Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 20 (có đáp án): Tạo giống nhờ công nghệ gen (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 20 (có đáp án): Tạo giống nhờ công nghệ gen (phần 2)
-
1037 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ gì?
Đáp án: B
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
Câu 2:
Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
Đáp án: B
Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:
(4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 3:
Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước có trình tự là
Đáp án: D
Các bước của kĩ thuật chuyển gen gồm:
a. Tạo ADN tái tổ hợp
* Nguyên liệu:
+ ADN chứa gen cần chuyển.
+ Thể truyền : Plasmit (là ADN dạng vòng nằm trong tế bào chất của vi khuẩn và có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN vi khuẩn) hoặc thể thực khuẩn (là virut chỉ ký sinh trong vi khuẩn).
+ Enzim cắt (restrictaza) và enzim nối (ligaza).
* Cách tiến hành:
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính
- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Chọn thể truyền có gen đánh dấu
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.
- Phân lập dòng tế bào chứa gen đánh dấu.
Câu 4:
Công nghệ gen là quy trình tạo ra
Đáp án: B
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới làm tạo ra những đặc điểm mới ở sinh vật.
Phổ biến hiện nay là kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp để chuyển gen vào sinh vật.
Câu 5:
Xét các quá trình sau:
(1). Tạo cừu Dolly.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội.
(3). Tạo giống bông kháng sâu hại.
(4). Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?
Đáp án: A
Các ứng dụng của công nghệ gen là (3), (4)
(2) là ứng dụng của gây đột biến
(1) là úng dụng của công nghệ tế bào
Câu 6:
Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là?
Đáp án: D
(Liệu pháp gen)
Câu 7:
Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1). Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2). Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác đểu nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3). Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4). Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
Đáp án: B
Trình tự tạo động vật chuyển gen là (1), (3), (4), (2).
Câu 8:
Trong công nghệ gen, các enzim được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là?
Đáp án: A
Trong công nghệ gen, các enzim được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là : restrictaza (enzyme cắt giới hạn) và ligaza (enzyme nối)
Câu 9:
Cho các thành tựu:
I. Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
II. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
III. Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
IV. Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là
Đáp án: D
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: I, III
II và IV là ứng dụng của gây đột biến nhân tạo
Câu 10:
Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
Đáp án: C
Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là plasmid
Câu 11:
Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ thống gen là ứng dụng quan trọng của:
Đáp án: B
Đây là ứng dụng của công nghệ gen
Câu 12:
Khi nói về công nghệ gen, có bao nhiêu phát biểu trong số cá phát biểu sau đây là đúng?
(1) Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm cho biến đổi phù hợp với lợi ích của mình.
(2) Cà chua có gen quy định tổng hợp etilen là thành tựu của công nghệ gen.
(3) Công nghệ gen có thể tái tổ hợp vật chất di truyền của các loài khác xa nhau về nguồn gốc.
(4) Kĩ thuật chuyển gen đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen.
Đáp án: C
Câu 13:
Trong các phát biểu về kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thể truyền thường dùng là plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo.
(2) Để tạo ADN tái tổ hợp, cần phải tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Gồm 3 bước là tách, cắt và nối ADN.
(4) Sử dụng 2 loại enzim cắt giới hạn khác nhau để cắt thể truyền và gen cần chuyển.
Đáp án: C
Câu 14:
Để chuyển gen mã hóa hoocmon somatostatin vào vi khuẩn E. coli, người ta dùng thể truyền là plasmit có gắn gen kháng thuốc kháng sinh ampixilin. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong moi trường có nồng độ ampixilin diệt khuẩn. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ:
Đáp án: A