Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P3)

  • 7382 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là mối quan hệ cộng sinh, cả hai loài cùng được lợi và chúng có mối quan hệ bắt buộc


Câu 2:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về

Xem đáp án

Đáp án C

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về dinh dưỡng


Câu 5:

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tỷ lệ giới tính trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, tỷ lệ giới tính không phản ánh thời gian tồn tại của quần thể


Câu 6:

Các tài nguyên nào sau đây được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

(1) Không khí sạch.(2) Năng lượng mặt trời.(3) Đất.

(4) Nước sạch.(5) Đa dạng sinh học.(6) Năng lượng gió.

(7) Năng lượng thủy triều.(8) Năng lượng sóng.

Xem đáp án

Đáp án C

(2), (6), (7) và (8) đúng. 

(1) (4),(5) (3) là tài nguyên tái sinh


Câu 7:

Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là

Xem đáp án

Đáp án C

Tò vò có tập tính bắt nhện mang vào trong tổ, sau đó đẻ trứng, khi trứng nở, ấu trùng sẽ dùng nhện làm thức ăn

Mối quan hệ giữa tò vò và nhện là vật ăn thịt – con mồi


Câu 9:

Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

=> Chọn B

Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ à đây là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài


Câu 10:

Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Diễn thế nguyên sinh: xảy ra khi môi trường chưa có sinh vật, được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian, kết quả cuối cùng sẽ hình thành quần xã đỉnh cực và không có sự phá hại môi trường.


Câu 11:

Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất thường có các điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt nên rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất


Câu 12:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Xem đáp án

Chọn D

-                                   I đúng, ví dụ trên có sự thay thế tuần tự các quần xã sinh vật à đây là quá trình diễn thế sinh thái.

-    II đúng, rừng nguyên sinh xuất hiện cuối cùng nên là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

-    III đúng, độ đa dạng tăng dần đến quần xã đỉnh cực.

-    IV đúng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến diễn thế sinh thái.

Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.


Câu 14:

Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định, có lưới thức ăn đơn giản, khả năng tự điều chỉnh thấp, đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.


Câu 15:

Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

Xem đáp án

Chọn B

Tài nguyên tái sinh là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh. Vậy rừng là tài nguyên tái sinh. Còn lại “khoáng sản, dầu mỏ, than đá” là tài nguyên không tái sinh.


Câu 16:

Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn C

Các cây thông là tập hợp các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau.


Câu 17:

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3-  thành N2

Xem đáp án

Chọn D 

Nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2 là nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa.


Câu 18:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

-    A sai vì phân bố đồng đều thưng gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.

-    B đúng

-    C sai vì các kiểu phân bố cá thể của quần thể là tồn tại song song nhau.

D sai vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ph biến nhất.

 


Câu 20:

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên

Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.

III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.

IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Xem đáp án

=> Chọn B

- 1 đúng vì có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn đó là : H, O, P

-    II đúng, L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là:

+ G à M à L à I à K

+ G à M à  L à  K

+ G à  N à Là  I à  K

+ G à  N à  L à  K

-    III sai vì loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.

- IV sai vì P chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nên P chỉ có một bậc sinh dưỡng duy nhất

à Vậy có 2 phát biểu đúng


Câu 21:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

-    A sai vì ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng không phổ biến ở các quần thể động vật

-    B đúng

-    C sai vì khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng giảm.

D sai vì số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng.


Câu 22:

Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn C

Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Cả 2 loài đều có lợi và cần thiết cho sự sống của 2 loài tham gia. Vậy đây là mối quan hệ cộng sinh.


Câu 23:

Ở vùng biển Pêru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El-Nino là kiểu biến động

Xem đáp án

Chọn D

Ở vùng biển Pêru, cá cơm có chu kì biến động khoảng 10 - 12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt à Vậy đây là kiểu biến động theo chu kì nhiều năm.


Câu 24:

Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.

2. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.

3. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

4. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.

Xem đáp án

Chọn A

- I đúng vì sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài nguời đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên à  Nhiệt độ khí quyển tăng lên.

-    II sai vì trong quá trình hô hấp của thực vật có sự thải khí CO2 ra môi trường.

-    III sai vì không phải tất cả lượng CO2 của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,...

-    IV đúng vì ngoài thực vật còn có một số động vật nguyên sinh, vi khuẩn cũng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Vậy có 2 phát biểu đúng


Câu 25:

Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn A

-    A đúng.

-    B sai, trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng.

-    C sai vì mắt xích khởi đầu có bậc dinh dưỡng thấp nhất trong chuỗi thức ăn.

D sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất hoặc sinh vật phân giải.


