Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Di truyền học Người cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Di truyền học Người cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Di truyền học Người cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 2951 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người do gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 3 dị hợp về bệnh P.

II. Người số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen.

III. Có thể biết được kiểu gen của 6 người trong số 9 người nói trên.

IV. Nếu cặp vợ chồng số 5, 6 sinh đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh thì người số 5 có hoán vị gen.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

Bệnh do gen nằm trên NST giới tính X, mà người số 2 bị bệnh M sinh con gái số 5 không bị bệnh M. → bệnh M do alen lặn quy định; Người mẹ số 5 không bị bệnh P nhưng sinh con trai số 9 bị bệnh P nên suy ra bệnh P do alen lặn quy định.

(I) đúng. Vì người số 7 đã nhận alen bị bệnh P từ người số 3. Người số 3 có kiểu gen XABXaB hoặc XAbXaB.

(II) đúng. Vì người số 5 nhận giao tử XAb từ người số 2. Người số 8 bị bệnh P nên có kiểu gen XaBY (vì vậy đã nhận giao tử XaB từ người số 5). → Kiểu gen của người số 5 là XAbXaB.

(III) đúng. Vì chỉ xác định được kiểu gen của 5 người nam và người nữ số 5.

- Gen nằm trên NST × nên cả 5 người nam đều biết được kiểu gen.

- Trong số các người nữ, biết được KG của người số 5.

- Người số 3 mang alen quy định bệnh P (vì sinh con số 7 bị bệnh P) nhưng chưa thể khẳng định kiểu gen của người số 3. Nếu bài toán cho biết không có hoán vị gen thì người số 3 có kiểu gen XABXaB vì người số 3 sinh ra 2 con trai, trong đó số 6 không bị bệnh nên đã nhận XAB từ người số 3. Tuy nhiên, người số 6 này có thể đã nhận giao tử XAB từ người số 3 thông qua quá trình hoán vị gen. Do đó, chưa thể biết chính xác kiểu gen của người số 3.

(IV) đúng. Vì người số 5 có kiểu gen XAbXaB, nếu sinh con bị cả hai bệnh thì chứng tỏ người số 5 đã tạo ra giao tử Xab. → Đã có hoán vị gen.


Câu 3:

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả mọi người trong phả hệ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.

II. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh là 1/36.

III. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh là 5/18.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là gái và không bị bệnh là 25/72.


Xem đáp án

Bước 1: Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.

- Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh nhưng sinh con gái số 6 bị cả 2 bệnh. Þ 2 bệnh đều do gen lặn quy định và không liên kết giới tính.

- Quy ước: a quy định bệnh thứ nhất; b quy định bệnh thứ 2.

Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.

Bước 2: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu của bài toán.

I đúng.

- Người số 6, 17 bị cả 2 bệnh nên kiểu gen là aabb.

- Người số 9 và 10 là những người không bị bệnh nhưng có con bị cả hai bệnh nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 13, 14 và 15 là những người không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh thứ nhất và mẹ bị bệnh thứ hai nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 1 và 2 là những người không bị bệnh nhưng sinh con số 6 bị 2 bệnh nên người số 1, 2 đều có kiểu gen AaBb.

II đúng.

Chọn D


Câu 4:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau.
Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 6 người.

II. Người số 2 và người số 9 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.

III. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng số 8 - 9 là 2/3.

IV. Cặp vợ chồng số 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất cao hơn sinh con bị bệnh G.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II → Đáp án B.

- Bệnh H do gen lặn quy định và không liên kết giới tính. Vì cặp 1-2 không bị bệnh H nhưng sinh con gái số 7 bị bệnh H. → A quy định không bị bệnh H, a quy định bị bệnh H.

- Vì cặp 1-2 không bị bệnh G nhưng sinh con số 8 bị bệnh G nên bệnh G do gen lặn quy định. Mặt khác, người bố số 4 không bị bệnh G nhưng lại sinh con gái số 10 bị bệnh G. → Bệnh G không liên kết giới tính. Quy ước: B quy định không bị bệnh G; b quy định bị bệnh G.

- Biết được kiểu gen của 6 người, đó là: số 1 (AaBb), 2 (AaBb), 3 (Aabb), 4 (aaBb), 9 (AaBb), 10 (Aabb).

→ Có 4 người chưa biết được kiểu gen, đó là 5, 6, 7, 8. → I đúng.

- Người số 2 và người số 9 đều có kiểu gen AaBb → II đúng.

- Người số 8 có kiểu gen (1/3AAbb; 2/3Aabb); Người số 9 có kiểu gen AaBb. → Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8-9 là = (1-1/6)(1/2) = 5/12. → III sai.

- Cặp 8-9 sinh con bị bệnh H với xác suất = 2/3×1/4 = 1/6. Sinh con bị bệnh G với xác suất = 1/2. → IV sai.


Câu 5:

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.

II. Người số 13 có kiểu gen dị hợp tử về ít nhất một cặp gen.

III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 7/48.

IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/16.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là (II), (III) và (IV) → Đáp án A.

Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.

→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.

Bệnh M: M quy định bình thường, m quy định bị bệnh

Ta có:

- Người số 4 sinh con số 8 bị bệnh P. → người số 4 mang alen quy định bệnh P. → (I) sai.

- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13. → Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → (II) đúng.

- Xác suất sinh con của cặp 12-13:

+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là 1/3 AA; 2/3 Aa. Xác suất KG của người 13 là Aa.

→ Sinh con bị bệnh P = 1/6 ; Sinh con không bị bệnh P = 5/6.

+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XBY ; Người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh M = 1/2 × 1/4 = 1/8 ; Không bị bệnh M = 7/8.

→ Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P = 7/8 × 1/6 = 7/48. → (III) đúng.

→ Xác suất sinh con thứ nhất là trai và chỉ bị bệnh P = 3/8 × 1/6 = 1/16. →(IV) đúng.


Câu 7:

Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAI0 có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBI0 có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 có nhóm máu O. Xét phả hệ sau đây:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.

II. Cặp vợ chồng 8 – 9 có thể sinh con có nhóm máu AB.

III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu AB với xác suất 5/12.

IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu O với xác suất 50%.

Xem đáp án

Đáp án C

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Giải thích:

Tất cả những người máu O đều có kiểu gen IOIO, máu AB có kiểu gen IAIB.

→ Có 2 người nhóm máu O là người số 3 và 11, 3 người nhóm máu AB là người số 5, 7, 9.

Người số 1 và 2 đều có máu B, sinh con số 3 có máu O.

→ Người số 1 và 2 đều có kiểu gen IBIO.

Người số 10 có máu B, là con của người số 6 (máu A) và người số 7 (máu AB).

→ Người số 10 có kiểu gen IBIO, người số 6 có kiểu gen IAIO

→ Có 9 người đã biết được kiểu gen. → (I) đúng.

- Người số 8 mang kiểu gen IBIB hoặc IBIO; người số 9 đều mang kiểu gen IAIB, → Cặp vợ chồng này có thể sinh con có nhóm máu AB.

- Người số 4 có kiểu gen 2/3IBIO; người số 5 có kiểu gen IAIB. → Người số 8 có xác suất kiểu gen 1/3IBIO : 2/3IBIB.

→ Cho giao tử IB với tỉ lệ .

- Người số 9 có kiểu gen IAIB → Cho giao tử IA = 1/4.

→ Xác suất để cặp vợ chồng 8, 9 sinh con có máu AB = 5/6x1/2=5/12

→ (III) đúng.

- Người số 10 có kiểu gen IBIO và người số 11 có kiểu gen IOIO sẽ sinh con có máu O với xác suất 50%. → (IV) đúng.


Câu 8:

Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAI0 có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBI0 có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 có nhóm máu O. Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 32% số người nhóm máu A và 4% người có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 5 người có kiểu gen dị hợp.

II. Người số 4 có kiểu gen đồng hợp với xác suất 50%.

III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu A với xác suất 1/10.

IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu A với xác suất 80%.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.

- Người số 2 có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB; Người số 1 có nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIO

→ Người số 3 có nhóm máu A có kiểu gen IAIO; Người số 1 có kiểu gen IBIO.

Người số 5 có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB; Người số 11 có nhóm máu O có kiểu gen IOIO;

→ Có 4 người có kiểu gen dị hợp: 1 IBIO; 2 IAIB; 3 IAIO; 5 IAIB. (I sai)

- Cặp số 1-2 có kiểu gen IBIO × IAIB sẽ sinh ra người số 4 (máu B) có xác suất kiểu gen là 1/2 IBIB ; 1/2 IBIO. (II đúng)

Ta có: (4) có kiểu gen là (1/2 IBIB; 1/2 IBIO) x (5) IAIB.

→ Người số 8 (máu B) có xác suất kiểu gen là 3/4 IBIB ; 1/4 IBIO.

- Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 32% số người nhóm máu A và 4% người có nhóm máu O.→ Tần số IO = 0,2; Tần số IA = 0,4; IB = 0,4.

Người số 9, 10 có bố mẹ 6,7 đều máu A có các kiểu gen với xác suất 1 IAIA : 1 IAIO. → Người số 9, 10 có máu A có các kiểu gen với xác suất 3/5 IAIA : 2/5 IAIO.

→ Xác suất cặp vợ chồng 9-8 ((3/4 IBIB ; 1/4 IBIO) x (3/5 IAIA : 2/5 IAIO)) sinh con có nhóm máu A (IAIO) là = 1/8 × 4/5 = 1/10. (III đúng)

- Ta có: (10) (3/5 IAIA : 2/5 IAIO) x (11) IOIO → Cặp vợ chồng 11-10 sinh con có máu A với xác suất = 4/5. (IV đúng)


Câu 9:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 10 người.

II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là (III) và (IV) → Đáp án A.

Giải thích:

(I) sai. Vì chỉ có 9 người biết được KG, đó là 8 người nam và người nữ số 5.

Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

(II) sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

(III) đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 - xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ = 0,5 × 0,42 = 0,21.

→ Xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – 0,21 = 0,29.

Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,42XABXAB : 0,42XABXab : 0,08XABXAb : 0,08XABXaB. Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 0,42 x 0,21 = 0,0882. → (IV) đúng.


Câu 10:

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.

II. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.

III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 7/48.

IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/16.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án A.

Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.

→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.

Bệnh M: M quy định bình thường, m quy định bị bệnh

Ta có:

- Người số 4 sinh con số 8 bị bệnh P. → Người số 4 mang alen quy định bệnh P. → I sai.

- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13.

→ Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → II sai.

- Xác suất sinh con của cặp 12-13:

+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là 1/3 AA; 2/3 Aa. Xác suất KG của người 13 là Aa.

→ Sinh con bị bệnh P = 1/6 ; Sinh con không bị bệnh P = 5/6.

+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XBY ; Người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh M = 1/2 × 1/4 = 1/8 ; Không bị bệnh M = 7/8.

→Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P = 7/8 × 1/6 = 7/48. → III đúng.

→ Xác suất sinh con thứ nhất là trai và chỉ bị bệnh P = 3/8 × 1/6 = 1/16. → IV đúng.


Câu 12:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, trong đó có một bệnh do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng 13-14 sinh đứa con đầu lòng bị hai bệnh là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích:

- Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nào do gen nằm trên NST X quy định.

+ Cặp số 10 - 11 đều không bị bệnh, sinh người con gái số 15 bị bệnh P. Chứng tỏ bệnh P là do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

+ Vì có một bệnh do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Cho nên suy ra đó là bệnh Q.

- Cặp vợ chồng số 10 – 11 không bị bệnh Q nhưng sinh người con số 16 bị bệnh Q. → Bệnh quy do gen lặn quy định.

- Xác suất sinh con không bị bệnh P:

+ Tìm kiểu gen của người số 13:

Người số 5 bị bệnh P → người số 7 có kiểu gen AA hoặc Aa, trong đó Aa với tỉ lệ 2/3.

Người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → Kiểu gen người số số 8 là Aa.

