Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P7)

  • 4583 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo thuyết tiến hóa hiện đại:

Đột biến

 Thay đổi tần số alen ngẫu nhiên, vô hướng, rất chậm (10-4 à 10-6).

Chọn lọc tự nhiên

 Thay đổi tần số alen theo một hướng xác định (hướng chọn lọc).

Yếu tố ngẫu nhiên

  Thay đổi tần số alen không theo một hướng nào cả. Một alen tốt cũng có thể bị đào thải, alen xấu vẫn có khả năng giữ lại.

Di nhập gen

Thay đổi tần số alen.

Giao phối không ngẫu nhiên

- Không làm thay đổi tần số alen.

- Làm thay đổi thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) qua từng thế hệ (tăng đồng hợp, giảm dị hợp).


Câu 2:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học

II. Tiến hóa sinh học

III. Tiến hóa tiền sinh học

Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

Tiến hóa hóa học (sự tiến hoá của các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ) à III. Tiến hóa tiền sinh học (sự xuất hiện của mầm mống sống đầu tiên (tế bào nguyên thuỷ)) à II. Tiến hóa sinh học (sự tiến từ tế bào nguyên thuỷ à tế bào nhân sơ à Có nhân / đơn bào à đa bào, từ bậc thấp đến bậc cao, cho đến bộ mặt của sự sống ngày này).


Câu 3:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A là sai. Đột biến là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

B là đúng. Chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc kiểu hình thích nghi à chọn lọc kiểu gen thích nghi à chọn lọc tần số alen thích nghi.

C là sai. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Còn giao phối ngẫu nhiên mới làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

D là sai. Di - nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định. Chú ý: di nhập gen là nhân tố vô hướng.


Câu 4:

Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án A

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.

  - Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.

  - Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được à nên giao phối nhau và tạo con.

=> Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.


Câu 5:

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản à cách li sau hợp tử (đã sinh con lai nhưng con lai bất thụ).

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác à cách li trước hợp tử (chưa thụ phấn để tạo hợp tử).

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển à cách li sau hợp tử (đã tạo được hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển).

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau à cách li trước hợp tử (chưa thụ tinh để tạo hợp tử)


Câu 6:

Khi nói đến thuyết tiến hoá nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây sai?

I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần sổ kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

Xem đáp án

Đáp án : A

Giải thích:

Là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thế gốc hình thành quần thể mới rồi đến hình thành loài mới. Tiến hóa diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Như vậy:

III sai. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu; gián tiếp => đây là tiến hóa lớn.


Câu 7:

Cho các nhân tố sau:

  (1) Đột biến                                                (2) Giao phối ngẫu nhiên

  (3) Chọn lọc tự nhiên                                  (4) Các yếu tố ngẫu nhiên

Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

-          Giao phối không ngẫu nhiên à không thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen.

-          Chọn lọc tự nhiên à  thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

- Đột biến à  thay đối tần số alen và thành phần kiẻu gen chậm chạp và vô hướng

Yếu tố ngẫu nhiên à  làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo hướng xác định.


Câu 8:

Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể gốc hình thành quần thể mới rồi đến loài mới.

- Là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian

- Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

A, C, D à đúng

B à sai. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài à chính là kết quả tiến hóa lớn. Còn kết quả tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.


Câu 9:

Nhân tố nào sau đây gỏp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể (cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài).


Câu 10:

Cho các nhân tố sau:

  (1) Giao phối không ngẫu nhiên.

  (2) Chọn lọc tự nhiên.

  (3) Đột biến gen.

  (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Giao phối không ngẫu nhiên không thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen.

(2) Chọn lọc tự nhiên à  thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

(3) Đột biến gen thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm chạp và vô hướng.

(4) Giao phối ngẫu nhiên à không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.


Câu 11:

Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp:

Xem đáp án

Đáp án D

A à sai. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. (Thuộc về quả trình giao phối tự do).

B à  sai. Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. (Thuộc về quá trình giao phối tự do).

C à  sai. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo môt hướng xác định. (Chỉ làm thay đổi tần số alen rất chậm chạp và theo hướng không xác định).

D à  đúng. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.


Câu 12:

Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:

Xem đáp án

Đáp án C

A. giao phối không ngẫu nhiên à không làm thay đổi tần số alen

B. chọn lọc tự nhiên à Chọn lọc và giữ lại những alen có lợi (do chọn lọc kiểu hình có lợi với đều kiện môi trường).

C. các yếu tố ngẫu nhiên à  làm cho alen có lợi hoặc có hại đều có thể bị đào thải hoàn toàn và kiểu tác động này chỉ  có ở yếu tố ngẫu nhiên

D. đột biến à  làm thay đổi tần số alen. Đột biến không có vai trò chọn lọc.


Câu 13:

Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:

  (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

  (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

  (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

  (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

  (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định chính là vai trò của CLTN.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá à chính là vai trò của đột biến.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi à chính là yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể à là giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Làm thay đồi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm à  chính là quá trình đột biến.


Câu 14:

Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A. à  sai. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. (Có nhiều loài cách xa trong hệ thống phân loại có đặc điểm bên ngoài khác nhau, nhưng ở giai đoạn phôi có nhiều giai đoạn rất giống nhau).

B. àsai. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. (Đây là cơ quan tương tự).

c. à sai. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. (Gọi là cơ quan tương đồng).

D. à đúng. Vì nó là cơ quan thoái hóa và dựa trên cơ quan thoái hóa để chứng minh quan hệ nguồn gốc.


Câu 15:

Năm l953, S.Milơ (S.Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân từ hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:

Xem đáp án

Đáp án A

Milơ và Urây đã làm thí nghiệm, ông chọn môi trường gồm CH4, NH3, H2 và hơi nước rồi cho phóng điện cao thế qua (lấy điều kiện môi trường thí nghiệm giống như điều kiện khí quyển nguyên thủy) à  kết quả thu được nhiều loại chất hữu cơ, kể cả acid amin. Như vậy:

A. à đúng. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất.

B. à sai. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C à sai. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. (Con đường hóa học).

D à sai. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn đượo hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên, (hiện nay không thể có. Vì điều kiện môi trường không thể giống và giả sử nơi nào đó có diễn ra nhưng những dạng chất hữu cơ đó sẽ bị phân hủy ngay bởi các vi sinh vật).


Câu 16:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, CLTN tác động lên toàn bộ kiểu gen chứ không tác động lên từng gen riêng rẽ, không tác động từng cá thể mà cả quần thể. Ví dụ: Ong thợ tìm mật à đảm bảo sự tồn tại của đàn. Nhưng ong thợ không sinh sản, việc sinh sản do ong chúa đảm nhận. Nếu ong chúa không đẻ ong thợ tốt thì cả đàn cũng bị diệt vong => CLTN tác động cả quần thể.


Câu 17:

Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Để phân biệt hai lào động vật thân thuộc bậc cao, cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

B. sai. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

C. sai. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

(Loài mới không những mang một mà mang nhiều đột biến).

D. đúng. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.


Câu 19:

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

Xem đáp án

Đáp án A

Loài sinh học: là nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái sinh lý, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

A đúng. Cách sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.

B sai. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.

C sai. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.(2 loài thân thuộc cách li sinh sản hay cách li di truyền)

D sai. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.


Câu 20:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Ở thế hệ P = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F1 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F2 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F3 = 24%AA : 42%Aa : 34%aa

Thế hệ F4 = 20,25%AA : 59,5%Aa : 30,25%aa

Thế hệ F5 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa

Xem đáp án

Đáp án A.

Theo kết quả từ P F5 nhận thấy qua 5 thế hệ tần số kiểu gen thay đổi không thể giao phối ngẫu nhiên (còn nếu tự phối thì thay đổi: tăng đồng hợp, giảm dị hợp).

Nếu giao phối không ngẫu nhiên (hay tự phối) thì AA, aa tăng từng thế hệ không đúng (không đúng với từng thế hệ).

Thế hệ 1, 2 không đổi; chỉ thay đổi F3 (thay đổi mạnh: A/a = 0,14/0,6 nưng thế hệ 4,5 không đổi )không thể giao phối ngẫu nhiên.

Nếu đột biến thì tần số alen thay đổi rất chậm 10-610-4 chứ không phải thay đổi từ F2 F3 chỉ 1 thế hệ mà mạnh mẽ như thế  không thể đột biến.

Vậy nên chỉ có do yếu tố ngẫu nhiên tác động vào thế hệ F3.


Câu 21:

Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là các yếu tố ngẫu nhiên. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho alen tốt cũng có thể bị đào thải; alen xấu có thể đươhc giữ lại  có thể kém thích nghi hơn, làm nghèo vốn gen hơn.


Câu 22:

Phát biểu sau không đúng về vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Ngẫu phối làm trung hòa tính có hại của đột biến, làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

 A, B, C : đúng.

D. sai. Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Giao phối tạo ra những biến dị tổ hợp, thông qua CLTN mới chọn lọc những tổ hợp kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi  qua quá trình hình thành quần thể thích nghi.


Câu 23:

Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo một hướng xác định.

A. à đúng, chọn lọc tự nhiên à  tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

B. à  sai. giao phối à không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

C à sai. đột biến à tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen ngẫu nhiên, vô hướng.

D. àsai. cách li à  không thuộc nhân tố tiến hóa


Câu 24:

Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở loài sâu ăn lá là do:

Xem đáp án

Đáp án D

Quan niệm Đacuyn về sự hình thành màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá:

A. à sai. Quần thể sâu ăn lá chỉ xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

B. à sai. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. (Quan niệm của di truyền hiện đại).

c. à  sai. Sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục (quan niệm Lamac)


Câu 25:

Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể

Xem đáp án

Đáp án A 

A. à  đúng. Làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

B. à sai. Không làm thay đồi tần số các alen của quần thể à chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới đúng.

C. à sai. Luôn làm tăng tần số kiểu gen dồng hợp tử và giảm tần số kiều gen dị hợp tử à  chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới đúng.

D. à sai. Luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể à có thể phù hợp với đột biến.


Câu 26:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C 

A, B, D à  đúng, khi nói về đặc điểm của các con đường hình thành loài mới

c. à sai.Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. Những biến đổi này không có ý nghĩa về mặt tiến háa. Vì nó chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen hay gọi là thường biến).


Câu 27:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

Xem đáp án

Đáp án B

A. Các tế bào nhân thực à  thuộc giai đoạn tiến hóa sinh học.

B. Các đại phân tử hữu cơ -> thuộc giai đoạn tiến hóa hóa học.

C. Các giọt côaxecva à thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học (thực nghiệm người ta tạo được các giọt côaxecva).

D. Các tế bào sơ khai à thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học


Câu 28:

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh (xuất hiện Băng hà, khí hậu lạnh, khô) loài người xuất hiện.


Câu 29:

Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đột biến à làm thay đi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách chậm chạp, vô hướng và đặc biệt tạo ra alen mới.

- Chọn lọc tự nhiên à  làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo 1 hưng xác định.

- Di - nhập gen à  làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen và có thể có thêm alen mới.

- Giao phối không ngẫu nhiên à  không làm thay đổi tần s alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen.

- Yếu tố ngẫu nhiên à  làm thay đổi tần sổ alen và thành phần kiểu gen theo hưng không xác định.


Câu 30:

Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 100%; Aa = 100%; aa = 0% phản ánh quần thể đang diễn ra:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy CLTN chọn lọc kiểu hình trội (khả năng thích nghi của kiểu hình trội 100%. Vì khả năng thích nghi kiểu gen AA = 100%, Aa = 100%) và đào thải kiểu hình lặn (khả năng thích nghi kiểu hình lặn (aa) = 0%) => Vậy đây là hình thức chọn lọc vận động (chọn lọc theo một hướng thích nghi).


Câu 31:

Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A. à  sai. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp ca loài người. (Tổ tiên ca người và vượn ngày nay có cùng một nguồn gốc).

B. à  đúng. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp ca loài người.

C. à  đúng. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung.

D. à đúng. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. (Người - tinh tinh - gorila - đười ươi - khỉ).


Câu 32:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh sinh vật phát sinh và phát triển: bò sát cổ ngự trị cây hạt trần ngự trị; phân hóa chim.


Câu 33:

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm săc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

  (1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

  (2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

  (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thê khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

  (4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

  Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thiết: Kiểu gen AA quy định lông xám.

Kiểu gen Aa quy định lông vàng.

Kiểu gen aa quy định lông trắng.

Giả sử P = 0,25 AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 mà CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen trong trường hợp:

(1) Giả thiết cho ó AA (lông xám) giảm à tần số (tỉ lệ) A giảm, a tăng.

(2) Giả thiết cho ó  Aa (lông vàng) giảm à thì tần số (tỉ lệ) A, a không thay đổi.

(3) Giả thiết cho ó  aa (lông trắng) giảm à thì tần số (t lệ) a giảm, A tăng.

(4) Giả thiết cho  ó  AA, aa tăng hoặc giảm như nhau => thì tần số (tỉ lệ) alen A, a không đổi.

Vậy 1, 3 à làm thay đổi tần số tương đối của alen A, a.


Câu 34:

Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thiết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

Xem đáp án

Đáp án A

Người ta chứng minh phân tử có khả năng tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN, chúng có khả năng tự nhân đôi mà không cần xúc tác của enzim và có khả năng lưu trữ thông tin di truyền; về sau chức năng này chuyển cho ADN, chức năng xúc tác chuyển cho prôtêin, ARN đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền (một điều đáng chủ ý là trong tiến hóa cái gì đơn giản thì xuất hiện trước, cái gì phức tạp hoàn thiện hơn thì xuất hiện sau: ARN cấu trúc đơn giản hơn, sao chép không cần enzim à ADN cấu trúc phức tạp hơn, ổn định hơn, bền hơn và sao chép cần enzim xúc tác).


Câu 35:

Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể: đột ngột biến đổi  

Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen (đột biến, CLTN, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên). Sự biến đổi tần số tăng đột ngột A và giảm đột ngột a à có thể là yếu tố ngẫu nhiên  hoặc cũng cỏ thể di nhập gen.


Câu 36:

Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến

(2) Chọn lọc tự nhiên.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên.

Cặp nhân tổ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) à tạo alen mới => cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

(2) à  thay đổi tần số alen, chọn lọc kiểu gen thích nghi.

(3) à  thay đổi tần số alen, làm nghèo vốn gen.

(4) à  không làm thay đổi tần số alen nhưng lại tạo ra vô số biến dị tổ hợp cung cẩp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.


Câu 37:

Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là

Xem đáp án

Đáp án A

A à đúng. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử => cách li trước hợp tử.

B à sai. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai => cách li sau hợp tử.

C à  sai. Ngăn cản con lai hình thành giao tử => cách li sau hợp tử.

D à sai. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ => cách li sau hợp.


Câu 38:

Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đưởng lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là

Xem đáp án

Đáp án D

P. Âu có 2n = 26 X hoang dại Mĩ có 2n = 26 F1 : nA+nM = 26 đa bội hóa

Bông trồng ở Mỹ (2nÂu+ 2n) = 52

Bông trồng ở Mỹ có 13 cặp NST lớn và 13 cặp NST nhỏ.

Bông trồng ở Mỹ có 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.


Câu 39:

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính:

A à  sai. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. (Đây là cách li sinh cảnh).

B à đúng. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thưởng không giao phối với nhau. (Chính là cách li tập tính sinh sản).

C à  sai. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. (Đây là cách li mùa vụ).

D. à sai. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tao các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. (Cách li cơ học).


Câu 40:

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính:

A à  sai. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. (Đây là cách li sinh cảnh).

B à đúng. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thưởng không giao phối với nhau. (Chính là cách li tập tính sinh sản).

C à  sai. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. (Đây là cách li mùa vụ).

D. à sai. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tao các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. (Cách li cơ học).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương