Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải

Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải

Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P4)

  • 3062 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Từ một cây hoa quý hiếm, bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu. Nguyên nhân là vì quá trình nuôi cấy mô là hình thức sinh sản vô tính, cây con có kiểu gen giống nhau và giống với kiểu gen của cây mẹ.


Câu 2:

Quá trình nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các phương pháp A, B, C đều thuộc công nghệ tế bào.

Phương pháp D thuộc công nghệ gen


Câu 3:

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là hiện tượng tế bào của 2 loài thực vật hòa hợp vào nhau tạo nên tế bào lai. Do đó, tế bào lai luôn có bộ gen của 2 loài. Vì vậy, phương pháp lai tế bào sẽ cho phép tạo ra cơ thể mang bộ gen của 2 loài khác xa nhau.

Lai phân tích, lai thuận nghịch, lai khác dòng đều là các phép lai giữa 2 cá thể cùng loài.

Do đó, không thể tạo ra sinh vật có nguồn gen khác xa nhau


Câu 4:

Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau và giống kiểu gen của phôi ban đầu.


Câu 5:

Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra được giống mới mang đầy đủ vật chất di truyền của cả hai giống bố mẹ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

* Trong các phương pháp trên, dung hợp tế bào trần cho con lai mang đầy đủ vật chất di truyền của cả hai bên bố mẹ.

Kĩ thuật di truyền có thể tạo con lai mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhưng con lai này không mang đầy đủ đặc điểm di truyền của bố và mẹ.

Phương pháp C, D chỉ tạo ra con lai mang đặc điểm của một bên bố hoặc mẹ


Câu 6:

Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì cấy truyền phôi sẽ tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau. Phôi có kiểu gen DdEe thì các cá thể sẽ có kiểu gen DdEe


Câu 8:

Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

  Số dòng thuần được tính theo công thức: 2n(với n là số cặp gen dị hợp). Cơ thể có kiểu gen AaBbDd có thể thu được tối đa 23 = 8 dòng thuần.


Câu 9:

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra dạng song nhị bội mang đặc điểm di truyền của hai loài.


Câu 10:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Do cây AabbDd chỉ có 1 cặp gen dị hợp nên có 2 loại giao tử.

          → Nuôi cấy hạt phấn của cây AabbDd sẽ thu được 2 dòng thuần


Câu 11:

Loại tế bào nào sau đây được gọi là tế bào trần?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 12:

Tiến hành dung hợp tế bào trần có kiểu gen AAbb với tế bào trần có kiểu gen DDee thì sẽ tạo ra tế bào song nhị bội có kiểu gen nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Tế bào song nhị bội sẽ mang kiểu gen của cả hai loài = AAbb + DDee = AAbbDDee.


Câu 13:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBDd thì sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần chủng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Kiểu gen AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp nên sẽ có 4 dòng thuần.


Câu 14:

Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDedE, sau đó nuôi cấy và gây lưỡng bội hóa. Theo lí thuyết, sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

          Cây này có 3 cặp gen dị hợp cho nên sẽ có tối đa 8 loại dòng thuần


Câu 15:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 16:

Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDD thành 10 phôi và 10 phôi này phát triển thành 10 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vì các phôi đều có kiểu gen giống với phôi ban đầu => Kiểu gen là AaBbDD


Câu 17:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

A và D là của công nghệ gen; C là của gây đột biến


Câu 18:

Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDdEe để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Cơ thể có 4 cặp gen d hợp nên sẽ có 16 loại giao tử → Sẽ có 16 dòng thuần.


Câu 19:

Công nghệ ADN tái tổ hợp cần sử dụng loại enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 20:

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

          Phép lai khác dòng được sử dụng để tạo ra ưu thế lai


Câu 21:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

          Vì giống cừu sản xuất sữa có prôtêin của người chứng tỏ giống cừu này có gen người.


Câu 22:

Plasmit được sử dụng làm thể truyền trong công nghệ chuyển gen có bản chất là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Plasmit là những phân tử ADN, vòng, sợi kép, tự tái bản, được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập ngoài nhiễm sắc thể.


Câu 23:

Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

* Các enzim được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp gồm enzim cắt giới hạn và enzim nối.

Ø Enzim cắt giới hạn (restrictaza), cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotit xác định.

Ø Enzim nối (ligaza) tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN, tạo ADN tái tổ hợp.


Câu 24:

Biện pháp nào sau đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Loại bỏ những cá thể không mong muốn là một biện pháp chọn lọc, nó không tạo được nguồn biến dị.


Câu 25:

Những thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

A, C và D sai vì dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội là do đột biến gây ra.


Câu 26:

Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen

Xem đáp án

Chọn D

Truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen AaBb


Câu 27:

Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen

Xem đáp án

Chọn A

Cấy truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen là DdEe


Câu 28:

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền?

Xem đáp án

Chọn B

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền là enzim nối ligaza.


Câu 29:

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm ca hai loài?

Xem đáp án

Chọn D

Dung hợp tế bào trần tạo giống mới mang đặc điểm 2 loài mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được. Cơ thể lai có khả năng sinh sản hữu tính


Câu 30:

Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?

 

Xem đáp án

Chọn A

Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa thì tạo ra những quần thể thực vật luôn chứa các cặp gen đồng hợp à  loại B, C, D.

