Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P2)

  • 2206 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.

II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.

III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.

 

IV. Vật chất từ môi trưòng đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV.

 ý I sai vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni NH4+ hoặc muối nitrat NO3-. Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.


Câu 3:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

 

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Chỉ có phát biểu II đúng.

  ý I sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

  ý III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái  làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

          ý IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể


Câu 5:

Một quần thể sóc sng trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.                                  Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.

II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.

III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ t vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.

 

IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV.

  Xét các phát biểu của quần thể:

  þ I đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là  

  ý II sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể  

  þ III đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm số lượng cá thể

   Sau 2 năm số lượng cá thể là  cá thể.

   Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là  cá thể/ha.

  þ IV đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể.

 

  Số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu  Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử.


Câu 6:

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

  Trong quần thể, các cá thể phân bố ngẫu nhiên, đồng đều, hoặc theo nhóm.

          Kiểu phân bố phân tầng là kiểu phân bố của các quần thể trong quần xã


Câu 7:

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 

  Năng lượng được truyền theo một chiều từ mặt trời đến sinh vật sản xuất ® Sinh vật tiêu thụ bậc 1 ® Sinh vật tiêu thụ bậc 2 ® ... ® Trở về môi trường.


Câu 8:

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết quần thể có tỉ lệ tử vong là 3%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, quần thể có tỉ lệ sinh sản là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tỉ lệ sinh sản = (số cá thể mới được sinh ra) ÷ (tổng số cá thể ban đầu).

  Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là 1,25 x 1000 = 1250 cá thể.

  Số cá thể vào cuối năm thứ hai là 1350 cá thể.

  Gọi tỉ lệ sinh sản là %. Ta có: số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là:


Câu 9:

Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

  x A sai vì diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật sinh sống.

  þ B đúng. Diễn thế thứ sinh mang đầy đủ các đặc điểm của quá trình diễn thế nói chung.

  x C sai vì quá trình diễn thế không gắn liền với sự phá hoại môi trường.

          x D sai vì kết quả của diễn thế thứ sinh không phải lúc nào cũng hình thành quần xã đỉnh cực


Câu 10:

. Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

40%

40%

20%

Số 2

65%

25%

10%

Số 3

16%

39%

45%

Số 4

25%

50%

25%

 

Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

  Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

  ♦     Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

          ® Quần thể ổn định.

  ♦     Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản.

          ® Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.

  ♦     Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

          ® Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).

  ♦     Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

 

          ® Quần thể suy thoái.


Câu 12:

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.

    

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

I.  Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

 

IV. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài A sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV.

  þ I đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:

  A ® B ® E ® C ® D                                                                A ® G ® E ® C ® D

  A ® B ® E ® H ® D                                                                A ® G ® E ® H ® D

  þ II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:

  A ® B ® E ® D                                       A ® E ® H ® D

  A ® E ® C ® D                                       A ® E ® D

  A ® G ® H ® D                                       A ® G ® E ® D

  A ® B ® C ® D

  x III sai. Loại bỏ D thì tất cả các loài còn lại đều có xu hướng tăng số lượng cá thể.

 

  x IV sai. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C. Loài A sẽ không bị nhiễm độc.


Câu 13:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Xét các phát biểu của đề bài:

A sai. Các quần thể khác nhau của cùng một loài thường có kích thước khác nhau.

 B sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

 C đúng.

D sai. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


Câu 14:

Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 15:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích:

·       Sinh vật thích nghi với môi trường cho nên loài sống ở vùng xích đạo có nhiệt độ môi trường khá ổn định nên sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn loài sống ở các vùng cực.

·       Cơ thể lúc còn non có khả năng chống chịu kém nên có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn các cá thể trưởng thành của cùng loài đó.

·       Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái ngoài khoảng cực thuận thì sinh vật chuyển sang chống chịu và ngoài khoảng chống chịu là diểm gây chết.

 

·       Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có khả năng thích nghi thấp nên vùng phân bố hẹp hơn các loài có giới hạn sinh thái rộng.


Câu 16:

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

A đúng vì cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ hút dinh dưỡng cây thân gỗ để sống.

 B sai vì cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn thuộc quan hệ hội sinh.

C sai vì hải quỳ và cua thuộc quan hệ cộng sinh.                  

D sai vì chim sáo mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ hợp tác


Câu 18:

Xét một lưới thức ăn như sau:

 

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắc xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

 

V. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ giảm số lượng cá thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án D .Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III, IV. Giải thích:

 I đúng vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.

II sai vì  hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung một nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.

III và IV đúng vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của  loài là lớn nhất.

 V sai vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng.


