IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

  • 2183 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2 Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2 Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

 

Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng.


Câu 2:

Sinh quyển là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

Phạm vi của sinh quyển:

+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

 

+  Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ôzôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.


Câu 3:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

D đúng vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.

ý B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

ý C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.

ý A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều


Câu 4:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.

(II). Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

(III). Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.

 

(IV). Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phát biểu II, III, IV đúng.

ý I sai vì động vật ăn thực vật thì được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.

þ II đúng vì ở hệ sinh thái trên cạn thì tổng sinh khối của thực vật luôn lớn hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại (Vì hiệu suất sinh thái thường chỉ chiếm 10%).

þ III đúng vì sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Cho nên loài ăn sinh vật sản xuất là sinh vật bậc 2 nhưng thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.

 

þ IV đúng vì trong một lưới thức ăn có rất nhiều loài cho nên mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài.


Câu 6:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Có 15 chuỗi thức ăn.

(II). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

(III). Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.

(IV). Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.

ý II sai vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là  

þ III đúng vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn lại 7 loài.

 

þ IV đúng vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng.


Câu 8:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

Xem đáp án

Chọn Đáp án C


Câu 10:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 

Vì nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì bị điều chỉnh về trạng thái ổn định nhờ các hiện tượng khống chế sinh học. Do đó thường không bị diệt vong.


Câu 11:

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 12:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.        Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.

II.     Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.

III.  Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.

 

IV.  Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Có 1 phát biểu đúng, đó là I.

þ I đúng vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hóa nên có lợi cho loài.

ý II sai vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.

ý III sai vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...

ý IV sai vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, ...


Câu 13:

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.       Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi.

II.    Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối.

III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá ép sống bám trên cá lớn.

 

IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

ý I sai vì (1) là cạnh tranh khác loài (vì sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường).

þ II đúng vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây là quan hệ cộng sinh.

ý III sai vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, A là loài cá ép còn B là loài cá lớn.

 

þ IV đúng vì B có lợi, A có hại cho nên loài B là loài kí sinh ở trong loài A.


Câu 16:

Chấy hút máu của trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 19:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.

II. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tốc độ tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.

 

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Cả 4 phát biểu đúng.

þ I và II đúng vì cạnh tranh làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong cho nên sẽ làm giảm mật độ quần thể.

þ III đúng vì cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ những cá thể kém thích nghi. Do đó, thúc đẩy sự tiến hóa của loài.

þ IV đúng vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ quá cao và khi mật độ phù hợp thì mức độ cạnh tranh giảm. Do đó, cạnh tranh sẽ giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp


Câu 20:

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.

III. Nếu giảm số lượng cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Cả 4 phát biểu đúng.

þ I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng: A → B → E → C → D.

þ II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:

A → B → E → D                     A → B → C → D             A → E → D

A → E → C → D                     A → E → H → D             A → G → E → D

A → G → H→ D

þ III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn, thường là các sinh vật sản xuất → Loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

 

þ IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.


Câu 22:

Đến mùa sinh sản, ve sầu cái đua nhau phát ra tiếng kêu để tìm con đực. Hiện tượng đua nhau này là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 

  Vì đua nhau phát ra tiếng kêu là một hình thức cạnh tranh để tìm con đực.


Câu 23:

Chim sáo mỏ đỏ và linh dương có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 

  Chim sáo bắt các con chấy rận ở trên cơ thể linh dương. Do đó, cả chim sáo và linh dương đã hợp tác với nhau để cùng tiêu diệt chấy rận; cả 2 loài này cùng có lợi.


Câu 24:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

  x A sai vì kích thước quần thể quá lớn thì không thể tiêu diệt quần thể.

  þ B đúng vì kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì dễ rơi vào tuyệt chủng.

  x C sai vì kích thước quần thể biến động theo tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.

 

  x D sai vì kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, các quần thể của cùng một loài sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thường có kích thước quần thể khác nhau.


Câu 25:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

  x A sai vì có 2 loại chuỗi thức ăn, đó là chuỗi bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.

  x B sai vì ở vĩ độ thấp (vùng xích đạo) thì hệ sinh thái có độ đa dạng cao nên lưới thức ăn phức tạp. Ở vùng có vĩ độ cao (vùng cực) thì độ đa dạng của hệ sinh thái thấp nên lưới thức ăn đơn giản.

  þ C đúng vì mỗi loài ăn nhiều loài khác và bị nhiều loài khác ăn cho nên mỗi loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

 

  x D sai vì quần xã càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng phức tạp.


Câu 28:

Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.

II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.

III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.

 

IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

III và IV đúng.

  x I sai vì loài K tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.

  x II sai vì có 13 chuỗi thức ăn.

  Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A à I à K à H à C à D à E.

  þ III đúng vì nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì loài D cũng bị tuyệt diệt. Khi đó, nếu các loài còn lại vẫn tồn tại bình thường thì lưới thức ăn này chỉ có 6 loài. Còn nếu vì loài H và loài C, loài D bị tuyệt diệt làm xảy ra diễn thế sinh thái dẫn tới tuyệt diệt nhiều loài khác thì lưới thức ăn chỉ có không đến 6 loài.

          þ IV đúng vì do hiệu suất sinh thái chỉ đạt khoảng 10% cho nên tổng sinh khối của bậc 1 luôn 


Câu 29:

Trong qun thể, sự phân b đng đu có ý nghĩa:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

  Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần th.

  Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

 

  Ví dụ: Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,...


Câu 30:

Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Thực vật luôn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1


Câu 31:

Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì:

Xem đáp án

Đáp án B

 

Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái. 


Câu 32:

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch.

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh.

 

Số lượng các giải pháp đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. à đúng

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người à sai

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. à đúng

 

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. à đúng


Câu 33:

Cho các thông tin ở bảng dưới đây về chuỗi thức ăn và năng lượng tương ứng chứa trong mỗi bậc dinh dưỡng mà một học sinh A đã tiến hành đo lường ở một khu vực sinh thái.

Một học sinh khác (học sinh B) sử dụng các số liệu thu thập được và tiên hành tính toán cũng như kêt luận về quá trình nghiên cứu của học sinh A và đưa ra một số nhận xét sau:

(1) Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(2) Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3

(3) Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng sinh khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần nhỏ được chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp.

(4) Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn này là không chính xác.

 

Trong số các nhận định kể trên, có bao nhiêu nhận định là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở sinh vật tiêu thụ bậc 3

- Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 1

=

- Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 2

=

- Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 3

=                           

(2) Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3 à đúng,

(3) Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng sinh khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần nhỏ được chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp à đúng.

 

(4) Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn này là không chính xác. à đúng, vì đối với chuỗi thức ăn trên cạn, hiệu suất chuyển đổi của bậc dinh dưỡng 1 cho bậc dinh dưỡng 2 phải là lớn nhất (khoảng 10%) sau đó giảm dần.


Câu 35:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

 

Tập hợp sinh vật sau đây là quần thể sinh vật là tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.  


Câu 36:

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

Xem đáp án

Đáp án B

 

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng là diễn thế thứ sinh (vẫn còn sinh vật ở quần xã trước đó)


Câu 37:

Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

 

Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm xuất hiện ở các thực vật sống ở vùng xa mạc khô, nóng bao là rễ dài (để lấy nước); lá tiêu biến, lá biến thành gai (giảm thoát hơi nước); tầng cutin dày (giảm thoát hơi nước qua tầng cutin); lá mọng nước (để dự trữ nước).


Câu 38:

Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và tốc độ nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt gia trị bao nhiêu vào năm 2026?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ. à sai, tháp số lượng với chuỗi có mối quan hệ kí sinh-vật chủ có dạng đáy hẹp, đỉnh rộng.

B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng. à sai, không thể tính hiệu suất sinh thái từ tháp số lượng.

C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới. à sai, các loài dưới cung cấp năng lượng cho loài ở trên.

D. Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng. à đúng


Câu 39:

Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

 

(4) Áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất khai thác tài nguyên

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. à đúng

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. à sai

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. à đúng

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. à sai.

 

(5) Áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất khai thác tài nguyên à đúng


Câu 40:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên? 

Xem đáp án

Đáp án D

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên là các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới


Bắt đầu thi ngay