Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 2)
-
867 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
Đáp án: C
Để trở thành nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên thì gen đột biến phải được biểu hiện ra kiểu hình, hay ở trạng thái đồng hợp lặn. trong trường hợp C : Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh thì tần số kiểu gen đồng hợp sẽ tăng nên đột biến nhanh chóng trở thành nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên
Câu 2:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án: A
Phát biểu sai là A, với quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể
Câu 3:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này
Đáp án: D
Ta thấy tỷ lệ AA; Aa đều giảm; tỷ lệ aa tăng → Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 4:
Cho các phát biểu sau đây:
(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
Đáp án: C
Phát biểu sai là (2): chọn lọc tự nhiên luôn tác động kể cả khi môi trường sống ổn định (chọn lọc ổn định)
Các phát biểu còn lại đều đúng
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
Đáp án: C
Phát biểu không phải của Dacuyn là C, đây là phát biểu của Lamark
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
Đáp án: B
Đột biến có ý nghĩa đối với tiến hóa vì nó làm xuất hiện các alen mới. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo biến dị tổ hợp cũng như là chọn lọc tự nhiên giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.
Câu 7:
Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học thuyết Đacuyn?
Đáp án: B
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa. → sai
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. → đúng
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. → sai
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. → sai
Câu 8:
Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là
Đáp án: C
Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội. (vì A- giảm dần, aa tăng)
Câu 9:
Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: A
A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể. → đúng
B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. → sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. → sai, yếu tố ngẫu nhiên không có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. → sai, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
Câu 10:
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi?
Đáp án: D
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Câu 11:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án: A
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 12:
Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: A
Phát biểu đúng là: A
B: sai, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen
C: Chọn lọc ổn định diễn ra trong điều kiện môi trường không thay đổi
D: Sai, CLTN tạo ra kiểu hình thích nghi
Câu 13:
Cho các nhân tố sau:
I. Đột biến.
II. Giao phối ngẫu nhiên.
III. Chọn lọc tự nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
V. Di - nhập gen.
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, các nhân tố tiến hoá là
Đáp án: B
Các nhân tố tiến hoá là các nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể
Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hoá.
Câu 14:
Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án: A
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
Câu 15:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đồi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
II. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu theo hướng xác định.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp cho tiến hóa.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen làm giảm đa dạng vốn gen của quần thể.
Đáp án: A
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai, di nhập gen là nhân tố tiến hoá vô hướng
III sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp
IV sai, nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể
Câu 16:
Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là?
Đáp án: A
Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.