Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
-
4235 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ quan thoái hoá là?
Đáp án: C
Hướng dẫn: Cơ quan thoái hóa là một dạng của cơ quan tương đồng. Trong quá trình tiến hóa đã có sự thay đổi về chức năng, một số cơ quan chỉ còn lại dấu tích trong khi ở các dạng tổ tiên thì phát triển đây đủ. Một số cơ quan thoái hóa ở người như: răng khôn, xương cụt, ruột thừa...
→ Đáp án C.
Câu 2:
Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là:
Đáp án: C.
Hướng dẫn: Đặc điểm của các nhân tố:
- Đột biến: làm xuất hiện alen mới thay đổi cả tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên: làm thay đổi tần số kiểu gen và không thay đổi tần số alen.
- Chọn lọc tự nhiên: tác động trực tiếp lên kiểu hình, từ đó tác động gián tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số alen vào thành phần kiểu gen.
Vậy đặc điểm chung của 3 nhân tố là: làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 3:
Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:
Đáp án: D.
Hướng dẫn:
Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 4:
Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:
I. Giúp phát tán đột biến trong quần thể.
II. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
III. Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể.
IV. Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
Số nội dung đúng là:
Đáp án: B.
Hướng dẫn: B
Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:
I. Giúp phát tán đột biến trong quần thể.
II. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
III. Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể.
Nội dung IV sai vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 5:
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Hướng dẫn: B
Câu 6:
Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá nào?
Hướng dẫn: B
Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 7:
Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
I.Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
II. Đều làm thay đối tần số alen không theo hướng xác định.
III. Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Hướng dẫn: B
đúng với cả 2 nhân tố.
đúng.
sai, đột biến không làm giảm đa dạng di truyền.
đúng.
Vậy có 4 điểm chung của 2 nhân tố đột biến và di nhập gen là (1), (2), (4).
Câu 8:
Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có bao nhiêu nguyên nhân mô tả về hiện tượng cách li trước hợp tử?
I. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
II. Nếu có giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
III. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
IV. Con lai được tạo ra có sức sống kém nên bị đào thải.
Hướng dẫn: A
Câu 9:
Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng tiến hóa?
Hướng dẫn: B.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất
- Chọn lọc tự nhiên xảy ra thường xuyên liên tục ở mọi quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên có tính định hướng cho quá trình tiến hóa.
- Áp lực chọn lọc tự nhiên quy định tốc độ quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên càng mạnh, tốc độ tiến hóa càng mạnh. Áp lực chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều lần so với nhân tố tiến hóa khác.
Trong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định.
Câu 10:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Hướng dẫn: A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. - I sai vì CLTN thường không làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể. - III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên thường không tiêu diệt quần thể.
Câu 11:
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?
Hướng dẫn: B
Các phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen là: (2), (4).
Câu 12:
Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D.
Câu 13:
Thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen riêng rẽ.
Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
- I đúng vì chỉ có đột biến hoặc di – nhập gen mới mang cho quần thể các alen mơi.
- II đúng vì ngoài chọn lọc tự nhiên thì còn có tác động của các nhân tố đột biến, yếu tố ngẫu nhiên, di – nhập gen.
- III sai vì các nhân tố: CLTN, di – nhập gen; đột biến, giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
- IV sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình và chỉ loại bỏ những kiểu hình không thích nghi. Do đó không tác động lên alen.
Câu 14:
Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
I. Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ.
II. Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
III. Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng nhím biển tím và tinh trùng nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
IV. Hai dòng lúa tích luỹ alen đột biến lặn ở một số lôcut khác nhau, mỗi dòng phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng rất nhỏ và cho hạt lép.
Chọn đáp án D
Ý đúng là 1 và 4.
Câu 15:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Đáp án A
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
(1) Đều có thể làm xuất hiện ca kiểu gen mới trong quần thể
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Điều không phải là đặc điểm chung của đột biến và di nhập gen là (3) do đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 16:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
II. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
III. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
IV. Khi có sự cách li địa lí thì sẽ nhanh chóng hình thành loài mới.
Đáp án D.
Có 2 phát biểu đúng là I, II.
III sai vì điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật, nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi đó là do các nhân tối tiến hóa.
- IV sai vì khi có sự cách li địa lí thì quá trình hình thành loài mới sẽ diễn ra trong một thời gian dài qua nhiều giai đoạn trung gian.
Câu 18:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là?
Đáp án C
Đột biến là nguyên liệu sơ cấp; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.
Câu 19:
Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án D
Tiến hóa lớn hình thành nên các nhóm phân loại trên loài.
Câu 20:
Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có kích thước mỏ tương tự nhau. Khi những quần thể của hai loài này di cư đến sống trên cùng một đảo, sau một thời gian thấy kích thước mỏ của chúng khác biệt nhau. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Hai loài chim này khi sống riêng sử dụng hai loại thức ăn khác nhau.
(2) Hai loài chim này khi sống chung trong một môi trường đã được chọn lọc theo cùng một hướng.
(3) Khi sống chung, sự cạnh tranh giữa hai loài khiến mỗi loài đều mở rộng ổ sinh thái
(4) Do nhu cầu sử dụng thức ăn giống nhau đã khiến hai loài chim này có sự phân hóa về kích thước mỏ để giảm cạnh tranh.
Chọn đáp án C
Nội dung 1 sai. Hai loài chim này khi sống riêng có kích thước mỏ tương tự nhau chứng tỏ chúng cùng sử dụng 1 loại thức ăn.
