440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P4)
-
6732 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên?
I. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ CO2.
II. Cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất.
III. Phần lớn cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
IV. Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh chỉ thông qua con đường hô hấp của sinh vật.
Đáp án D
I. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ CO2. à sai, vi khuẩn có khả năng tạo ra cacbon.
II. Cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất. à đúng.
III. Phần lớn cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình. à sai, chỉ một lượng nhỏ cacbon lắng đọng.
IV. Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh chỉ thông qua con đường hô hấp của sinh vật à sai, cacbon trở lại qua đốt cháy, chất thải…
Câu 2:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân làm cho quần thể suy giảm và dẫn tới diệt vong?
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
II. Do số lượng cá thể giảm nên dễ làm phát sinh đột biến, dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu hình có hại.
III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái.
IV. Sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Đáp án C
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Do:
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái.
Câu 3:
Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
Đáp án B
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt. à sai, có 4 QT động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng. à sai, có 2 loài là cú mèo và chim ưng là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. à đúng
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích. à sai, có 7 chuỗi có 4 mắt xích.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích à đúng.
Câu 4:
Trong mối quan hệ sinh thái nào sau đây, có một loài không bị hại nhưng cũng không được lợi
Đáp án A
Mối quan hệ sinh thái có một loài không bị hại nhưng cũng không được lợi: Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. (hội sinh)
Câu 5:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong, trước hết là rêu. Rêu phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng cho đất, tạo thuận lợi cho cỏ xuất hiện và phát triển. Theo thời gian, dần dần trảng cây bụi, cây thân gỗ xuất hiện và cuối cùng sẽ hình thành nên rừng nguyên sinh. Dựa vào các thông tin trên, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Theo thời gian, tính đa dạng về loài ngày càng tăng.
II. Kết quả của quá trình trên có thể hình thành nên quần xã ổn định (quần xã đỉnh cực).
III. Quá trình trên là diễn thế sinh thái nguyên sinh.
IV. Theo thời gian, ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
Đáp án D
I. Theo thời gian, tính đa dạng về loài ngày càng tăng. à đúng
II. Kết quả của quá trình trên có thể hình thành nên quần xã ổn định (quần xã đỉnh cực). à đúng
III. Quá trình trên là diễn thế sinh thái nguyên sinh. à đúng
IV. Theo thời gian, ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. à sai, ổ sinh thái mỗi loài bị thu hẹp do tăng số lượng loài, các loài cạnh tranh với nhau.
Câu 6:
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, xét các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng
Đáp án B
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào đúng là
B. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật
Câu 7:
Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thư ợng bị giảm mạnh do cháy rừng vào năm 2002.
(2) Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nư ớc.
(3) Số lư ợng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Cứ 7 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nư ớc nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
Đáp án B
Trong các ví dụ sau, các ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì: 4 (các ví dụ còn lại là biến động không theo chu kì).
Câu 8:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
I. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
II. Quan hệ c ạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lư ợng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn t ại và phát triển của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
Đáp án D
Các phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật: I, III
Câu 9:
Có 4 loài cùng ở một bậc dinh dưỡng, sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau.
II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau.
III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn t ới làm tăng số lư ợng cá thể của loài B.
IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.
Đáp án C
I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau. à sai, A và D không cạnh tranh nhau.
II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau. à đúng
III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B. à đúng
IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D. à đúng
Câu 10:
Trong một hệ sinh thái, xét 15 loài sinh vật: 6 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 6 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 74 chuỗi thức ăn.
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 36 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài rắn bị tiêu diệt thì 2 loài chim sẽ giảm số lượng.
IV. Nếu cả 6 loài cỏ đều bị giảm số lượng thì t ổng sinh khối của các loài động vật sẽ giảm
Đáp án D
I. Có 74 chuỗi thức ăn. à đúng, số chuỗi thức ăn = 6x3x4 = 72
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 36 chuỗi thức ăn. à đúng
III. Nếu loài rắn bị tiêu diệt thì 2 loài chim sẽ giảm số lượng. à đúng
IV. Nếu cả 6 loài cỏ đều bị giảm số lượng thì tổng sinh khối của các loài động vật sẽ giảm. à đúng.
Câu 11:
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Đây là
Đáp án A
Tế bào vi khuẩn E. coli vốn mẫn cảm với chất kháng sinh tetraxilin. Trong kỹ thuật chuyển gen vào vi khuẩn này người ta dùng plasmit có gen kháng chất trên. Người ta t ạo ra ADN tái tổ hợp có chứa gen kháng chất kháng sinh trên và chuyển chúng vào tế bào nhận. Để nhận biết tế bào vi khuẩn đã nhận ADN tái tổ hợp hoặc chưa nhận thì người ta dùng nuôi cấy các vi khuẩn trên trong môi trường: A. Môi trường nuôi cấy bổ sung tetraxilin
Câu 12:
Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây là cạnh tranh cùng loài?
I. Đánh dấu lãnh thổ.
II. Các con đực tranh giành con cái.
III. T ỉa thưa.
IV. Phân t ầng cây rừng.
V. Khống chế sinh học.
VI. Liền rễ.
Đáp án D
Hiện tượng dưới đây là cạnh tranh cùng loài:
I. Đánh dấu lãnh thổ.
II. Các con đực tranh giành con cái.
III. Tỉa thưa
Câu 13:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
A. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. à sai, có chuỗi bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ
B. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn. à sai, vĩ độ thấp à vĩ độ cao, lưới thức ăn đơn giản hơn.
C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. à đúng
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung. à sai
Câu 14:
Khi nói về nhóm sinh vật phân giải của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai
Đáp án D
Khi nói về nhóm sinh vật phân giải của hệ sinh thái, phát biểu sai:
D. Chỉ bao gồm các vi sinh vật phân giải
Câu 15:
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẽ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
II. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.
III. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật.
IV. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài.
Đáp án D
I. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẽ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. à sai, hệ sinh thái nhân tạo có sự phân tầng ít.
II. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài. à sai.
III. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật. à đúng
IV. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài. à đúng
Câu 16:
Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất - nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C
III. Nếu kích thước quần thể B t ăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng 152 cá thể
Đáp án C
A = 2200
B = 3000
C = 2080
D = 1890
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất - nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất à đúng
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C à đúng
III. Nếu kích thước quần thể B t ăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha à đúng, số cá thể sau 1 năm = 3150 à mật độ = 26,25
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng 152 cá thể. à sai, tăng 104 cá thể
Câu 17:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I . Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
V. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
Đáp án B
Trong những hoạt động sau đây của con người, hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên:
I . Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng.
V. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy
Câu 18:
Mối quan hệ không thuộc dạng quan hệ kí sinh-vật chủ là
Đáp án D
Mối quan hệ không thuộc dạng quan hệ kí sinh-vật chủ là.
D. Tổ chim sống bám trên thân cây gỗ
Câu 19:
Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên
Đáp án C
Kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên
Câu 20:
Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) T ất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải
(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khu ẩn, nấm
(4) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh
Đáp án D
Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu sai:
(1) T ất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải (có vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất)
(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng (vật chất được tái sử dụng)
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khu ẩn, nấm (sai, là sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật sản xuất)
Câu 21:
Trên một hệ sinh thái đồng cỏ, loài ăn cỏ gồm côn trùng, nai, chuột và một đàn báo 5 con ăn nai. Mỗi ngày đàn báo cần 3000kcal/con, cứ 3kg cỏ tương ứng với 1kcal. Sản lượng cỏ trên đồng cỏ chỉ đạt 300 tấn/ha/n ăm, hệ số chuyên đổi giữa các bậc dinh dưỡng là 10%. côn trùng và chuột đã huỷ hoại 25% sản lượng cỏ. Đàn báo cần 1 vùng săn rộng bao nhiêu ha để sống bình thường
Đáp án D
Cỏ à côn trùng, nai, chuột à báo
Năng lượng cho 1 năm của đàn báo = 5475000 kcal = 1% năng lượng do cỏ tạo ra
à Số cỏ tạo ra cần đủ cung cấp cho báo = 1642500 tấn cỏ =75%
Chuột và côn trùng phá hoại 25% cỏ à cỏ cung cấp cho côn trùng và chuột = 547500 tấn
à tổng số cỏ = 2190000 tấn à diện tích đồng cỏ = 7300ha
Câu 22:
Một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp. Cách làm nào có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất cho quần thể này
Đáp án D
Một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp. Cách tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất cho quần thể này: D. Du nhập một số lượng đáng kể các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới. (vì loài ngoại lai thường phát triển rất nhanh trong môi trường mới)
Câu 23:
Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
Đáp án C
Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do số lượng sâu hại mía tăng
Câu 24:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái
Đáp án A
A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định. à đúng
B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con ngườià sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ vùng đất chưa có sự sống.
C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường. à sai, động lực của diễn thế là cạnh tranh trong quần xã.
D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên. à sai, hoạt động của con người có thể là có lợi cho diễn thế
Câu 25:
Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng
Đáp án D
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xu ấ t. à sai
Câu 26:
Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với qui mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hằng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tỷ lệ xuất cư là 2%, tỷ lệ nhập cư là 1%. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026
Đáp án A
Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01. Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt: 1 000 000 x (1 + 0,01)x10 = 1104622
Câu 27:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án B
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác. à đúng
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới. à sai, quần xã ôn đới ít đa dạng hơn quần xã nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh. à đúng
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu. à đúng
Câu 28:
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.
Đáp án A
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi
Câu 29:
Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể sinh vật trong tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau
Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?