Câu 26:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

-    A sai vì kích thước của quần thể có phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

-    B đúng.

-    C sai vì mật độ cá thể của mỗi quần thể thay đổi theo mùa và theo năm.

D sai vì kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được và tốc độ tăng trưởng của quần thể đã giảm dần.


Câu 28:

Một trong những điểm khác nhau ca hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

=> Chọn A

-    A đúng.

-    B sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.

-    C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.

D sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở.


Câu 32:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn C

-    A sai vì sinh vật được xếp vào nhiều nhóm khác nhau như: sinh vật phân giải, sinh vật sản suất, sinh vật tiêu thụ,...

-    B sai vì nhóm sinh vật sản xuất ngoài thực vật còn có một số loại sinh vật khác ví dụ như tảo,...

-    C đúng.

D sai nấm thuộc nhóm sinh vật dị dưỡng


Câu 34:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D

A sai ở từ “luôn” vì tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1.

-    B sai ở từ “luôn” vì kích thước của quần thể không ổn định, thay đổi theo chu kì mùa và theo năm.

-    C sai vì khi quần thể đạt mức tối đa thì xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể do vậy mà tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm.

D đúng, đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S


Câu 38:

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn D

Ađúng.

B sai vì cùng một nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau, C đúng.

D đúng.


Câu 39:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tự nhiên, hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản.

II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

IV. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối cao nhất thì có bậc dinh dưỡng cao nhất.

Xem đáp án

Chọn C

- I đúng vì trong tự nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản. Một loại khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng, một loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

-    II sai vì ở vùng xích đạo (vĩ độ bằng 0) đến 2 cực Nam và Bắc (vĩ độ 90) cấu trúc của lưới thức ăn ngày càng đơn giản hơn.

-    III đúng.

-    IV vì trong một chuỗi thức ăn sinh vật có sinh khối cao nhất là sinh vật sản xuất, mà sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng thấp nhất.

Vậy có 2 phát biểu đúng.


Câu 40:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Quân xã có sự phân tầng mạnh nhất là quần xã rừng lá rộng ôn đới.


Câu 41:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D

-    A sai ở từ “luôn”

-    B sai vì nếu nhóm tuổi đang sinh sản có số lượng cá thể ít hơn số lượng cá thể trước sinh sản thì quần thể mới đang phát triển.

-    C sai ở từ “sẽ diệt vong”

D đúng


Câu 42:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa

Xem đáp án

Chọn C

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 43:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.

II. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

IV. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

Xem đáp án

Chọn B

- I sai, vì trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng thường là khác nhau.

-    II đúng vì sinh khối giảm dần qua các bậc dinh dưỡng,

-    III sai vì một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài sinh vật.

-    IV sai vì lưới thức ăn thay đổi và phụ thuộc vào những tác động của điều kiện môi trường.

Vậy có 3 phát biểu đủng


Câu 44:

Các khu sinh học (Biôm) dược sẳp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

Xem đáp án

Chọn C

Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là: Rừng mưa nhiệt đới à Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) à Đồng rêu hàn đới.


Câu 45:

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

Xem đáp án

Chọn A

-    A đúng

-    B sai vì sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật sản xuất.

-    C sai vì trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường.

D sai vì sinh khối của sinh vật sản xuất là cao nhất.


Câu 46:

Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố ngẫu nhiên?

Xem đáp án

Chọn D

Phân bố ngẫu nhiên: nguồn sống phân bố đều, các cá thể không cạnh tranh nhau gay gắt khai thác tối ưu nguồn sống.

Ví dụ: cây gỗ trong rừng thưa nhiệt đới, sò sống trong phù xa vùng triều, sâu sống trên lá cây.


Câu 47:

Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?

Xem đáp án

=> Chọn B

- A, B sai vì kích thước của quần thể vượt qua mức tối đa, nguồn sống của môi trường giảm à cạnh tranh tăng.

- B đúng, cạnh tranh tăng, nguồn sống không đủ dẫn đến mức sinh sản trong quần thể giảm.

-  D sai, cạnh tranh tăng làm kích thước của quần thể giảm.


Câu 49:

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, người ta đưa ra các nhận định sau :

1. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất tới sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và quay vòng trở lại.

2. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường.

3. Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 20 - 50% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.

4. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía sau nó.

Có bao nhiêu nhận định đúng ?

Xem đáp án

Chọn B

- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không có khả năng quay vòng trở lại à  1 sai

- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường à  2 đúng

- Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 - 0,5% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tạo nên các hợp chất hữu cơ à  3 sai

- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía trước nó à  4 sai

Vậy số nhận định đúng là 1.


Bắt đầu thi ngay