Nội dung 2 sai. Khi sống chung cùng 1 môi trường kích thước mỏ của chúng có sự khác biệt chứng tỏ chúng được chọn lọc theo hai hướng khác nhau.
Nội dung 3 sai. Khi sống chung có sự cạnh tranh sẽ dẫn đến thu hẹp ổ sinh thái.
Nội dung 4 đúng.
Câu 21:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Chọn đáp án B
Chỉ có phát biểu II đúng.
- I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 22:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì hình thành loài mới bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật (động vật có khả năng di chuyển, thực vật có khả năng phát tán bào tử).
- B sai. Điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Nó chỉ làm cho sự khác biệt vốn gen của quần thể với quần thể gốc càng sâu sắc.
- C đúng.
- D sai vì loài mới và loài gốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau.
Câu 23:
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là
Chọn đáp án D
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản. Cách li sinh sản có 2 dạng:
- Cách li trước hợp tử: những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
- Cách li sau hợp tử: những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.
Câu 24:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
Chọn đáp án B.
Câu 25:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Chọn đáp án C
Các phát biểu I, II, III đúng.
- IV sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách ngẫu nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm một alen có lợi cũng bị mất đi trong quần thể.
Câu 26:
Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
I. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
II. Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
III. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
IV. Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Chọn đáp án C
Bằng chứng sinh học phân tử là những bằng chứng về cấu trúc của ADN, gen, protein, mã di truyền,…
Nội dung 1, 3, 4 đúng.
Nội dung 2 sai. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh.
Câu 27:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
Chọn đáp án C
Câu 29:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể trong loài.
III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tối tiến hóa.
Chọn đáp án C
Phát biểu I, II, IV đúng.
Còn lại III sai vì điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi này là các nhân tố tiến hóa.
Câu 30:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên (CLTN)
I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
II. Chọn lọc tự nhiên không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình giữ lại những kiểu hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại, từ đó tác động gián tiếp lên kiểu gen, làm thay đổi tần số alen của quần thể theo 1 hướng xác định → Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
(2) đúng. Các alen lặn thường tồn tại bên cạnh các alen trội tương ứng nên không biểu hiện ra kiểu hình → không bị chọn l tự nhiên đào thải. Do đó chọn lọc tự nhiên không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quần thể.
(3) sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc, giữ lại những kiểu hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại chứ không tạo ra kiểu gen thích nghi trong quần thể. Kiểu gen thích nghi trong quần thể được tạo ra do quá trình đột biến và giao phối.
(4) sai vì chọn lọc tự nhiên tác động lên cả từng cá thể và toàn bộ quần thể.
Vậy chỉ có phát biểu (1), (2) đúng.
Câu 32:
Nhân tố không được xếp vào các nhân tố tiến hoá là
Chọn đáp án D
Nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Đột biến: Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, là nguồn nguyên lêệu sơ cấp cho tiến hoá.
- Di - nhập gen: Làm thay đổi tần số alen của quần thể 1 cách đột ngột không theo 1 hướng xác định → Nhân tố tiến hoá.
- Giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc, tự thụ, giao phối gần..) làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể → Nhân tố tiến hoá
- Giao phối ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, nhưng tạo vô số biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 33:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
Chọn đáp án A
Các phát biểu I, II, IV đúng.
Còn lại, phát biểu III sai vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
Câu 34:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây:
I. CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
II. CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn
III. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng
IV. CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Chọn đáp án A
I đúng.
II đúng.
III sai, các cá thể cùng sống trong 1 khu vực địa lí nhưng nếu chúng sống trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì CLTN vẫn diễn ra theo các hướng khác nhau.
IV đúng, do vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh, hệ gen đơn bội nên 1 alen có trội hay có hại được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Vậy các ý đúng là: I, II, IV.
Câu 35:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Chọn D
Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở.
Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
- Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
- Tồn tại thực trong tự nhiên.
Loài chưa được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen rất phức tạp, có hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách li sinh sản với các loài khác. Do đó, hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó.
Câu 37:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
II. Các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hóa vốn gen giữa các nhóm cá thể trong quần thể.
III. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
IV. Giao phối ngẫu nhiên không có ý nghĩa với quá trình tiến hóa.
Chọn A
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) sai, giao phối ngẫu nhiên làm phát tán các đột biến gen và tạo biến dị tổ hợp có ý nghĩa
đối với tiến hóa.
Vậy các ý đúng là (1), (2), (3).
Câu 38:
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
I. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài.
II. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
IV. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
Chọn B
Nội dung 1 sai. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Nội dung 2 sai. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen chứ không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Nội dung 3 sai. Ngoài đột biến và CLTN thì yếu tố ngẫu nhiên và di - nhập gen cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Nội dung 4 đúng.
Vậy chỉ có 1 nội dung đúng.
Câu 39:
Sự cách li có vai trò:
Chọn D
Sự cách li có vai trò ngăn cản sự giao phối tự do,do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
Từ 1 quần thể gốc ban đầu, sự cách li sẽ làm quần thể bị phân hóa chứ không phải đồng nhất.
Khi có sự cách li thì các cá thể trong quần thể sẽ bị ngăn cản giao phối tự do chứ không phải tăng cường giao phối.
Khi cách li diễn ra → sự phân hóa thành phần kiểu gen trong quần thể được tăng cường chứ không phải bị hạn chế.