541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P10)
-
5070 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Phát biểu sai là A, ADN polimerase tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(1)Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
(2)Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.
(3)Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5'.
(4)Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu Sai?
Đáp án D
Xét các phát biểu:
(1) Đúng.
(2) Đúng, có thể đột biến đó làm thay thế 1 cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác mà không làm thay đổi axit amin mà bộ ba đó mã hóa.
(3) Sai. Ba bộ mang tín hiệu kết thúc là: 5'UAA3'; 5'UAG3' và 5'UGA3'
(4) Đúng.
Câu 3:
Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên Axit Nucleic.
Trong số các hình trên, có bao nhiêu hình là đúng?
Đáp án D
Có 3 hình đúng là 1,2,3
Hình (4) sai vì Timin không cấu tạo nên ARN, chỉ tham gia vào cấu tạo ADN nên thành phần đường phải là deoxyribose (C5H10O4)
Câu 4:
Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
Đáp án C
Có 499 lượt tARN => số ribonucleotit trên mARN là: 499×3+3=1500
Trong các bộ ba đối mã có 447A => trên mARN có 447U trong các bộ ba mã hóa aa, và 1U trong bộ ba kết thúc. Vậy có 448U.
Trong các bộ ba đối mã aa trên mARN có A=G=X =350 , mà bộ ba kết thúc là UAG nên ta có số lượng các loại nucleotit A=G=351 ; U= 448; X=350
Câu 5:
Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân.
(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN.
(4) Làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(5) Được sử dụng để lập bản đồ gen.
(6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST.
(7) Làm xuất hiện loài mới.
Có bao nhiêu thông tin chính xác khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể
Đáp án C
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai, mất đoạn NST làm giảm số lượng, thành phần gen trong nhóm liên kết
(3) Đúng
(4) Đúng
(5) Đúng, ta có thể xác định gen đó nằm trên NST nào, ở đoạn nào.
(6) Đúng.
(7) Sai, chỉ khi thể đột biến cách ly sinh sản với loài cũ, và chúng có khả năng sinh sản với nhau thì xuất hiện loài mới
Câu 6:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂Aa x ♀ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Nếu sự kết hợp giữa các loại đực và cái trong thụ tinh là ngẫu nhiên, theo lí thuyết trong tổng số các hợp tử lệch bội được tạo ra ở thế hệ F1, hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ ?
Đáp án B
1 tế bào có kiểu gen Aa giảm phân không phân ly ở giảm phân 2 cho các loại giao tử với tỷ lệ 1AA:2O:1aa
Cơ thể Aa giảm phân bình thường cho 0,5A: 0,5a
Tỷ lệ hợp tử AAa là 0,2 × 0,25 × 0,5 = 2,5%
Câu 7:
Nhận định nào sau đây là đúngvề phân tử ARN ?
Đáp án C
Phát biểu đúng là C.
Ý A sai vì mARN mạch thẳng nên không có liên kết bổ sung A-U, G-X
Ý B sai vì tARN và rARN có các đoạn liên kết bổ sung, không phải mạch thẳng
Ý D sai vì trên mỗi tARN có 1 bộ ba đối mã khác nhau
Câu 8:
Ở một loài thực vật, cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AABBBDDEE, thể đột biến này thuộc dạng
Đáp án C
Có 3 NST mang alen B nên đây là thể ba
Câu 10:
Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chứa N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần sau đó được chuyển về môi trường chứa N15 để nhân đôi thêm 2 lần nữa. Ở lần nhân đôi cuối cùng người ta thu được 70 phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15. Số phân tử ADN ban đầu là:
Đáp án D
Gọi số phân tử ADN ban đầu là a
a phân tử ADN chỉ chưa N15 nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra:
2a phân tử chưa N14 và N15 + a.(23-2) phân tử chỉ chứa N14 = 2a (N15/N14) + 6a (N14)
Chuyển tất cả các phân tử tạo ra về môi trường N15 nhân đôi thêm 2 lần:
2a phân tử chứa N14 và N15 → 2a phân tử chứa N14 và N15 + (2a.22-1 + 2a) phân tử chứa N15 6a phân tử N14 → 12a phân tử chưa N14 và N15 + 6a.(22-2) phân tử chỉ chứa N15
Số phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15 là:
2a + 12 a = 70 → a = 5
Câu 11:
Một phân tử mARN ở E.coli có U = 20%; X = 22%; A = 28%. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN này là?
Đáp án A
Ta có %U + %A+%G+%X=100% → %G=30%
→ Gen mã hóa cho mARN này có
(%A+%U)/2=24% , (%G+%X/2)=26%
Câu 12:
Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II.Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III Mạch 2 của gen có A/X = 2/3 IV.Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7
Đáp án C
N= 2400
G= 20% = 480=X => A=T=720
Mạch 1: T1 = 200 = A2 => A1 =520 ; X1 = 180 =G2 => G1 = 300
Mạch 2: A2 = 200 ; T2= 520 ; X2 = 300; G1 = 180
Xét các phát biểu:
I sai,
II đúng, 19/41
III đúng , 2/3
IV đúng, 5/7
Câu 13:
Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
Đáp án C
Xét cặp Aa:
- Giới đực cho 4 loại giao tử: A,a,Aa, O
- Giới cái cho 2 loại giao tử : A, a
Số kiểu gen bình thường là 3; số kiểu gen đột biến là 4
Xét cặp Bb: Bb × Bb → 3 kiểu gen bình thường
Xét cặp Dd: Dd × dd → 2 kiểu gen bình thường
Số kiểu gen tối đa ở thế hệ sau là: 7×3×2= 42
Câu 15:
Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
Đáp án A
Alen là các trạng thái khác nhau của một gen, đột biến gen tạo ra alen mới
Câu 16:
Hình vẽ dưới đây minh họa cặp NST số 3 và ADN ti thể từ tế bào da của 2 cá thể đực và cái của một loài sinh sản hữu tính
Đáp án C
Liên quan đến cặp NST được hiển thị và DNA ti thể nói trên, tính chất di truyền của con nhận được từ cặp NST của bố mẹ là
- DNA ti thể phải là của mẹ → Loại A,B
- NST trong nhân phải có 1 nửa của bố, 1 nửa của mẹ
Câu 17:
Một gen của sinh vật nhân sơ chỉ huy tổng hợp 3 polipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 597 axit amin các loại. Phân tử mAKN được tổng hợp từ gen trên có 100A ; 125U . Gen đã bị đột biến dẫn đến hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi nhưng tỷ lệ A/G bị thay đổi và bằng 59,57%. Độtbiến trên thuộc dạng nào sau đây?
Đáp án C
Mỗi chuỗi polipeptit có 597÷3 =199aa → số bộ ba là 200 → N = 200×3×2 = 1200
Số nucleotit loại A = T = 100+125 = 225 → G=X=375 → A/G=0,6 mà gen sau đột biến có A/G nhỏ hơn → đột biến thay thế A –T bằng G – X, gọi x là số cặp A-T được thay thế bởi G - X
Ta có x=1
Câu 18:
Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và pôlipeptit đột biến:
Chuỗi pôlipeptit bình thường: Phe – ser – Lis – Leu – Ala – Val...
Chuỗi polipeptit đột biến: Phe – ser – Lis – Ile – Ala – Val...
Loại đột biến nào dưới đây có thế tạo nên chuỗi polipeptit đột biến trên?
Đáp án D
Chuỗi polipeptit đột biến có số axit amin bằng với chuỗi polipeptit bình thường, chỉ khác nhau ở 1 axit amin nên đây là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 19:
Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A . Một tế bào xô ma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061 A và 7532 G
Cho kết luận sau :
1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
2) Gen A có G = X = 538 ; A= T = 362
3) Gen a có A = T = 360 ; G= X = 540
4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G- X
Số kết luận đúng là :
Đáp án B
Xét gen A có :
Tổng số nucleotit là : 3060 : 3,4 × 2 = 1800
Số nucleotit từng loại là : 362/538
→ (2) đúng
Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061 A và 7532 G
→Số nucleotit từng loại trong gen a là :
A = T = (5061 :( 23 -1)) – 362 = 361
G = X = (7532 :( 23 -1)) – 538 = 538
→(3) sai , Gen A bị đột biến mất 1 cặp A- T thành gen a → (4) sai, (1) đúng
Kết luận đúng là : 2
Câu 20:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
Đáp án C
Thể 1 có số lượng NST 2n – 1 =7
Câu 21:
Một loài có bộ nhiễm sẳc thể lưỡng bội 2n =14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở loài này có tối đa 8 loại đột biến thể ba.
(2) Một tế bào của đột biến thể ba tiến hành nguyên phân; ở kì sau có 30 nhiễm sắc thể đơn.
(3) Một thể đột biến của loài này bị mất 1 đoạn ở nhiễm sắc thể số 1, lặp một đoạn ở nhiễm sắc thể số 3, đảo một đoạn ở nhiễm sắc thể số 4, khi giảm phân bình thường sẽ có 1/8 giao tử không mang đột biến.
(4) Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8.
Đáp án D
2n = 14 →n=7
Xét các phát biểu:
(1) sai, chỉ có tối đa 7 loại đột biến thể ba
(2) đúng, thể ba có 2n+1=15 NST ở kỳ sau số NST đơn là 30
(3) đúng, mỗi cặp cho 1/2 số giao tử bình thường vậy tỷ lệ giao tử bình thường (không mang cả 3 đột biến) là (1/2)3=1/8
(4) sai, tỷ lệ giao tử n là 1/2
Câu 22:
Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
Đáp án B
Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'.
Câu 23:
Xét các loại đột biến sau.
1.Mất đoạn NST. 4. Chuyển đoạn không tương hỗ
2.Lặp đoạn NST 5. Đảo đoạn không chứa tâm động
3.Đột biến gen 6. Đột biến thể một
Những dạng đột biến làm thay đổi hình thái của NST là
Đáp án B
Các đột biến làm thay đổi hình thái của NST là 1,2,4
Câu 24:
Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:
Đáp án B
Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện: Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN
Câu 25:
Một gen có chiều dài 0,408 micrômet, gen đột biến biến tạo thành alen mới có khối lượng phân tử là 72.104 đvC và giảm 1 liên kết hydro. Dạng đột biến gen nào đã xảy ra?
Đáp án D
Xét gen bình thường:
L = 0,408 µm = 4080 Å → N=2400 nucleotit
Xét gen sau đột biến:
M = 72.104đvC → N = 2400
Mà gen sau đột biến có số lượng liêt kết hidro giảm 1 → đột biến thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A – T
Câu 26:
Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây để biểu thị các đặc điểm của mã di truyền
I. Mã bộ ba.
II. Mã có tính thoái hóa.
III. Mã di truyền đặc thù cho từng loài.
IV. Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba mới.
V. Mã có tính phổ biến.
VI. Mã có tính đặc hiệu.
Câu trả lời đúng là
Đáp án A
Mã di truyền có các đặc điểm
- Là mã bộ ba (I)
- Không đọc gối lên nhau
- Có tính phổ biến (tất cả các loài có chung bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ) (V)
- Có tính thoái hóa: nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin (II)
- Có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin (VI)
Câu 27:
Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho codon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành codon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
1. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidro
2. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin
3. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và có thể biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.
4. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp.
Đáp án B
Codon 5’UGG3’ mã hóa aa tryptophan còn 5’UGA3’ là tín hiệu kết thúc dịch mã.
Xét các phát biểu:
I sai, đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T làm cho gen B giảm 1 liên kết hidro hay alen B nhiều hơn alen b 1 liên kết hidro
II Sai,chuỗi polipeptit sẽ sai khác từ vị trí đột biến
III đúng.
IV đúng, vì đột biến làm xuất hiện mã kết thúc làm chuỗi polipeptit ngắn hơn
Câu 28:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội. II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lệch bội dạng thể một
Đáp án C
Dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến là đột biến đa bội là đột biến lệch bội, đây đều là đột biến số lượng NST
Câu 29:
Cho hình vẽ quá trình phân bào của một tế bào (Y) ở một cây lưỡng bội X có kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen. Biết rằng cây X khi giảm phân bình thường, xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở tất cả các cặp NST sẽ tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Trên các NST có trong tế bào Y có các gen tương ứng là A, B, D, e, M, m, N, n). Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
I. Kết thúc quá trình phân bào thì tế bào Y sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST n+1.
II. Tế bào Y đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
III. Quá trình phân bào để tạo ra tế bào Y đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp NST.
IV. Cây X có bộ NST 2n = 4.
Đáp án B
Ta thấy có 2 cặp NST mang 2 cặp gen M,m và N,n còn cặp NST mang gen A,B,D,e chỉ có 1 nên ta có thể kết luận cặp NST mang gen M,m và N,n không phân ly trong giảm phân I, tế bào đang ở kỳ sau giảm phân II → II sai, III sai (chỉ không phân ly ở 1 cặp NST)
Ta có 2n = 6 (vì có 3 cặp NST)→ IV sai
I đúng, kết thúc phân bào ta thu được 2 tế bào có kiểu gen ABDe Mn Mn
Câu 30:
Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nucleotit ở mạch mã hóa là:
5’-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT -3’
Trình tự nucleotit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên ?
Đáp án A
Mạch bổ sung với trình tự : 5’-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT -3’ là
3’ -UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA- 5’
Câu 31:
Một tế bào sinh tinh trùng của loài có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu xảy ra sự phân li không bình thường của cặp NST này ở lần giảm phân 2, các giao tử có thể được hình thành là:
Đáp án A
Rối loạn phân ly ở giảm phân 2 cho các loại giao tử XX, YY, O
Câu 32:
Một người bị ung thư gan do một gen của tế bào gan bị đột biến. Đặc điểm của dạng đột biến này là:
Đáp án B
Đây là đột biến gen xảy ra trong tế bào sinh dưỡng nên không di truyền qua sinh sản hữu tính
Ý A sai vì chưa biết được dạng đột biến gen này là dạng nào
Ý C, D sai vì đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình làm giảm sức sống của thể đột biến
Câu 33:
Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là?
Đáp án C
Các đơn phân của phân tử protein liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết peptit
Câu 34:
Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđro nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến
Đáp án D
Chiều dài không thay đổi → đột biến thay thế
Số liên kết hidro của gen trước đột biến là H=2A+3G =4000 , sau đột biến H=4001 → Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Câu 35:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A=70; G=100; X= 90; T=80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường cung cấp là
Đáp án C
Tổng nucleotit loại G=X = G1 +X1 = 100 +90 = 190
Gen nhân đôi 1 lần môi trường cần cung cập 190 nucleotit loại X
Câu 36:
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
Đáp án A
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N/2 (Å); 1nm = 10 Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)
Câu 37:
Cho các nhận định sau:
(1) Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các NST thường, không xảy ra ở NST giới tính.
(2) Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.
(3) NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
(4) Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.
(5) Ở người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.
Số nhận định sai là:
Đáp án C
Các nhận định đúng là : (3) ; (5)
Ý (1) sai vì sự tiếp hợp xảy ra giữa các cromatit ở cơ thể có kiểu gen XX
Ý (2) sai vì tế bào nhân sơ không có NST
Ý (4) sai vì ở gia cầm XX là con đực ; XY là con cái
Câu 38:
Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở
Đáp án B
Tính đặc hiệu của mã di truyền: mỗi bộ ba mã hóa một loại axit amin
Câu 39:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính
Đáp án B
Câu 40:
Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
Đáp án B
Liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa a.a mở đầu và a.a tiếp theo
Câu 41:
Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
(1) Nuclêôtit có thể dẫn đến kết hợp sai cặp trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa
(5) Mức độ gây hại của Alen được biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
(6) Hợp chất 5BU Gây đột biến thay thế một cặp G-X bằng một cặp A- T
Đáp án A
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Đúng
(3) Sai, đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit
(4) Đúng
(5) Đúng
(6) Sai, 5BU làm đột biến thay 1 cặp A-T bằng G-X
Câu 44:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo thành qua nguyên phân 5 lần liên tiếp từ một tế bào sinh dưỡng của loài này là 449 nhiễm sắc thể đơn. Biết các tế bào mang đột biến NST thuộc cùng 1 loại đột biến. Tỉ lệ tế bào đột biến trên tổng số tế bào được tạo thành là
Đáp án A
Ta có nếu các tế bào bình thường thì tổng số NST là 14 × 25 = 448 nhưng theo đề bài tổng số NST là 449 → có 1 tế bào chứa 15 NST
Tỷ lệ tế bào đột biến / tổng số tế bào là 1/ 25 = 1/32
Câu 45:
Khi nói về axit nuclêic ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Xét các phương án:
A sai, ADN và ARN đều có thể bị đột biến
B sai, mARN không có liên kết hidro
C đúng
D sai, ADN có ở trong tế bào chất
Câu 46:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 7 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VII có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, số thể đột biến đa bội lẻ là
Đáp án D
Có 12 nhóm gen liên kết hay n =12
Số thể đa bội lẻ là 4 (I,IV,V,VII)
Câu 47:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN-pôlimeraza là
Đáp án C
Vai trò của ADN polymerase là tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN
A sai, đây là nhiệm vụ của enzyme tháo xoắn
B sai, đây là nhiệm vụ của enzyme ligase
D sai, đây là nhiệm vụ của enzyme tháo xoắn
Câu 48:
Hình bên dưới mô tả quá trình phiên mã và quá trình cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn. Quan sát hình bên dưới và cho biết có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng:
I. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ.
II. Quá trình cắt bỏ intron và ghép nối các exon xảy ra trong nhân tế bào.
III. Sự ghép nối các êxôn có thể tạo ra tối đa 3 loại mARN trưởng thành.
IV. Quá trình phiên mã này ở tế bào nhân thực chỉ tạo ra một loại phân tử mARN duy nhất.
V. Phân tử mARN trưởng thành có chiều dài ngắn hơn chiều dài của mạch khuôn trên gen cấu trúc.
Đáp án B
I sai, đây là ở tế bào nhân thực vì có sự cắt bỏ intron và nối exon
II đúng
III sai, tối đa là 1 mARN vì đoạn exon đầu và cuối không thể thay đổi.
IV đúng
V đúng vì các đoạn intron bị cắt bỏ.
Câu 49:
Ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào dưới đây là chính xác khi nói về cấu trúc của một gen hoặc một operon điểnhình?
Đáp án B
Ý A sai vì các gen cấu trúc trong operon thường mã hóa các chuỗi polypeptide có chức năng liên quan tới nhau
Ý C sai vì các gen cấu trúc có chung 1 vùng điều hòa
Ý D sai vì chiều dài của mARN nhỏ hơn
Câu 50:
Hình dưới mô tả hiện tượng nhiều ribôxôm cùng trượt trên một phân tử mARN khi tham gia dịch mã. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?
(I) Mỗi phân tử mARN thường được dịch mã đồng thời bởi một số ribôxôm gọi là pôliribôxôm.
(II) Ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã xong sẽ tách thành tiểu đơn vị bé và một tiểu đơn vị lớn.
(III) Có nhiều loại chuỗi pôlipeptit khác nhau được hình thành.
(IV) Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại
Đáp án C
I đúng
II đúng
III sai, chỉ có 1 loại chuỗi polipeptit được hình thành
IV đúng