Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa có đáp án (mức độ thông hiểu - vận dụng - P3)
-
4374 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng là C
Ý A sai vì biến dị di truyền mới là nguyên liệu của tiến hóa
Ý B sai vì ngay cả khi môi trường ổn định thì quần thể vẫn chịu tác động của CLTN
Ý D sai, phải có tác động của các nhân tố tiến hóa thì mới có khả năng hình thành loài mới
Chọn C
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại?
Chọn A.
Câu 3:
Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
IV. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài mới.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Tiến hóa nhỏ: là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể)
+ diễn ra trên quy mô quần thể
+ diễn ra không ngừng,
+ kết quả: hình thành loài mới
Vậy các ý đúng khi nói về tiến hóa nhỏ là: I,II
Ý III, IV sai
Chọn B
Câu 4:
Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1 - Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể.
2 - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
3 - Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
4 – Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
5 - Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.
Chọn C.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là: 1,2,4,5
Ý 3 sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen
Câu 5:
Một quần thể động vật đang có kích thước lớn đột ngột suy giảm số lượng nghiêm trọng chỉ còn một số ít cá thể. Từ những cá thể còn sót lại, sau một thời gian dài đã hình thành nên một quần thể mới có số lượng tương đương với quần thể ban đầu. Giả sử không có đột biến xảy ra, xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1 – Quần thể đã chịu ảnh hưởng của yêu tố ngẫu nhiên.
2 – Quần thể phục hồi có thể có vốn gen nghèo nàn hơn quần thể trước lúc giảm sút.
3 – Quần thể mới phục hồi đa dạng hơn về kiểu gen và kiểu hình so với quần thể trước lúc giảm sút.
4 – Quần thể này phục hồi tại nơi ở cũ nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là:
1 – vì kích thước quần thể thay đổi đột ngột
2 – các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
Các ý sai là 3,4
Câu 6:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại?
(1) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sống do đó làm phong phú vốn gen quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi do đó trong môi trường ổn định vốn gen của quần thể không biến đổi.
(3) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó sẽ làm biến đổi tần số các cá thể có kiểu hình khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
Chọn D.
Giải chi tiết:
Cả 4 phát biểu trên đều sai
Ý (1) sai vì CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi mà chỉ có tác dụng đào thải các cá thể có kiểu hình kém thích nghi, giữ lại cá thể thích nghi
Ý (2) sai vì CLTN tác động liên tục, kể cả khi môi trường sống không thay đổi
Ý (3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen
Ý (4) sai vì Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
Chọn D
Câu 7:
Có bao nhiêu nhân tố sau đây là các nhân tố phụ thuộc mật độ giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?
I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
II. Sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.
III. Sự di cư của một số cá thể trong đàn hoặc cả đàn.
IV. Sinh vật kí sinh và gây bệnh cho vật chủ của chúng.
V. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
VI. Lượng mưa giảm gây ra hạn hán.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Các nhân tố phụ thuộc mật độ là các nhân tố sinh thái hữu sinh, đó là: I,II,III,IV
Ý V, VI là nhân tố sinh thái vô sinh
Chọn B
Câu 8:
Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian.
II. Hình thành loài khác khu vực địa lí gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
III. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ở các động vật có khả năng phát tán mạnh.
IV. Hình thành loài khác khu vực địa lí không xảy ra đối với thực vật.
V. Cách li địa lí là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về tần số alen giữa các quần thể cách li.
VI. Nếu giữa các quần thể cách li thường xuyên diễn ra sự di nhập gen thì sẽ nhanh dẫn đến hình thành loài mới.
Chọn C.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là: I, II, III
Ý IV sai vì có thể xảy ra với các loài thực vật phát tán mạnh
Ý V sai, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
Ý VI sai vì chỉ khi có cách ly sinh sản mới hình thành loài mới
Chọn C
Câu 9:
Trong trường hợp quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, khi cho cây ngô tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng tỉ lệ kiểu gen
. Chọn C.
Giải chi tiết:
Khi cho tự thụ phấn bắt buộc thì tỷ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng dần
Chọn C
Câu 10:
Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
A sai, cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, phản ánh sự tiến hóa phân ly.
B sai, những loài họ hàng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
C đúng.
D sai, Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương đồng.
Chọn C
Câu 11:
Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì:
Chọn B.
Giải chi tiết:
Một nhân tố tiến hóa cần có khả năng thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Chọn B
Câu 12:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái?
(1)Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(2)Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi đều nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
(3)Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường diễn ra chậm qua nhiều qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(4)Loài mới được hình thành loài bằng con đường sinh thái do hai quần thể của cùng loài sống trong cùng khu vực địa lý nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
. Chọn C.
Giải chi tiết:
(1) sai, cách ly sinh thái thường xảy ra cùng khu vực địa lý nhưng khác nhau về ổ sinh thái, thường xảy ra đối với
những loài ít di chuyển
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng
Chọn C
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có sự di – nhập gen chắc chắn làm giảm alen của quần thể.
II. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen quần thể.
III. Nếu quần thể chịu tác động của đột biến có thể xuất hện alen mới.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
. Chọn C.
Giải chi tiết:
I sai, di – nhập gen có thể đem tới các alen mới cho quần thể
II đúng
III đúng, đột biến gen làm xuất hiện alen mới
IV sai, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tới kiểu gen
Chọn C
Câu 14:
Trong các phát bểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(2) Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
(3) Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
(4) Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
(5) Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do, nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể bị chia cắt.
(6) Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản đánh dấu sự xuất hiện của loài mới.