→ Con của cặp với chồng số 7 và 8 sẽ là con của phép lai (1/3 AA + 2/3Aa) × Aa

→ Phép lai (1/3 AA + 2/3Aa) × Aa sẽ cho đời con là 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa.

→ Người số 13 không bị bệnh nên sẽ là một trong hai người 2/6AA hoặc 3/6Aa.

→ Người số 13 có kiểsu gen Aa với tỉ lệ 3/5; kiểu gen AA với tỉ lệ 2/5.

+ Tìm kiểu gen của người số 14: Có bố mẹ dị hợp nên người số 14 có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3AA.

+ Xác suất để cặp vợ chồng 13, 14 sinh con bị bệnh P = 1/10.

- Xác suất sinh con không bị bệnh Q:

+ Kiểu gen về bệnh Q: Người số 13 là nam, không bị bệnh Q nên kiểu gen về bệnh Q là XBY.

+ Người số 14 không bị bệnh Q nhưng có mẹ dị hợp về bệnh Q. Vì vậy kiểu gen của người số 14 là  1/2XAXA hoặc 1/2XAXa.

+ Xác suất sinh con bị bệnh Q = 1/8

- Xác suất sinh con bị 2 bệnh = 1/80


Câu 13:

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó khi xét về bệnh thứ nhất thì có 4% số người bị bệnh; Khi xét về bệnh thứ 2 thì có 9% số người bị bệnh.

Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp vợ chồng 13-14 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh với xác suất là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.

- Cặp vợ chồng số 3 – 4 đều không bị bệnh nhưng sinh con gái số 10 bị cả 2 bệnh. => 2 bệnh đều do gen lặn quy định và không liên kết giới tính.

- Quy ước: a quy định bệnh thứ nhất; b quy định bệnh thứ 2.

Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.

- Quần thể cân bằng di truyền nên đối với những người không bị bệnh và bố mẹ, anh chị em không bị bệnh thì phải dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể để xác định kiểu gen của người đó.

+ Ở bài tập này, bệnh 1 có cấu trúc di truyền 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Do đó, một người không bị bệnh 1 sẽ có xác suất kiểu gen = 2/3AA : 1/3Aa.

+ Ở bài tập này, bệnh 2 có cấu trúc di truyền 0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb. Do đó, một người không bị bệnh 2 sẽ có xác suất kiểu gen = 7/13BB : 6/13Bb.

- Xác suất sinh con bị bệnh 1:

+ Người số 13 có kiểu gen Aa.

+ Bố và mẹ của người số 14 không bị bệnh nhưng người số 9 có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa; Người số 8 thuộc quần thể cân bằng di truyền nên có kiểu gen là 2/3AA : 1/3Aa. Cho nên xác suất kiểu gen của người số 14 là (10/17 AA : 7/17Aa). Giải thích: Vì phép lai (1/3AA : 2/3Aa) × (2/3AA : 1/3Aa) sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 10/18AA : 7/18Aa : 1/18aa. Vì người số 14 không bị bệnh, cho nên người này thuộc một trong 2 đối tượng là 10/18AA : 7/18Aa → Tỉ lệ kiểu gen là 10/17AA : 7/17Aa.

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = 7/68.

Xác suất sinh con bị bệnh 2:

- Người số 13 có kiểu gen Bb.

- Bố và mẹ của người số 14 không bị bệnh nhưng người số 9 có kiểu gen 1/3BB : 2/3Bb; Người số 8 thuộc quần thể cân bằng di truyền nên có kiểu gen là 7/13BB : 6/13Bb. Cho nên xác suất kiểu gen của người số 14 là (10/21 BB : 11/21Bb). Giải thích: Vì phép lai (1/3BB : 2/3Bb) × (7/13BB : 6/13Bb) sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 20/39BB : 16/39Bb : 3/39bb. Vì người số 14 không bị bệnh, cho nên người này thuộc một trong 2 đối tượng là 20/39BB : 16/39Bb → Tỉ lệ kiểu gen là 5/9BB : 4/9Bb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ hai = 1/9

→ Xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 7/612.


Câu 14:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người (bệnh P và bệnh M), trong đó có một bệnh do gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 2 không mang alen quy định bệnh P. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 1 dị hợp về 2 cặp gen.

II. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.

III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/8.

IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/12.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.

- Cặp vợ chồng 1 – 2 không bị bệnh M nhưng con trai số 5 bị bệnh M. → Bệnh M do alen lặn quy định. → Quy ước b quy định bệnh M, B không quy định bệnh.

- Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.

→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.

- Bài toán cho biết có một bệnh do gen nằm trên NST X quy định. Mà bệnh P chắc chắn do gen nằm trên NST thường. → Bệnh M phải do gen nằm trên NST X.

Ta có:

- Người số 6 sinh con số 11 bị bệnh P. → người số 6 mang alen quy định bệnh P. Mà bài toán cho biết người số 2 không mang alen quy định bệnh P nên suy ra người số 6 đã nhận alen bệnh P từ người số 1. Như vậy, người số 1 truyền gen bệnh P cho người số 6, truyền gen bệnh M cho người số 5 → Người số 1 dị hợp về 2 bệnh. → I đúng.

- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13. → Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → (II) sai.

- Xác suất sinh con của cặp 12-13:

+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là 1/3AA; 2/3Aa. Xác suất KG của người 13 là 1Aa.

→ Sinh con bị bệnh P = 1/6; Sinh con không bị bệnh P = 5/6.

+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XbY ; Người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh M = 1/4; Không bị bệnh M =3/4.

→ Xác suất sinh con gái không bị bệnh M = /8.

→Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P = 1/8. → (III) đúng.

→ Xác suất sinh con thứ nhất là gái và chỉ bị bệnh P = 1/16→ (IV) sai.


Câu 16:

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 8 người.

II. Xác suất sinh con bị cả hai bệnh của cặp 15-16 là 1/36

III. Xác suất sinh con chỉ bị một bệnh của cặp 15-16 là 5/18.

IV. Xác suất sinh con trai và không bị bệnh của cặp 15-16 là 25/72.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D.

Bước 1: Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.

- Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh nhưng sinh con gái số 6 bị bệnh 2 → bệnh 2 do gen lặn quy định và không liên kết giới tính.

- Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh nhưng sinh con trai số 7 bị bệnh 1 → bệnh 1 do gen lặn quy định. Mặt khác, người số 3 bị bệnh 1 nhưng sinh con trai số 10 không bị bệnh 1. → Bệnh 1 không liên kết giới tính.

- Quy ước: a quy định bệnh thứ nhất; b quy định bệnh thứ 2.

Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.

Bước 2: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu của bài toán.

I đúng. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.

- Người số 17 bị cả 2 bệnh nên kiểu gen là aabb.

- Người số 9 và 10 là những người không bị bệnh nhưng có con bị cả hai bệnh nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 13, 14 và 15 là những người không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh thứ nhất và mẹ bị bệnh thứ hai nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 1 và 2 là những người không bị bệnh nhưng sinh con số 6 bị bệnh 2, số 7 bị bệnh 1 nên người số 1, 2 đều có kiểu gen AaBb.

II đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh

Xác suất sinh con bị bệnh 1:

- Người số 7 bị bệnh 1 cho nên người số 15 có kiểu gen Aa.

- Bố và mẹ của người số 16 không bị bệnh nhưng người số 16 có em trai bị 2 bệnh cho nên xác suất kiểu gen của người số 16 là (1/3 AA : 2/3Aa).

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = 1/6.

Xác suất sinh con bị bệnh 2:

- Người số 8 bị bệnh thứ 2 nên người số 15 có kiểu gen Bb.

- Bố và mẹ của người số 16 không bị bệnh nhưng người số 16 có em trai bị 2 bệnh cho nên xác suất kiểu gen của người số 16 là (1/3 BB : 2/3Bb).

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = 1/6.

→ Xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 1/36

III đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh.

- Từ kết quả làm ở câu b, ta có xác suất sinh con bị 1 bệnh là 1/6 nên xác suất sinh con không bị 1 bệnh = 5/6 .

- Xác suất để chỉ bị bệnh thứ nhất mà không bị bệnh thứ hai = 5/36.

- Xác suất để chỉ bị bệnh thứ hai mà không bị bệnh thứ nhất =5/36.

→ Đáp án = 5/18.

 

IV đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là trai và không bị bệnh là bao nhiêu?

- Ở phả hệ này, cặp vợ chồng số 15-16 sinh con không bị bệnh thứ nhất = 5/6; Xác suất sinh con không bị bệnh thứ hai =5/6.

- Xác suất sinh con gái = 1/2.

 

→ Xác suất sinh con gái và không bị bệnh = 25/72.


Câu 17:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người (bệnh P và bệnh M), trong đó có một bệnh do gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 1 không mang alen quy định bệnh P. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 2 và người số 9 có thể có kiểu gen khác nhau.

II. Người số 13 có thể không mang alen quy định bệnh M.

III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh M của cặp 12 - 13 là 1/8.

IV. Con trai và con gái của cặp vợ chồng 12-13 đều có thể bị bệnh M với xác suất như nhau.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án A.

- Cặp vợ chồng 1 – 2 không bị bệnh M nhưng con trai số 5 bị bệnh M. → Bệnh M do alen lặn quy định. → Quy ước b quy định bệnh M, B không quy định bệnh.

- Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.

→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.

- Bài toán cho biết có một bệnh do gen nằm trên NST X quy định. Mà bệnh P chắc chắn do gen nằm trên NST thường. → Bệnh M phải do gen nằm trên NST X.

Ta có:

- Người số 6 sinh con số 11 bị bệnh P. → người số 6 mang alen quy định bệnh P. Mà bài toán cho biết người số 1 không mang alen quy định bệnh P nên suy ra người số 6 đã nhận alen bệnh P từ người số 2. → Kiểu gen của người só 2 là AaXBY. Mặt khác, người số 9 sinh con số 14 bị bệnh P nên kiểu gen của người số 9 là AaXBY. → Cả hai người này có kiểu gen giống nhau. → I sai.

- Người số 4 bị bệnh M nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 8. → Người số 13 có thể sẽ nhận được gen bệnh M từ người số 8. → (II) đúng.

- Xác suất sinh con của cặp 12-13:

+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là 1/3AA; 2/3 Aa. Xác suất KG của người 13 là 1Aa.

→ Sinh con bị bệnh P =1/6 ; Sinh con không bị bệnh P = 5/6.

+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XbY ; Người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh M =1/4; Không bị bệnh M = 3/4.

→ Xác suất sinh con bị bệnh M = ¼; Không bị bệnh M = 3/4.

→Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh M = 5/24 → (III) sai.

Vì người số 12 có kiểu gen XbY nên khi sinh con thì đều truyền cho con trai NST Y, truyền cho con gái NST Xb. Vì vậy, khả năng bị bệnh M ở con trai và con gái là như nhau. → IV đúng.


Câu 18:

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:

Cho biết người số 6, 7 đến từ các quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh ở trong quần thể lần lượt là 1%, 4%; không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác suất người số 6 có kiểu gen dị hợp là 2/11.

II. Có tối đa 6 người biết chắc chắn về kiểu gen.

III. Người số 9 và người số 10 có kiểu gen giống nhau.

IV. Xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 19/44.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

- Cặp vợ chồng 1 và 2 không bị bệnh, sinh con gái số 5 bị bệnh. → Bệnh do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định; A không quy định bệnh → Kiểu gen (1), (2) là Aa; (5) là aa

Người số (8), (9) bình thường có bố (4) bị bệnh aa → Kiểu gen (8), (9) là Aa.

Người số (10) bình thường có mẹ bị bệnh aa → Kiểu gen (10) là Aa. (III đúng)

II sai. Có tối đa 7 người biết chắc chắn về kiểu gen: (1), (2), (8), (9), (10) là Aa. (4), (5) là aa.

- I đúng. Người số 6 đến từ quần thể có tỷ lệ người bị bệnh là 1% → a = 0,1 → Xác suất người số 6 có kiểu gen dị hợp là = 2/11. Người số 7 đến từ quần thể có 4% số người bị bệnh. → Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

→ Người số 7 có kiểu gen Aa với xác suất = 0,32/0,96 = 1/3.