Chỉ có phương án A là mang những kiểu gen đồng hợp


Câu 31:

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Chọn D

-    A, B, C loại vì đây là ứng dụng của công gen.

D đúng “Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua” người ta dùng dung hợp tế bào trần của phương pháp công nghệ tế bào.


Câu 32:

Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?

Xem đáp án

Chọn D

Đối với thực vật, phương pháp tạo giống mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là lai xa kèm đa bội hoá.


Câu 33:

Người ta tiến hành lấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AabbDd, nuôi trong môi trường nhân tạo thành cây đơn bội rồi cho lưỡng bội hoá. Theo lý thuyết, cây con không thể có kiểu gen nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn D

Vì cây mang kiểu gen AaBBccDd nên các hạt phấn hay giao tử của cây là: AbD, Abd, abD, abd à  Khi lấy các hạt phấn của cây này nuôi trong môi trường nhân tạo thành cây đơn bội rồi cho lưỡng bội hoá thì có thể tạo ra các cây lưỡng bội mang kiểu gen theo bảng sau :

Hạt phấn

  Cây lưỡng bội

AbD

AAbbDD

Abd

AAbbdd

abD

aabbDD

abd

aabbdd

Vậy không xuất hiện cây lưỡng bội có kiểu gen là aaBBDD


Câu 34:

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

Xem đáp án

Chọn D

  - A Loại vì: “Lai tế bào sinh dưỡng” áp dụng đối với thực vật

  - B Loại vì: “Gây đột biến nhân tạo” thường không áp dụng đối với động vật

  - C Loại vì: “Nhân bản vô tính” không tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu

  - D Chọn vì: “Cấy nguyên phôi” là tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành 1 phôi riêng biệt.


Câu 35:

Hiện nay, từ một cây ban đầu mang toàn các cặp alen dị hợp, để tạo ra số lượng lớn các cây mang kiểu gen này, người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn A

  Cơ thể mang kiểu gen dị hợp khi tiến hành lai hữu tính thì thường bị phân tính ở đời sau (xuất hiện các cá thể mang kiểu gen đồng hợp), do đó để tạo ra số lượng lớn cá thể mang kiểu gen này từ một cây ban đầu, người ta không áp dụng phương pháp lai hữu tính mà tiến hành nhân giống vô tính (nuôi cây mô, tế bào được lấy từ các bộ phận sinh dưỡng của cây hoặc tiến hành sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (chiết, ghép, giâm,...). Vậy đáp án của câu hỏi này là: Nhân giống vô tính.


Câu 36:

Phương pháp tạo giống nào dưới đây có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật ?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp tạo giống có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật là sử dụng công nghệ gen


Câu 37:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Thành tựu là của công nghệ gen: tạo giống cừu sản xuất prôtêin người


Câu 38:

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, người ta sử dụng enzim nào để cắt hai mạch đơn phân tử ADN của vector chuyển gen?

Xem đáp án

Đáp án A
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, người ta sử dụng enzim restrictaza để cắt hai mạch đơn phân tử ADN của vector chuyển gen


Câu 39:

Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng những loại thể truyền nào sau đây để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng plasmit hoặc virut để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn


Câu 40:

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen: BBbbDDdd


Câu 42:

Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm của phương pháp này là

Xem đáp án

Đáp án C

Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm của phương pháp này là tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.


Câu 44:

Trong các phương pháp sau đây:

  (1) Đưa thêm gen lạ khác loài vào hệ gen bằng cách bơm trực tiếp gen lạ vào nhân tế bào.

  (2) Đưa gen cần chuyển vào thể truyền, sau đó đưa thể truyền mang gen cần chuyển vào sinh vật.

  (3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen cho nó được biểu hiện một cách khác thường.

  (4) Lai hữu tính giữa các dòng gen thuần chủng khác nhau.

  (5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

  Các phương pháp đúng để tạo sinh vật biến đổi gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các phương pháp đúng để tạo sinh vật biến đổi gen là:

(2) Đưa gen cần chuyển vào thể truyền, sau đó đưa thể truyền mang gen cần chuyển vào sinh vật.

(3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen cho nó được biểu hiện một cách khác thường.

(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.


Câu 45:

Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận với mục đích sản xuất được nhiều sản phẩm mong muốn là vì E.coli có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận với mục đích sản xuất được nhiều sản phẩm mong muốn là vì E.coli có đặc điểm sinh sản nhanh.


Câu 46:

Để nhân giống hoa lan có được những đặc tính giống nhau từ một giống lan quý, các nhà nhân giống cây cảnh đã áp dụng tạo giống bằng phương pháp nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Để nhân giống hoa lan có được những đặc tính giống nhau từ một giống lan quý, các nhà nhân giống cây cảnh đã áp dụng tạo giống bằng phương pháp: Công nghệ tế bào (nhanh, bảo tồn nguyên vẹn)


Câu 47:

Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong:

Xem đáp án

Đáp án C

Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong: lai khác dòng


Câu 48:

Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công.


Câu 49:

Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBBDDEe Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe

II. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng ccó kiểu gen khác nhau.

III. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB,  aaBB hoặc DDEE, DDee.

 IV. Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.

Xem đáp án

Đáp án A

I. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen 

II. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. à sai, tạo được 4 dòng thuần chủng khác nhau.

III. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB,  aaBB hoặc DDEE, DDee. à đúng

 IV. Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe. à đúng


Bắt đầu thi ngay