Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 200 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

200 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

200 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P2)

  • 3430 lượt thi

  • 38 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các sự kiện sau:

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.

(2) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được tổng hợp gián đoạn.

(3) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào.

(4) Tốc độ nhân đôi ADN của nhân sơ thường chậm hơn nhân thực.

Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Xét các sự kiện của đề bài:

(1) đúng vì quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc bằng 2 liên kết hidro, T môi trường liên kết với A mạch gốc bằng 2 liên kết hidro, G môi trường liên kết với X mạch gốc bằng 3 liên kết hidro, X môi trường liên kết với G mạch gốc bằng 3 liên kết hidro.

Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi phân tử ADN con được tạo ra đều có 1 mạch là mạch cũ của phân tử ban đầu, và 1 mạch mới được tổng hợp.

(2) đúng vì enzim ADN polimeraza chỉ có thể gắn nucleotit vào nhóm 3'OH nên:

+ Trên mạch khuôn có chiều 3' → 5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, theo chiều 5'→ 3' hướng đến chạc ba sao chép.

+ Trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5' → 3' (xa dần chạc ba sao chép) tạo nên các đoạn ngắn okazaki, các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim ADN ligaza (các đoạn okazaki dài khoảng 1000 - 2000 nucleotit).

(3) đúng.

(4) sai vì tốc độ nhân đôi ở sinh vật nhân sơ nhanh hơn ở sinh vật nhân thực.


Câu 2:

Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'. 

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y 
Có bao nhiêu đặc điểm đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Xét các đặc điểm của đề bài.

1 đúng, Diễn ra ở trong nhân, tại kỳ trung gian của quá trình phân bào vì tại kỳ đó vật chất di truyền được dãn xoắn cực đại nên sự tổng hợp ADN giữa Nu mạch khuôn và nu môi trường nội bào.

2 đúng, Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

3 đúng, Mạch đơn mới luôn được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

4 sai, Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 1 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y, 1 mạch mới tổng hợp gián đoạn


Câu 3:

Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 4:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen? 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Khi đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp A-T hoặc cặp T-A, thay thế cặp G-X bằng cặp G-X hoặc X-G sẽ không làm thay đổi số lượng và thành phần nucleotit của gen.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đột biến?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 6:

Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A  

Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.


Câu 8:

Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

- I đúng vì đa bội lẻ (3n, 5n, 7n…) có bộ NST không tồn tại thành cặp tương đồng, do đó khó hình thành giao tử.

- II đúng vì lai xa và đa bội hóa sẽ hình thành thể dị đa bội.

- III đúng vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ hình thành tế bào 4n → cơ thể tứ bội.

- IV sai vì dị đa bội là bộ NST của 2 loài chứ không phải chỉ có một loài.


Câu 10:

Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?

I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.

II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.

III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.

IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Xét các đặc điểm của đề bài:

Đặc điểm I sai. Vì cả 2 loại enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza đều không có khả năng tháo xoắn phân tử ADN, ADN tháo xoắn nhờ 1 loại enzim khác (helicase)

Đặc điểm II sai. Vì ADN – pôlimeraza tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ cần đoạn mồi.

Đặc điểm III sai. Vì cả 2 loại enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza đều không có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ. Mà 2 mạch của ADN mẹ được tách bởi 1 loại enzim khác.

Đặc điểm IV đúng. Có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza  


Câu 11:

Anticodon là bộ ba có trên:
      

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Anticodon là bộ ba trên tARN, đây là các bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN trong quá trình dịch mã.


Câu 12:

Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom này được gọi là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. sự hình thành poliriboxom là sau khi riboxom thứ nhất dịch chuyển được 1 đoạn thì riboxom thứ 2 liên kết vào mARN.
Tiếp theo đó là riboxom thứ 3, 4 .... Như vậy, mỗi 1 phân tử mARN có thể tổng hợp từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự hủy. Các riboxom được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia vào tổng hợp bất cứ loại protein nào.


Câu 13:

Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?

  I. Đột biến tam bội.                                    II. Đột biến gen.

  III. Đột biến lặp đoạn.                                                                   IV. Đột biến lệch bội thể một.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Chỉ có I đúng.

II – sai. Vì đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến số lượng nuclêôtit trong gen chứ không làm tăng số lượng NST cùng như hàm lượng ADN.

III – sai. Vì đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng hàm lượng ADN, không làm tăng số lượng NST.

IV – sai. Vì đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng NST.


Câu 14:

Xét các phát biểu sau đây:

  I. Mã di truyền có tính thoái hóa. Có nghĩa là một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin.

  II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới gián đoạn là mạch có chiều 3' - 5' cùng chiều với chiều trượt của enzim tháo xoắn.