Người số 7 có kiểu gen AA với xác suất =2/3.

- Ta có: (7) (1/3Aa : 2/3AA) x (8) Aa → (11) A- : 5/11AA; 6/11Aa

IV đúng. Vì người số 10 có kiểu gen Aa; người số 11 có xác suất kiểu gen 5/11AA; 6/11Aa

Do đó, cặp 10-11 sinh con bị bệnh với xác suất = 1/2 × 3/11 = 3/22.

→ cặp 10-11 sinh con gái không bị bệnh với xác suất = 1/2 × 19/22 = 19/44


Câu 19:

Sự di truyền bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng bệnh P di truyền độc lập với tính trạng nhóm máu và không xảy ra đột biến.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 6 người.

II. Có tối đa 7 người mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu.

III. Xác suất sinh con có máu O và bị bệnh P của cặp 7-8 là 1/36.

IV. Xác suất sinh con gái có máu B và không bị bệnh P của cặp 7-8 là 5/36.

Xem đáp án

Đáp án A

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án A.

I đúng. Vì có 3 người chưa biết KG, đó là 5, 7, 8.

II đúng. Vì người 5, 9 luôn có kiểu gen đồng hợp; Người 8 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp. → Có tối đa 7 người có kiểu gen dị hợp.

III đúng. Người số 7 có kiểu gen IAIO và 2/3Pp; Người số 8 có kiểu gen 2/3IBIO và Pp.

→ Sinh con có máu O = 1/2×1/3 = 1/6; Sinh con bị bệnh P = 1/3×1/2= 1/6. → Xác suất = 1/6×1/6 = 1/36.

IV đúng. Sinh con có máu B = 1/2×2/3 = 1/3; Sinh con không bị bệnh P = 5/6; Sinh con gái = 1/2.

→ Xác suất = 1/3×5/6×1/2 = 5/36.


Câu 20:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên phân li độc lập với nhau; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ và quần thể này ở trạng thai cân bằng và có tỉ lệ người bị hói đầu là 40%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 8 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu.

II. Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen về cả hai bệnh.

III. Khả năng người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn là 13/15.

IV. Xác suất sinh ra đứa con gái đầu lòng không hói đầu và không bị bệnh P của cặp 10 - 11 là 29/80.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.

- Cặp vợ chồng 1 và 2 không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 5 bị bệnh P. → Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Quy ước: H bị hói đầu; b bị bệnh P.

Về bệnh hói đầu: Người có kiểu gen dị hợp gồm có 4 người là 2, 6, 7, 9.

Người chắc chắn có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu gồm có 1, 3, 4, 12.

Những người 5, 8, 10, 11 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp về tính trạng hói đầu.

→ Có tối đa 8 người có kiểu gen đồng hợp về hói đầu. → I đúng.

Bệnh mù màu, có 5 người có kiểu gen Bb (số 1, 2, 7, 8, 9) và 3 người có kiểu gen bb (gồm có 3, 5, 12). → Có 6 người đã biết kiểu gen của 2 bệnh, đó là 1, 2, 3, 7, 9, 12. → II đúng.

Về bệnh hói đầu, người số 6 có kiểu gen Hh; Người số 7 có kiểu gen Hh nên sẽ sinh ra người số 10 có kiểu gen là 1/3HH hoặc 2/3Hh. → Người số 10 không mang alen h với tỉ lệ 1/3.

Về bệnh máu khó đông, người số 6 có kiểu gen 2/3Bb : 1/3BB, Người số 7 có kiểu gen Bb nên sẽ sinh ra người số 10 có kiểu gen là 2/5BB hoặc 3/5Bb. → Người số 10 không mang alen lặn b với tỉ lệ = 2/5.

→ Người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn với tỉ lệ = 1 - 1/3×2/5 = 1 – 2/15 = 13/15. → III đúng.

Về bệnh hói đầu, xác suất kiểu gen của người số 10 = 2/3Hh : 1/3HH; Người số 11 có xác suất kiểu gen là 7/12Hh : 5/12hh. → Sinh con gái không hói đầu (Hh + hh) với tỉ lệ = 1/2×(1-HH) = 1/2×(1-2/3×7/24) = 1/2×(1-7/36 = 29/72.

(Người số 11 có xác suất kiểu gen 7/12Hh : 5/12hh là vì: Quần thể này đang cân bằng di truyền và có 40% số người bị hói nên tần số H = 0,4. Người con gái số 8 không bị hói nên có xác suất kiểu gen (0,48Hh : 0,36hh) = 4/7Hh : 3/7hh. Người số 9 là nam và bị hói nên có kiểu gen Hh. Do đó cặp vợ chồng 8-9 sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 2/14HH : 7/14Hh: 5/14hh. Người số 11 là người con của cặp 8-9 và người số 11 không bị hói đầu nên xác suất kiểu gen của người số 11 là = 7/12Hh : 5/12hh).

Về bệnh P, người số 10 có xác suất kiểu gen 2/5BB : 3/5Bb; Người số 11 có xác suất kiểu gen 2/3Bb : 1/3BB. → Sinh con không bị bệnh P = 1 - 3/10 × 1/3 = 9/10.

→ Cặp vợ chồng số 10 và 11 sinh ra một đứa con gái không hói đầu và không bị bệnh P = 29/72 × 9/10 = 29/80. → IV đúng.


Câu 21:

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân ly độc lập, mỗi bệnh do một gen quy định.

Biết rằng người mẹ của cô gái ở thế hệ thứ III không mang bệnh. Tính xác suất để người con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị cả hai bệnh.

Xem đáp án

Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ nhất không bị bệnh sinh con gái bị cả 2 bệnh 2 bệnh này đều do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh 1; B - bình thường, b - bị bệnh 2.

Bố của người chồng ở thế hệ thứ 3 bị bệnh 1 nên người chồng không bị bệnh 1 thì sẽ có kiểu gen là Aa.

Mẹ của người chồng ở thế hệ thứ 3 bị bệnh 2 nên người chồng không bị bệnh 2 thì sẽ có kiểu gen là Bb.

Người chồng ở thế hệ thứ 3 có kiểu gen là AaBb.

Mẹ của người vợ ở thế hệ thứ 3 không mang gen bệnh nên có kiểu gen là AABB.

Bố của người vợ ở thế hệ thứ 3 không bị bệnh 1 nhưng có mẹ bị bệnh 1, và người bố này bị bệnh 2, vậy người bố này có kiểu gen là Aabb.

Người vợ ở thế hệ thứ 3 sẽ có kiểu gen là: 1/2AABb:1/2AaBb

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 sinh con bị cả hai bệnh là:  1/32.
Chọn B


Câu 22:

Ở người nhóm máu A, B, O do 3 gen alen IA, IB, IO quy định, nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO , nhóm máu AB được quy định bơi kiểu gen IAIB. Hôn nhân giữa bố và mẹ có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có đủ 4 loại nhóm máu?

Xem đáp án

Để con cái có đủ 4 loại nhóm máu, con có IoIo  bố có Io, mẹ có Io

Nhóm máu AB à bố hoặc mẹ có IA, mẹ hoặc bố có IB.

à Bố (mẹ) có nhóm máu A kết hôn với mẹ (bố) có nhóm máu B à con sẽ đủ 4 loại nhóm máu.

Kiểu gen bố mẹ IAIoxIBIo
Chọn D


Câu 23:

Trường họp nào sau đây không làm phát sinh hội chứng XXY ở người?

I. Mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn giảm phân I ở cặp NST giới tính.

II. Mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính.

III. Mẹ rối loạn giảm phân I ở cặp NST giới tính, bố giảm phân bình thường.

IV.  Mẹ rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính, bố giảm phân bình thường.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Xét các trường hợp của đề bài:

I. Mẹ giảm phân bình thường tạo giao tử X, bố rối loạn giảm phân I ở cặp NST giới tính sẽ tạo giao tử XY, O à Con sinh ra có thể bị hội chứng XXY do sự kết hợp của giao tử X và XY.

II                                  . Mẹ giảm phân bình thường tạo giao tử X, bố rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính sẽ có thể tạo giao tử XX, YY, O, X, Y à Con sinh ra không bị hội chứng XXY.

III. Mẹ rối loạn giảm phân I ở cặp NST giới tính tạo giao tử XX, bố giảm phân bình thường tạo giao tử X, Y à Con sinh ra có thể bị hội chứng XXY do sự kết hợp của giao tử XX của mẹ và Y của bố.

IV. Mẹ rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính có thể tạo giao tử XX, X, O,  bố giảm phân bình thường tạo giao tử X, Y à Con sinh ra có thể bị hội chúng XXY do sự kết hợp của giao tử XX của mẹ và Y của bố.

Vậy trong các trường hợp trên, chỉ có trường hợp II không làm phát sinh hội chứng XXY ở người.
Chọn C


Câu 24:

Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:

Xem đáp án

Hai chị em mang nhóm máu AB và O. Ông bà ngoại nhóm máu A à mẹ có thể nhóm máu A hoặc nhóm máu O chứ k thể nhóm máu B được.

Bố mẹ phải có nhóm máu A, B thì mới sinh con nhóm máu AB và nhóm máu O được.

Mẹ nhóm máu A à bố nhóm máu B.
Chọn B


Câu 25:

Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:


Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phát biểu trong số những phát biểu dưới đây là đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên?

I. Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4.

II. Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4.

III. Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/8.

IV. Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12.

Xem đáp án

Quy ước: A - bình thường, a - máu khó đồng; B - bình thưởng, b - phêninkêtô niệu.

+ Xét bệnh máu khó đông:

- Người chồng không bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là: XAY.

- Mẹ của người vợ không bị bệnh máu khó đông sinh ra con trai bị bệnh máu khó đông XaY nên mẹ của người vợ có kiểu gen XAXa, bố của người vợ không bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là XAY, người vợ sẽ có kiểu gen là: 1/2XAXa : 1/2XAXA. Tỉ lệ giao tử là: 3/4XA : 1/4Xa.

Do người chồng luôn có cho con gái alen XA nên con gái không bao giờ bị bệnh, xác suất sinh ra con trai bị bệnh là: 1/8.

+ Xét bệnh phêninkêtô niệu:

- Người vợ không bị bệnh nhưng bố bị bệnh bb nên người vợ có kiểu gen là Bb.

- Chị gái của người chồng bị bệnh bb nhưng bố mẹ người chồng không bị bệnh nên bố mẹ người chồng có kiểu gen dị hợp Bb. Người chồng không bị bệnh có kiểu gen là: 1/3BB : 2/3Bb. Tỉ lệ giao tử: 2/3B : 1/3b.

Xác suất sinh con bị bệnh này là: 1/6

Khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên:

Nội dung I đúng. Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng:  1/4

Nội dung II đúng. Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng:  1/4

Nội dung III sai. Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng:  1/6

Nội dung IV đúng. Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng:  5/12

Vậy có tất cả 3 nội dung đúng.
Chọn C


Câu 26:

Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường qui định và di truyền theo qui luật Menđen. Một người đàn ông có người em trai bị bệnh lấy một người vợ có chị gái bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Biết rằng, ngoài người em chồng và chị vợ bị bệnh ra, cả bên vợ hoặc chồng không có ai khác bị bệnh và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là

Xem đáp án

Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh bạch tạng.

Xét gia đình người chồng: Bố mẹ bình thường, em chồng bị bệnh à bố mẹ người chồng phải có kiểu gen dị hợp Aa.

Người chồng bình thường có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa à 2/3 giao tử A : 1/3 giao tử a

Tương tự xét gia đình người vợ: Bố mẹ người vợ có kiểu gen Aa, Người vợ bình thường có kiểu gen: 1/3AA : 2/3 Aa à 2/3 giao tử A : 1/3 giao tử a

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là aa là: l/3a . l/3a = 1/9

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là: 1/9.1/2 = 1/18
Chọn A


Câu 27:

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng người   có kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng trên.