Đáp án A
Đây là tăng trưởng dạng chữ J (tăng trưởng theo tiềm năng sinh học)
A. Nhiều khả năng loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn, tuổi sinh sản lần đầu đến sớmà đúng
Câu 30:
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ng ựa vằn làm thức ăn. Số nhận định đúng về mối quan hệ giữa các loài:
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
Đáp án C
Ta có lưới thức ăn
à cả 6 ý đều đúng
Câu 31:
Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo
Đáp án B
Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ngô
Câu 32:
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ
Đáp án D
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ cạnh tranh
Câu 33:
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất
Đáp án B
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồ ng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả: Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủ y vực
Câu 34:
Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là
Đáp án B
Các quá trình không dẫn đến diễn thế sinh thái: 4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy
Câu 35:
Cho hình tháp sinh khối tại một thời điểm ở một hệ sinh thái như sau
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là
Đáp án D
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là
D. Sinh vật bậc 2 là loài tích lũy sinh khối thấp hơn nhưng do sinh sản nhanh nên vẫn cung cấp đủ cho sinh vật bậc 3
Câu 36:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai
(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản
(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài
Có bao nhiêu kết luận đúng
Đáp án B
Các kết luận đúng là : (1) (4) (6)
Câu 37:
Trong một quần xã tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn hơn bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét; chim diệc bạc với côn trùng; chim gõ bò với ve bét. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về các mối quan hệ trên?
(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm
(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt – con mồi
(3) Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi
(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi
(5) Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ
Đáp án D
(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm à đúng
(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt – con mồi à đúng
(3) Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợià sai
(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi à đúng
(5) Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ à sai
Câu 38:
Tháp tuổi có đáy rộng đỉnh hẹp là đặc trưng của quần thể
Đáp án A
Tháp tuổi có đáy rộng đỉnh hẹp là đặc trưng của quần thể đang sinh trưởng nhanh
Câu 39:
Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp là ví dụ về
Đáp án A
Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp là ví dụ về ổ sinh thái
Câu 40:
Trong một chuỗi thức ăn, biết sản lượng sơ cấp tinh của sinh vật sản xuất là 12.106 kcal, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 10%, của sinh vật bậc 2 là 15%. Số năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 2 tích tụ được là
Đáp án D
Trong một chuỗi thức ăn, biết sản lượng sơ cấp tinh của sinh vật sản xuất là 12.106 kcal, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 10%, của sinh vật bậc 2 là 15%. Số năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 2 tích tụ được là: 12.106.10%.15% = 18.104
Câu 41:
Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín vì
Đáp án A
Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín vì trái đất nhận năng lượng ánh sáng từ mặt trời và nhiệt năng từ trái đất cũng sẽ thoát ra ngoài không gian vũ trụ
Câu 42:
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta thường sử dụng mối quan hệ
Đáp án D
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta thường sử dụng mối quan hệ giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ Đậu vì vi khuẩn sống cộng sinh trong rễ của cây họ Đậu có khả năng cố định đạm ⇒ tăng lượng đạm trong đất
Câu 43:
Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến đó là
Đáp án C
Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến đó là quá trình diễn thế. Bắt đầu từ môi trường trống trơn chưa có sinh vật. Sau đó các quần thể sinh vật nấm, mốc dần xuất hiện
Câu 44:
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của 1 số hoa loài B. Ở những hoa này côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Đáp án B
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của 1 số hoa loài B. Ở những hoa này côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (loài A vô tình gây hại cho loài B, đồng thời loài B vô tình gây hại cho loài A)
Câu 45:
Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố nào
Đáp án C
Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố đều
Câu 46:
Câu nào sau đây nói về giai đoạn cực đỉnh của diễn thế sinh thái là chính xác
Đáp án C
Giai đoạn cực đỉnh của diễn thế sinh thái là giai đoạn cực đỉnh sẽ duy trì cho tới khi môi trường thay đổi
Câu 47:
Những dạng nitơ trong đất được thực vật hấp thu bằng hệ rễ là
Đáp án B
Những dạng nitơ trong đất được thực vật hấp thu bằng hệ rễ là: nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+)
Câu 48:
Cho một số khu sinh học:
(1) Đồng rêu (Tundra).
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc (taiga).
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
Đáp án C
Sắp xếp các khu sinh học nói trên theo độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là Đồng rêu à Rừng lá kim phương bắc (taiga) à Rừng lá rộng rụng theo mùa à Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
Câu 49:
Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng bùng phát rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu nào không cho phép chúng luôn tăng số lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm nghèo cho con người, vật nuôi, cây trồng
Đáp án B
Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng bùng phát rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu không cho phép chúng luôn tăng số lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm nghèo cho con người, vật nuôi, cây trồng là rất mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố môi trường vô sinh
Câu 50:
Loại giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thủy chiều trên biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy chiều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Gun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số những quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp
Đáp án A
Loại giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thủy chiều trên biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy chiều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là cộng sinh