Câu 22:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ cùng loài giảm, xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các thể đột biến lặn biểu hiện kiểu hình gây chết dẫn tới tiếp tục làm số lượng cá thể và đi tới diệt vong


Câu 23:

Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 25:

Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn.

II. Nếu loài rắn bị giảm số lượng thì loài gà sẽ tăng số lượng.

III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.

 

IV. Loài giun đất được xếp vào sinh vật sản xuất.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.

ý II sai vì nếu rắn bị giảm số lượng thì diều hâu sẽ ăn gà nhiều hơn nên gà thường cũng giảm số lượng.

ý IV sai. Vì giun đất là động vật ăn mùn bã hữu cơ nên nó là sinh vật phân giải


Câu 26:

Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

 

Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. Vậy theo khái niệm của quần thể sinh vật chỉ có gà lôi ở hồ Kẻ Gỗ là một quần thể.


Câu 27:

Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Mèo ăn chuột nên mối quan hệ trên đó là sinh vật này ăn sinh vật khác


Câu 28:

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

 

I.Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể.

II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh.

III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể.

 

IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

I và II đúng vì nhân tố hữu sinh phụ thuộc mật độ và chịu sự chi phối của mật độ cá thể.

III đúng vì tác động của nhân tố sinh thái có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của quần thể, do đó dẫn tới làm biến động số lượng cá thể của quần thể.

IV sai vì nhân tố vật lí, hóa học, sinh học đều là nhân tố vô sinh.


Câu 29:

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

A sai vì trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.

B sai vì trong một lưới thức ăn, thực vật thường là bậc dinh dưỡng cấp 1

C sai vì hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn đơn giản hơn hệ sinh thái tự nhiên


Câu 30:

Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vườn xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cúng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.                                  Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật ăn thịt bậc 3.

 

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.

Giải thích: dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn

I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:

Cây ® Côn trùng cánh cứng ® Chim sâu ® Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích)

II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.

III đúng vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).


Câu 32:

Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.

II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.

IV. Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Chỉ có phát biểu III đúng.

I sai vì một số hệ sinh thái nhân tạo không có sinh vật sản xuất. Ví dụ bể nuôi cá cảnh là một hệ sinh thái nhưng không có sinh vật sản xuất.

II sai vì vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất.

III đúng vì sinh vật phân giải sẽ phân giải xác chết, chất thải do đó sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường sống.

IV sai vì có một số hệ sinh thái nhân tạo không có động vật. Ví dụ, một bể nuôi tảo để thu sinh khối.


Câu 33:

Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 34:

Phong lan và cây thân gỗ là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 35:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.

II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.

III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Phát biểu I, II, IV đúng.

Quần thể có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

R I đúng vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.

Q III sai vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.

 

R IV đúng vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.


Câu 36:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Q A sai vì động vật ăn thực vật thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

Q B sai và động vật ăn cỏ thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

 

Q D sai vì bậc dinh dưỡng cao nhất là loài cuối cùng của chuỗi thức ăn.


Câu 37:

Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài chỉ có trong quần thể mà không có trong quần xã.

II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể tăng cường hỗ trợ nhau để chống lại những điểu kiện bất lợi của môi trường.

III. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ cạnh tranh nhiều hơn là quan hệ hỗ trợ.

 

IV. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng hỗ trợ giữa các cá thể cũng giảm.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Chỉ có phát biểu IV đúng.

Q I sai. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài có trong quần thể và có cả trong quần xã vì quần thể là một đơn vị cấu trúc nên quần xã.

Q II sai. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau gay gắt, sự hỗ trợ giữa các cá thể sẽ giảm.

 

Q III sai. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ hỗ trợ nhiều hơn là quan hệ cạnh tranh.


Câu 39:

Một lưới thức gồm có 10 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài H tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.

II. Chuỗi thức ăn ngắn nhất có nhất có 3 mắt xích.

III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn.

 

IV. Loài E có thể là một loài động vật có xương sống.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.

Q I sai vì loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn; loài E tham gia vào 8 chuỗi thức ăn.

R II đúng vì chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích là: G"H"A; E"H"A.

R III đúng vì nếu loài K bị tiêu diệt thì sẽ bị tiêu diệt. Cho nên khi đó chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn. Đó là G"D (1 chuỗi); G " H (3 chuỗi); E" H (3 chuỗi); E"M (1 chuỗi).

R IV đúng vì loài A là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp I nên rất có thể nó là một loài động vật ăn mùn hữu cơ (ví dụ cá trê).


Câu 40:

Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

 

Trong hệ sinh thái nước mặn, vùng nước có năng suất sinh học cao nhất là thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m)  


Bắt đầu thi ngay