Xem đáp án

- Xét bênh P:

(1) và (2) không bị bệnh P sinh con gái (5) bị bệnh P,. Vậy gen quy định bệnh P là gen lặn trên NST thường

Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.

(8) và (9) có kiểu gen Aa. Nên người (11): 1/3AA : 2/3 Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a.

(1) x(2): Aa x Aa → (6) 1/3AA : 2/3Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a, (7) Aa  → Tần số alen: 1/2A : 1/2a

(6) x (7) tạo ra: 2/6AA : 3/6 Aa : 1/6 aa

Vậy người (10) thuộc 2/5AA : 3/5Aa → Tần số alen: 0,7A : 0,3a

Vậy có: (10) x (11): (2/3A: 1/3a)(0,7A : 0,3a) = 7/15AA : 13/30 Aa : 1/10 aa

Người con gái của cặp vợ chồng (10) và (11) thuộc: 14/27AA + 13/27Aa. Suy ra xác suất để người con gái có kiểu gen dị hợp Aa là 13/27.

- Xét tính trạng hói đầu:

HH: không bị hói

Hh: nam: hói đầu; nữ: không hói

hh: không hói

Có (8) x (9) là: Hh x Hh → (11) 1/3HH : 2/3Hh → Tần số alen: 2/3H :1/3h

Có (1) x(2) là: HH x hh → (6) Hh. Mà (3) có kiểu gen hh → (7) Hh.

Vậy (10): 2/3Hh : 1/3hh → alen 1/3H : 2/3h.

Ta có (10) x (11): (1/3H : 2/3h)(2/3H :1/3h) = 2/9 HH : 5/9Hh : 2/9hh

Vậy xác suất để người con gái có kiểu gen Hh là: 5/7

Vậy xác suất cần tính là: 13/27. 5/7 = 34,39%
Chọn A


Câu 28:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người:
Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra con gái, bị bệnh là bao nhiêu phần trăm?


Xem đáp án

Nhìn vào sơ đồ phả hệ, bố mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh. => Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước kiểu gen: A – không bị bệnh, a – bị bệnh.

Người vợ III.2 và III.3 không bị bệnh nhưng sinh ra con trai IV.1 bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gen dị hợp là Aa.

Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra con gái, bị bệnh là: 1/4 x 1/2 = 1/8.
Chọn C


Câu 29:

Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

I. Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 1/29.

II. Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64.

III. Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên.

IV. Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là: 2/11.

Xem đáp án

Mẹ chồng bị bệnh nhưng chồng không bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường.

Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh.

Mẹ chồng bị bệnh có kiểu gen là aa, người chồng bình thường luôn nhận alen a từ mẹ nên có kiểu gen là Aa.

Cậu của người vợ mắc bệnh aa, ông bà ngoại bình thường nên có kiểu gen là Aa. Mẹ vợ bình thường có kiểu gen là: 1/3AA:2/3Aa.

Tỉ lệ giao tử: 2/3A:1/3a

Bố của người vợ đến từ quần thể có tần số alen a = 0,1; A = 0,9 và ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể đó có cấu trúc di truyền là: 0,92AA + 2 × 0,1 × 0,9Aa + 0,12aa = 1  0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1.

Bố của người vợ không bị bệnh nên có kiểu gen là: 0,81AA:0,18Aa=9/11AA:2/11Aa.  Nội dung IV đúng. Tỉ lệ giao tử: 10/11A:1/11a.

Người vợ không bị bệnh, xác suất người vợ có kiểu gen AA là: 5/8

Người vợ có kiểu gen là: 5/8AA:3/8Aa. Tỉ lệ giao tử: 13/16A:3/16a.

Xác suất để con của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là: 19/32.

Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là: 19/64. Nội dung I sai.

Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên không bị bệnh là: 29/32

Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là: 29/64. Nội dung II đúng.

Nội dung III đúng. Có 6 người có thể biết chính xác kiểu gen là: Mẹ và chị chồng có kiểu gen aa, chồng có kiểu gen Aa, cậu của người vợ có kiểu gen aa. Ông bà ngoại của người vợ có kiểu gen Aa. 
Chọn A


Câu 30:

Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu ? là chưa biết.

Sơ đồ phả hệ.

Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:

I. Cá thể III.9 chắc chắn không mang alen gây bệnh.

II. Cá thể II. 5 có thể không mang alen bệnh.

III. Xác suất để cá thể II.3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.

IV. Xác suất cá thể con III.(?) bị bệnh là 23%.

Số kết luận có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Nhận xét: Bố mẹ: I.1 (bình thường) x I.2 (bình thường) sinh ra con II.4, II.6, II.7 bị bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định. Mặt khác tính trạng phân bố đồng đều ở 2 giới nên bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.

 Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh.

 Quần thể  đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9% nên tần số alen  Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

 Xét các kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ:

 I. Sai Vì cơ thể II.7 chắc chắn có kiểu gen aa khi giảm phân tạo giao tử a nên III.9 sẽ có kiểu gen Aa và chắc chắn mang alen gây bệnh.

II đúng vì I.1, I.2 chắc chắn có kiểu gen Aa, sinh ra cá thể II.5 bình thường → II.5 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. Nếu II.5 có kiểu gen AA sẽ không mang alen gây bệnh.

 III sai. Xác suất để cá thể II.3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%. II.3 có kiểu gen bình thường từ quần thể người đang cân bằng có cấu trúc: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Do vậy xác suất kiểu gen dị hợp tử của cá thể II.3 là: 0,42/(0,42 + 0,49) khác 50%.

IV đúng. Cá thể III.3 (0,42AA : 0,41Aa) có tần số alen a = 0,42/0,91.2 = 23%. Cơ thể II.4 cho 100% giao tử a. Vậy xác suất cá thể con III.(?) bị bệnh là: 23%.1 = 23%.

Vậy có 2 kết luận đúng là các kết luận: II, IV.
Chọn B


Câu 31:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, có bao nhiêu người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin?

Xem đáp án

Từ sơ đồ phả hệ ta thấy: Cặp 12-13 bị bệnh mà sinh con bình thường => gen quy định tính trạng bị bệnh là trội, gen quy định tính trạng bình thường là lặn

→ Tất cả các cá thể bình thường đều có kiểu gen đồng hợp lặn

+) do sinh được 7 bình thường => 2 dị hợp và 4;5;6 bình thường đều dị hợp.

=> 10 và 12 cũng có kiểu gen dị hợp

+) do sinh được 18 và 19 bình thường nên 13 dị hợp

=> 17 và 20 chưa rõ kiểu gen (có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp).
Chọn A


Câu 32:

Cho sơ đồ phả hệ và một số phát biểu về phả hệ này như sau:


I. Cả hai tính trạng trên đều do gen lặn trên NST giới tính qui định.

II. Có tối đa 10 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng bệnh điếc.

III. Có 10 người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.

IV. Cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một đứa con trai, xác suất để đứa con này bị bệnh điếc là 37,5%.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

- Xét tính trạng bệnh câm điếc bẩm sinh: Ở thế hệ I và II, bố mẹ đều bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh điếc bẩm sinh à Bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

 - Xét tính trạng mù màu:do gen lặn nằm trên NST X quy định.

I sai.

II sai, chỉ có tối đa 7 người có KG đồng hợp.

III sai, có 11 người xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.

IV Người III.2 chắc chắn có kiểu gen Aa à giao tử: 1/2A : 1/2a.

Bố mẹ của người III. 3. Có kiểu gen (Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) = (1/2A : 1/2a)(2/3A : 1/3a) à Người III.3 là người bình thường nên có kiểu gen 2/5AA : 3/5Aa.

Muốn sinh con trai bị điếc bẩm sinh thì III. 3 phải có kiểu gen 3/5Aa.

Khi đó xác suất sinh con trai bị điếc bẩm sinh là: 3/5. 1/4 = 15% à IV sai.

Vậy không có ý nào đúng.

Chọn D


Câu 33:

Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phần bình thường và không có đột biến xảy ra.

I. Những người bệnh trong phả hệ do gen trội quy định.

II. Có 2 người trong phả hệ là chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên.

III. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên là 1/18.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên 5/72.

Có bao nhiêu ý đúng


Xem đáp án

Người 1 và 2 bình thường nhưng sinh ra con gái 6 bị bệnh  Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: D - bình thường, d - bị bệnh.

Vậy kiểu gen của những người trong phả hệ là:

3; 6; 9 có KG: aa.

1; 2; 4; 8 có KG: Aa.

5; 7: có thể có KG DD hoặc Dd.

I  sai.

II đúng.

III Căp vợ chồng 7 và 8: (1/3DD  2/3Dd) x Dd→ con bị bệnh = 2/3. 1/4 = 1/6.

Người 7 có kiểu gen IAIO; Người 8 có kiểu gen (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)

Ta có: (7) x (8) = (1/2 IA : 1/2IO) x (2/3IB : 1/3 IO) →Xác suất sinh con nhóm máu B: 1/2. 2/3 = 1/3.

Vật xác suất sinh con nhóm máu B và bị bệnh là: 1/6. 1/3 = 1/18 → (3) đúng.

(4) Xác suất để cặp vợ chồng 7, 8 sinh con không bị bệnh là: 1 - 1/6 = 5/6.

Xác suất để vợ chồng 7, 8 sinh con nhóm máu A là 1/2. 1/3 = 1/6.

Vậy xác suất để cặp cợ chồng 7, 8 sinh con trai nhóm máu A và không bị bệnh là: 1/2. 5/6. 1/6 = 5/72 → IV  đúng.

Vậy có 3 ý đúng là II, III, IV
Chọn D


Câu 34:

Ở người, tính trạng mù màu do một gen lặn nằm trên NST X chi phối. Ở một gia đình, mẹ bệnh

mù màu đỏ lục kết hôn với người bố bình thường, sinh ra đứa con trai mù màu đỏ lục và ở mang bộ NST

XXY. Cho rằng không có sự xuất hiện của một đột biến gen mới quy định kiểu hình nói trên, sự xuất hiện

của đứa con trai mù màu có thể do những nguyên nhân sau:

I. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người bố.

II. Rối loạn không phân ly NST giới tính trong giảm phân I của mẹ và bố giảm phân bình thường

III. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người mẹ, ở bố bình thường.

IV. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân I ở người bố.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Giả sử ta quy ước: A - bình thường, a - bị mù màu.

Mẹ bị mù màu có kiểu gen là XaXa, bố có kiểu hình bình thường có kiểu gen là XBY.

Người con bị mù màu có kiểu gen là XaXaY.

Nội dung I sai. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người bố sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến là: XBXB, YY, O kết hợp với giao tử Xa của mẹ sẽ không sinh ra con có kiểu gen như trên.

Nội dung II đúng. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân I ở người mẹ sẽ tạo ra giao tử đột biến là: XaXa kết hợp với giao tử Y bình thường ở bố sẽ tạo ra con có kiểu gen như trên.

Nội dung III đúng. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người mẹ sẽ tạo ra giao tử đột biến là: XaXa kết hợp với giao tử Y bình thường ở bố sẽ tạo ra con có kiểu gen như trên.

Nội dung IV sai. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân I ở người bố sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến là: XBY, O kết hợp với giao tử Xa của mẹ sẽ không sinh ra con có kiểu gen như trên.

Vậy có 2 nội dung đúng.
Chọn B


Câu 35:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di tmyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III. 12 - III.13 trong phả hệ này là


Xem đáp án

Do 7 bị bệnh => 12 bình thường có kiểu gen dị hợp Aa

do 8 và 9 bình thường sinh được 14 bị bệnh => cả 8 và 9 đều có kiểu gen dị hợp Aa

=> xác suất để 13 có kiểu gen dị hợp là 2/3 Aa

=> xác suất để 12-13 sinh con bệnh =1/6

=> xác suất cần tìm =5/6
Chọn C


Bắt đầu thi ngay