Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (phần 3)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (phần 3)
-
822 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
Đáp án: B
Phát biểu đúng là B, khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu
Câu 2:
Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì
Đáp án: D
Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm
Ý A,B,C sai vì số lượng cá thể giảm → mật độ giảm → sự cạnh tranh giảm, tốc độ sinh sản giảm
Câu 3:
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
Đáp án: C
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn
Câu 4:
Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.
Đáp án: B
Quần thể chuột thảo nguyên sẽ có kích thước lớn nhất vì kích thước cơ thể của chuột thảo nguyên nhỏ nhất
Câu 5:
Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở:
Đáp án: C
Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở: Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể sinh vật.
Câu 6:
Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.
Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:
Đáp án: C
Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít.
Câu 7:
Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.
Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:
Đáp án: A
Ta có công thức:
N là số cá thể của quần thể ở thời điểm đánh dấu
M là số cá thể đánh dấu ở lần 1
C là số cá thể đánh dấu ở lần 2
R là số cá thể xuất hiện ở cả 2 lần bắt
Theo bài → → R = 2
Câu 8:
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
Đáp án: D
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn.
Câu 9:
Để xác định số lượng loài cá và độ đa dạng loài của quần xã sinh vật trong ao, người ta sử dụng phương phắp bắt thả lại theo Seber, 1982. Lần thứ nhất bắt được 20 con cá trắm và 19 con cá mè. Lần thứ hai bắt được 24 con cá trắm và 15 con cá mè, trong đó có 17 con cá trắm và 12 con cá mè đã được đánh dấu từ lần 1. Giả sử quần xã chỉ có hai loài cá trên, số cá thể khi tính toán được làm tròn đến mức đơn vị (cá thể). Tổng số cá thể của hai loài là:
Đáp án: B
Số cá thể của cá trắm =
Số cá thể của cá mè =
→ Tổng số cá thể của hai loài là = 53.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
Đáp án: D
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. → sai, môi trường giới hạn thì mức tử vong cao hơn.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. → sai, không phải “luôn”.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. → sai, không phải “luôn”.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. → đúng.