Chọn A.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là (1),(3),(5)
ý (2) sai vì có nhiều loài được hình thành trong cùng 1 khu vực địa lý với loài ban đầu : VD do đột biến đa bội làm cho loài mới cách ly sinh sản với loài cũ
Ý (3) đúng vì môi trường khác nhau → tác động của các nhân tố tiến hóa là khác nhau
Ý (4) sai,
Ý (6) sai, Cách li địa lí và cách li sinh thái có thể không dẫn tới cách ly sinh sản
Chọn A
Câu 15:
Cho các nhận xét sau:
1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng phân tử.
2. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân ly.
3. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
4. Lớp lông mao bao bọc trên cơ thể người là cơ quan thoái hóa.
5. Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu hơn đảo lục địa.
6. Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như ở phần lục địa gần đó.
7. Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
8. Đối với Dacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên từng cá thể riêng lẻ.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Chọn B.
Giải chi tiết:
Các nhận xét đúng là: 1,4,5,6
Ý (2), (3) sai vì cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân ly ; cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy
Ý (7) sai vì bản chất của CLTN là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
Ý (8) sai vì CLTN tác động lên từng cá thể
Chọn B
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Loài nào phân bố càng rộng thì loài đó có nhiều cơ hội phân bố thành những quần thể thích nghi địa lí do đó tốc độ tiến hóa xảy ra càng nhanh.
2. Nhánh tiến hóa nào càng gồm nhiều loài thì tốc độ tiến hóa càng có nhiều cơ hội xảy ra nhanh hơn.
3. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy biến dị theo cùng một hướng.
4. Môi trường biến đổi càng mạnh thì tốc đọc hình thành loài càng lớn.
Tổ hợp đúng là:
Chọn C.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là 1,2,4
Ý (3) sai vì trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy biến dị theo các hướng khác nhau (sự phân ly tính trạng)
Chọn C
Câu 17:
Cho các nhân tố sau:
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
Chọn D.
Giải chi tiết:
Các yếu tố ngẫu nhiên và CLTN làm nghèo vốn gen của quần thể
Chọn D
Câu 18:
Theo thuyết tiến hóa hiện địa, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Ý A sai vì biến dị di truyền mới được coi là nguyên liệu của tiến hoá
Phát biểu đúng là C
ý B sai vì ngay cả khi môi trường không thay đổi thì sinh vật vẫn chịu tác động của CLTN (Chọn lọc ổn định)
ý D sai vì phải có tác động của CLTN mới có thể hình thành loài mới
Chọn C
Câu 19:
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(5) Đột biến
(6) Di-nhập gen
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi tần số kiểu gen
. Chọn C.
Giải chi tiết:
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể là :1,4,5,6
Giao phối không làm thay đổi tần số alen
Câu 20:
Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt:
- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.
- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.
Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
Câu 40. Chọn D.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là D, sự khác biệt về kích thước mỏ của các loài chim là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn biến dị của các quần thể, kích thước hạt không phải nguyên nhân trực tiếp
Chọn D
Câu 21:
Người ta dùng kĩ thụật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ:
Chọn A.
Giải chi tiết:
Vi khuẩn mang gen kháng tetraxiclin sẽ sinh trưởng bình thường trong môi trường có tetraxiclin
Chọn A
Câu 22:
Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lý do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách ly về sinh sản ?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên cá thể không gặp gỡ nhau được
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Phương án đúng:
Chọn B.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là : 1,2,3,4,5,6.
Đáp án B
Câu 23:
Trên quần đảo Madoro, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen 0,25AA :0,6 Aa :0,15aa khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh nên bị cuốn ra biển. tính theo lý thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là
Chọn C.
Giải chi tiết:
Vì các cá thể cánh dài bị cuốn ra ngoài biển nên đến khi sinh sản quần thể có cấu trúc: 0,6Aa:0,15aa ↔0,8Aa:0,2aa
Nếu quần thể này ngẫu phối: (0,8Aa:0,2aa) × (0,8Aa:0,2aa) ↔ 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa
Nếu quần thể này tự phối: 0,2AA: 0,4Aa:0,4aa
Ta thấy ở quần thể mới sinh ban đầu có cấu trúc 0,25AA :0,6 Aa :0,15aa không cân bằng di truyền nên hình thức sinh sản là tự phối
Chọn C
Câu 24:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền như sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?
Chọn D.
Giải chi tiết:
Tần số alen ở P: A = 0,65; a = 0,35 nếu không chịu tác dụng của CLTN thì F1 có cấu trúc: 0,4225: 0,455:0,1225 nhưng khác với đề bài cho → tỷ lệ dị hợp giảm
Ở F4 ta thấy tần số alen: A = 0,2; a = 0,8 → CLTN đã loại bỏ dần cá thể mang kiểu hình trội (vì nếu chỉ loại bỏ Aa thì tần số alen sẽ thay đổi theo hướng A↑; a↓ , vì P ban đầu có kiểu gen AA chiếm tỷ lệ lớn hơn aa)
Chọn D
Câu 25:
Những người có kiểu gen dị hợp về hemoglobin hình lưỡi liềm có ưu thế chọn lọc ở những vùng sốt rét lưu hành. Những người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm thường chết, hệ số chọn lọc các đồng hợp tử có kiểu hình bình thường là 0,1. Tần số alen hồng cầu hình lưỡi liềm khi quần thể ở trạng thái cân bằng là:
. Chọn A.
Giải chi tiết:
Phương pháp:
Nếu dị hợp tử có ưu thế chọn lọc so với các đồng hợp tử thì tần số alen lặn ở trạng thái cân bằng được tính theo công thức:s1s1+s2s1s1+s2 trong đó s1, s2 là hệ số chọn lọc của đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn.
Cách giải:
Tần số alen lặn là 0,10,1+1=0,090,10,1+1=0,09
Chọn A