac{{\left( {a + b} \right).h}}{2}\) với a, b là độ dài 2 cạnh hình thang; h là chiều cao hình thang
Vậy diện tích hình thang cần tính là:
\(S = \frac{{\left( {9 + 5} \right).4}}{2} = \frac{{14.4}}{2} = 28\) (cm2)
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 50 m và 60 m thì có diện tích là:
Lời giải:
Diện tích của hình thoi được tính bằng một nửa\(\left( {\frac{1}{2}} \right)\)tíchđộ dài hai đường chéo.
\(S = \frac{1}{2}{d_1}.{d_2}\)
Trong đó: d1, d2 là độ dài 2 đường chéo của hình thoi
Vậy diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 50 m và 60 m là:
\(S = \frac{1}{2}{d_1}{d_2} = \frac{1}{2}.50.60 = 1500\) (m2)
Chọn đáp án C.
Câu 14:
Hãy đọc bảng thống kê xếp loại học lực của học sinh lớp 6A và cho biết lớp 6A có tất cả bao nhiêu học sinh?
Xếp loại học lực |
Đạt |
Giỏi |
Xuất sắc |
Số học sinh |
13 |
11 |
6 |
Lời giải:
Số học sinh của lớp 6A chính là tổng số học sinh các loại và là:
13 + 11 + 6 = 30 (học sinh)
Vậy lớp 6A có tất cả 30 học sinh.
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Một lục giác đều có chu vi là 12 cm. Độ dài mỗi cạnh của hình lục giác đều ấy là:
Lời giải:
Công thức tính chu vi lục giác đều là:
P = a.6
Trong đó: a là chiều dài các cạnh trong lục giác đều
Do đó ta có: P = a.6
Khi đó: 12 = a.6
Vậy độ dài mỗi cạnh của hình lục giác đều là: a = 12 : 6 = 2
Vậy a = 2.
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Tìm thông tin không hợp lý của bảng dữ liệu sau đây:
Số học sinh biết chơi các môn thể thao trong lớp 6A (sĩ số 40 học sinh) như sau:
Môn thể thao |
Bóng rổ |
Bóng đá |
Bơi lội |
Bóng chuyền |
Cầu lông |
Số học sinh |
4 |
10 |
20 |
5 |
50 |
Lời giải:
Thông tin không hợp lý trong bảng dữ liệu là môn thể thao cầu lông có 50 học sinh biết chơi trong khi sĩ số lớp 6A là 40 học sinh.
Chọn đáp án D.
Câu 17:
Chiều rộng của khu vườn là: 1000 : 40 = 25 (m)
Vậy chu vi của khu vườn là: 2.(40 + 25) = 130 (m)
Chọn đáp án C.
Câu 18:
Phân tích “theo cột dọc” ta được:
\(\left. \begin{array}{l}360\\180\\90\\45\\15\\5\\1\end{array} \right|\begin{array}{*{20}{c}}2\\2\\2\\3\\3\\5\\{}\end{array}\)
Vậy 360 =2 . 2 . 2 . 3 . 3 . 5 = 23. 32. 5
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Chú ý: * là chữ số tận cùng của số \(\overline {2021*} \) nên * là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 9.
Dấu hiệu chia hết cho 5 là: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”.
Dấu hiệu chia hết cho 2 là: “Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2”.
Để \(\overline {2021*} \) chia hết cho cả 2 và 5 thì * phải bằng 0.
Chọn đáp án B.
Câu 20:
Tìm x biết 2021 – 5.(x + 4) = 12022
2021 – 5.(x + 4) = 12022
2021 – 5.(x + 4) = 1
5.(x + 4) = 2021 – 1
5.(x + 4) = 2020
x + 4 = 2020 : 5
x + 4 = 404
x = 404 – 4
x = 400
Chọn đáp án B.