  III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

  IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ một trong hai mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nội dung 1: sai. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.

Nội dung 2: sai. Mạch có chiều 3’-5’ cùng chiều với chiều trượt của enzim tháo xoắn là mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch liên tục.

Nội dung 3: sai. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng tất cả các loài sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.

Nội dung 4: đúng. Trong quá trình phiên mã, chỉ có mạch gốc của gen mới được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mARN.

Có 1 nội dung đúng.

Đáp án đúng: D


Câu 15:

Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là

         

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đột biến lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.          

Đột biến mất đoạn làm mất gen nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cơ thể.

Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống.


Câu 16:

Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 3 côđon làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã, đó là 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'.


Câu 17:

Loại đột biến có thể biểu hiện ngay trong đời cá thể là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong các dạng đột biến gen:

- Đột biến giao tử xuất hiện không trong đời cá thể mà qua đời sau

- Đột biến xôma xảy ra trong đời cá thể và không được di truyền qua sinh sản hữu tính

- Đột biến tiền phôi xảy ra trong giai đoạn từ 2-8 phôi bào của hợp tử → xuất hiện trong đời cá thể

- Thường biến là những biến đổi về kiểu hình không liên quan đến kiểu gen, do đó không di truyền được. Thường biến không phải đột biến.

Vậy có 2 loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể là đột biến xô ma và đột biến tiền phôi 


Câu 18:

Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

TB AaBbDd tham gia nguyên phân

Aa không phân ly trong ngp tạo tế bào AAa,a, Aaa, A (1 cặp nhân đôi nhưng không được phân chia)

Bb không phân ly trong ngp tạo tế bào BBb, b, Bbb, B

Các tế bào con có thể sinh ra:AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.


Câu 19:

Cho c thông tin về đột biến sau đây:

I. Đột biếgephụ thuộc vàcường độ, liu lưng, loại tác nhâgây đột biến và đc đicu trúc ca gen.

II. Làm thay đổi số lượngen trên nhim sc thể.

III. Một gesau đột biến có chiu dài không đổi nhưng gimột liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dng thay thế một cp A - T bng một cp G - X.

IV. Làxut hin những alen mới trong qun thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Xét các thông tin của đề bài:

Các thông tin: 1, 4

(2) sai vì đột biến gen chỉ làm thay đổi 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong gen. Còn đột biến làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể là đột biến NST.

(3) sai vì một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

→ Có 2 câu đúng.


Câu 20:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? 

Xem đáp án

Chọn B

Đặc điểm của mã di truyền

- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.

- Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).

- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.

→ Trong các đặc điểm của đề bài: Tính bán bảo tồn không phải đặc điểm của mã di truyền.


Câu 21:

Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là

 

Xem đáp án

Chọn C

Nhiễm sắc thể giới tính ở người gồm 1 cặp NST, mang gen quy định giới tính ngoài ra còn mang gen quy định tính trạng thường.

Ở người cặp NST giới tính ở nữ là XX, ở nam là XY.


Câu 22:

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn A

Trong các dạng đột biến trên:

- Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST.

- Đột biến đảo đoạn và đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

- Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.


Câu 23:

Ở loài sinh sản vô tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Ở loài sinh sản vô tính, bộ NST được ổn định qua các thể hệ nhờ quá trình nguyên phân.

Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được ổn định nhờ 3 cơ chế, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.


Câu 25:

Cho các thông tin về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật:

I. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên phân.

II. Có nhiều ezim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza.

III. Enzim ADN polimeraza tổng hợp mới liên tục trên mạch khuôn có chiều 3'-5', tổng hợp mạch mới gián đoạn trên mạch khuôn có chiều 5'-3'.

IV. Ở sinh vật nhân thực,sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do đó quá trình này diễn ra nhanh chóng.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

Xét các phát biểu về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật:

Phát biểu 1: Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên phân. Phát biểu này đúng vì nhân đôi ADN là cơ sở của quá trình nhân đôi NST.
Phát biểu 2: Có nhiều ezim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza. Phát biểu này đúng vì enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nên chuỗi polinucleotit mới.
Phát biểu 3: Enzim ADN polimeraza tổng hợp mới liên tục trên mạch khuôn có chiều 3'-5', tổng hợp mạch mới gián đoạn trên mạch khuôn có chiều 5'-3'. Phát biểu này đúng Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5' → 3', nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki). Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
Phát biểu 4: Ở sinh vật nhân thực,sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do đó quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn ở sinh vật nhân sơ. Phát biểu này đúng.
Vậy các phát biểu 1, 2, 3, 4 đúng 


Câu 26:

Khi nói về sự khác nhau ADN trong và ngoài nhân ở tế bào nhân thực có các phát biểu sau:

I. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN ngoài nhân có cấu trúc kép dạng vòng.

II. ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.

III. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.

IV. ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN trong nhân có cấu trúc kép dạng vòng.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực là ADN xoắn kép dạng sợi có hàm lượng đặc trưng cho mỗi loài -> 1 đúng

ADN ngoài nhân (trong các bào quan - lục lạp và ti thể) có cấu trúc kép dạng vòng, hàm lượng ADN nhỏ hơn rất nhiều so với ADN trong nhân nhưng chúng có khả năng nhân đôi độc lập tùy thuộc hoạt động của tế bào.->2,3 đúng

4 sai

→ Có 3 phát biểu có nội dung đúng.


Câu 28:

Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là

Xem đáp án

Chọn B

Vi khuẩn thuộc tế bào nhân sơ, ở tế bào nhân sơ, axit amin mở đầu là formyl metionin. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu là metionin.


Câu 29:

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như "người phiên dịch"?

Xem đáp án

Chọn A

ADN chỉ có khả năng tái bản; mang thông tin di truyền để tổng hợp các loại protein; trên ADN chứa nhiều gen, mỗi gen nằm ở 1 vị trí xác định trên ADN.

tARN tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã tổng hợp polipeptit. Một đầu của phân tử tARN chứa bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN, một đầu liên kết với axit amin. Vì vậy thông qua tARN, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 aa trên chuỗi polipeptit.

 mARN là khuôn đề tổng hiđro polypeptit, các côđon trên mARN quy định acid amin tương ứng trên chuỗi polypeptit (trừ côđon kết thúc).


Câu 30:

Loại nuclêôtit nào sau đây không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?

Xem đáp án

Chọn A

Đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN gồm Ađênin (A), Uraxin (U), Xitôzin (X), và Guanin (G). 
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN gồm Ađênin (A), Timin (T), Xitôzin (X), Guanin (G). 


Câu 31:

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn mạch ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

Gen ban đầu (gen A):

Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXG XXX…5'

Alen đột biến 1 (alen A1):

Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'

Alen đột biến 2 (alen A2):

Mạch gốc: 3'…TAX ATX AAA XXG XXX…5'

Alen đột biến 3 (alen A3):

Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA TXG XXX…5'

Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3' quy định Met; 5'AAG3' quy định Lys; 5'UUU3' quy định Phe; 5'GGX3'; GGG và 5'GGU3' quy định Gly; 5'AGX3' quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng.

I. Chuỗi polipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.

IV. Alen A3 được hình thành so gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Xem đáp án

Chọn D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:

Gen ban đầu: mạch gốc:                           3'…TAX TTX AAA XXG XXX…5'

                       mARN:                              5'…AUG AAG UUU GGX GGG…3'

Polypeptit: Met – Lys – Phe – Gly – Gly

Alen A1:        mạch gốc:                            3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'

                       mARN:                              5'…AUG AAG UUU GGU GGG…3'

Polypeptit: Met – Lys – Phe – Gly – Gly

(Tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng loại axit amin)

- I đúng vì bộ va GGX và bộ ba GGU cùng đều quy định một loại axit amin.

- II. Sai vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí đột biến.

- III đúng vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành côđon kết thúc.

- IV đúng vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).


Câu 32:

Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

Xem đáp án

Chọn B

ADN được cấu tạo bởi 1 trong 4 đơn phân: A, T, G, X → Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là: Uraxin.


Câu 33:

Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?

Xem đáp án

Chọn A

Quá trình tổng hợp protein sử dụng axit amin làm nguyên liệu. Quá trình tổng hợp ARN, ADN sử dụng nuclêôtit làm nguyên liệu.


Câu 34:

Đặc điểm thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là ?               

 

Xem đáp án

Chọn B

Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa), nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cung mã hóa cho một loại acid amin trừa AUG và UGG. (theo SNC tr 8.) 


Câu 35:

Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Chọn B.

Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài (n).

Nhóm gen liên kết là nhóm gen trên cùng 1 NST và di truyền cùng nhau.


Câu 36:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều axit amin.
II. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở cuối gen có thể làm cho gen mất khả năng phiên mã. 
III. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit có thể làm giảm tổng liên kết hiđro của gen. 
IV. Đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba.

Xem đáp án

Chọn C.

Nội dung 1 đúng. Nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm sẽ làm mất đi nhiều axit amin.

Nội dung 2 sai. Mất một cặp nuclêôtit ở cuối gen không thể làm cho gen mất khả năng phiên mã.

Nội dung 3 sai. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit sẽ làm tăng tổng liên kết hiđro của gen. 

Nội dung 4 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Bắt đầu thi ngay