Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P3)

  • 3887 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D.


Câu 5:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

- Chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ nhưng kiểu hình kém thích nghi, do đó sẽ không thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể được.

- Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen và tần số alen

- Ứng với mỗi hướng chọn lọc thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.


Câu 6:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Chọn C

Biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp, đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.


Câu 7:

Ví dụ nào sau đây là ví dụ cơ quan tương đồng?

Xem đáp án

Chọn D

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Ví dụ về cơ quan tuơng đồng là cánh dơi và tay người, đều là chi trước của thú.

Cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú 

Vòi voi là mũi của con voi

Ngà voi là răng của voi, sừng tê giác có nguồn gốc biểu bì


Câu 9:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Mang cá phát triển từ xương đầu , mang tôm phát triển từ lớp vỏ bao bên ngoài


Câu 10:

Tiến hoá nhỏ là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Tiến hóa nhỏ giải thích cho quá trình hình thành loài , biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể


Câu 12:

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản là ví dụ minh họa cơ chế cách ly:

Xem đáp án

Chọn D

Lừa với ngựa đã giao phối được với nhau và đã tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành con la không sinh sản được, vậy sự cách sau khi đã hình thành hợp tử là cách li sau hợp tử.


Câu 13:

Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

Chọn B

Vượn người và người có cùng nguồn gốc và tiến hóa theo 2 hướng khác nhau.


Câu 14:

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Xét các phát biểu của đề bài:

- Quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra một cách nhanh chóng, không qua nhiều giai đoạn trung gian. Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lý mới diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

- Loài mới mang bộ NST của cả loài bố và mẹ nên số lượng NST lớn hơn số lượng NST của loài gốc.

- Quá trình hình thành này xảy ra chủ yếu ở thực vật, ở động vật rất khó xảy ra do chúng có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp.


Câu 17:

Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự tiến hóa mạnh trong sinh giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến làm thay đổi tần số chậm nên có đb tụi con loại.

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.


Câu 18:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A Sai. Vì CLTN CÓ THỂ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

B Sai. Vì CLTN tác động trực tiếp lên KIỂU HÌNH. (Chim sâu bắt sâu dựa vào màu con sâu chứ không phải kiểu gen con sâu→ chứng tỏ tác động trực tiếp lên KH).

C Sai. Vì CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn NHANH hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

D Đúng.


Câu 19:

Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 20:

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ quan tương đồng thể hiện tiến hóa phân li. Mà tay người và cánh dơi là hai cơ quan tương đồng.


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.

Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.

Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.


Câu 23:

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:

I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.

II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.

IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.

V. Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.

VI. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.

VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

I sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

II sai vì đó là vai trò của CLNT.

III sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện MT ổn định.

IV sai vì làm thay đổi cả tần số alen và TP KG.

V sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

VI sai vì CLTN chỉ phát huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao bởi màng lipit nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

VII đúngEcoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực.

VIII đúng vì ở trường hợp gen tồn tại ở trạng thái đơn alen (ví dụ ở vi khuẩn, ở sinh vật đơn bội…) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.


Câu 24:

Vai trò chủ yếu của tự phối và giao phối gần trong quá trình tiến hóa nhỏ là

Xem đáp án

Đáp án C

Tự phối và giao phối gần là một hình thức giao phối không ngẫu nhiên.

Phương án A sai vì giao phối không ngẫu nhiên không thể tạo ra các alen mới.

Phương án B sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.

Phương án C đúng, giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp  và tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện.

Phương án D sai vì làm tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ các kiểu gen dị hợp.


Câu 25:

Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về ung thư?

Xem đáp án

Đáp án B

Ung thư được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể do các gen tiền ung thư bị đột biến trội. Những đột biến này thường xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng nên ung thư không có khả năng di truyền nên phương án A đúng.

Khối u được chia thành u lành và u ác. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển theo máu đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Các tế bào của khối u ác tính có thể di chuyển theo máu và tạo ra nhiều khối u ở những vị trí khác nhau trong cơ thể. Do đó, phương án C và D đúng.

Ở phương án B, mặc dù ung thư xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng, tuy nhiên, bệnh ung thư vẫn là bệnh di truyền vì khái niệm bệnh di truyền là những bệnh mà nguyên nhân gây ra chúng là những biến đổi trong bộ máy di truyền (đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể) chứ không liên quan đến khả năng truyền bệnh qua các thế hệ. Do vậy, phương án B là phương án không đúng.


Câu 26:

Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa?

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do đó, các phương án A, C và D đều là những phương án đúng.

Phương án B sai vì khe mang chỉ xuất hiện ở giai đoạn phôi chứ không tồn tại ở cơ thể trưởng thành nên không được gọi là cơ quan thoái hóa.


Câu 27:

Một nhà khoa học sau một thời gian dài nghiên cứu hoạt động của 2 đàn cá hồi cùng sinh sống trong một hồ đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Hiện tượng nào dưới đây là có thể là căn cứ chắc chắn nhất giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?

Xem đáp án

Đáp án D

Cá hồi là một loài sinh sản theo lối giao phối, do đó, căn cứ quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li sau hợp tử.

Phương án A và B thuộc về tiêu chuẩn hình thái.

Phương án C thuộc về cách li trước hợp tử (cách li nơi ở).

Phương án D thuộc về cách li sau hợp tử.


Câu 28:

Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương án A sai vì đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.

Phương án B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ được phát sinh ở đại Cổ sinh.

Phương án C sai vì thú và chim được phát sinh ở đại Tân sinh.


Câu 29:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

-Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

-Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.

Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.

Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.


Câu 31:

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ Cacbon và kỉ Phấn trắng.


Câu 32:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

A, B, C đúng.

D- sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần KG của quần thể, không làm thay đổi tần số alen


Câu 33:

Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án B

- Bằng chứng gián tiếp chứng minh quá trình tiến hóa: Giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử.

- Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa: các hóa thạch.


Câu 35:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những tế bào sơ khai được giữ lại và nhân lên là những tế bào

(1) được hình thành sớm nhất.

(2) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

(3) có khả năng tăng kích thước.

(4) có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình.

Số đặc điểm đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Các đặc điểm (2), (3), (4) vì trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những tế bào sơ khai được giữ lại và nhân lên là những tế bào có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, có khả năng sinh trưởng, có khả năng sinh sản (phân chia) và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình.

Đặc điểm (1) là không phù hợp vì tế bào nguyên thủy chưa được xem là tế bào sống thực sự.


Câu 37:

Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:

(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.

(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) đúng, đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.

(2) sai,  chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.

(3) đúng, di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

(4) đúng, các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể vì có thể loại bỏ các alen mà không phân biệt tính lợi hay hại.

(5) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm biến đổi tần số alen mà chỉ làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.


Câu 39:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

-Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

-Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương