Trắc nghiệm Chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 11: Kiểm tra một tiết ( có đáp án )
-
372 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất X là hợp chất no, hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol là:
X chứa 1 nhóm chức ancol => số O trong X là 3
X là hợp chất no => k = 1 (vì có 1 nhóm chức –COOH) => hụt 2H
CTPT của X là CnH2nO3 (n ≥ 2)
Chọn B
Câu 3:
Axit X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Số công thức cấu tạo của X là
Có 2 axit no có 2 nguyên tử H trong phân tử là HCOOH và HOOC-COOH
Chọn B
Câu 4:
Chất C8H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:
Có 4 đồng phân thỏa mãn là
C6H5CH2COOH
o-CH3C6H4COOH
p- CH3C6H4COOH
m- CH3C6H4COOH
Chọn A
Câu 5:
Chất C4H6O2 có mấy đồng phân là axit mạch hở :
C4H6O2 có độ không no k = (2.4 + 2 – 6) / 2 = 2 trong đó 1 π ở chức COOH => còn 1 π ở trong gốc C
CH2=CH-CH2-COOH
CH3-CH=CH-COOH (có đphh)
CH2=C(CH3)-COOH
Chọn C
Câu 6:
Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng
Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng giảm đi.
Chọn C
Câu 7:
Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là
Chất có tính axit mạnh nhất là CF3COOH vì F có độ âm điện lớn nhất => hút e mạnh nhất
Chọn D
Câu 8:
Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là
Theo chiều tăng số C, tính axit giảm dần => dãy sắp xếp đúng là:
HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.
Chọn B
Câu 9:
Sự sắp xếp đúng với trình tự tăng dần về độ linh động của H trong nhóm –OH là
Do C2H5 là gốc đẩy e, H không đẩy cũng không hút, C6H5 hút e nên độ linh động của H tăng dần như sau: ancol etylic < H2O < phenol
CH3COOH có chức axit nên độ linh động của H trong CH3COOH cao nhất
=> ta có thứ tự tăng dần: ancol etylic < H2O < phenol < axit axetic.
Chọn B
Câu 10:
Thứ tự tăng dần pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol là
Dung dịch có cùng nồng độ mol => độ pH tăng dần khi [H+] giảm dần => axit yếu dần
Axit hữu cơ có tính axit yếu hơn axit vô cơ => thứ tự đúng là:
H2SO4, HNO3, HOOC-COOH, CH3COOH.
Chọn A
Câu 11:
Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A và B loại vì Cu không phản ứng
C loại vì NaCl không phản ứng
Chọn D
Câu 12:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) và với Na là:
A và B loại vì CH3CHO không phản ứng với Na
D loại vì CH3COOH không phản ứng với H2
Chọn C
Câu 13:
Cho axit oxalic phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là
5C2H2O2 + 6KMnO4 + 9H2SO4 → 3K2SO4 + 14H2O + 10CO2 + 6MnSO4
Chọn B
Câu 14:
Khi cho a mol X chứa (C,H,O) phản ứng hết với Na hoặc với NaHCO3 thì đều tạo ra a mol khí. X là
a mol X phản ứng với Na tạo a mol khí => X chứa 2 gốc tác dụng được với Na
a mol X phản ứng với NaHCO3 tạo a mol khí => X chứa 1 gốc –COOH
=> X chứa 1 gốc –OH và 1 gốc –COOH
Chọn C
Câu 15:
Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch C không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Axit malic là
1 mol X tác dụng với 2 mol NaHCO3 => X chứa 2 nhóm –COOH
Vì X là hợp chất tạp chức và X có mạch C không phân nhánh => X là HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.
Chọn A
Câu 16:
Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?
Do các chất phản ứng và sản phẩm có thể bay hơi nên phải đun hồi lưu.
Cách dùng để điều chế etyl axetat là đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc. Không dùng giấm và rượu trắng vì độ tinh khiết không cao > hiệu suất thấp
Chọn D
Câu 17:
Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào ?
Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH
Chọn C
Câu 18:
Cho phản ứng este hóa : RCOOH + R’OH ⇔ R-COO-R’ + H2O
Để phản ứng chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận người ta thường :
Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:
+ Tăng nồng độ chất tham gia.
+ Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
Chọn D
Câu 19:
Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
Dầu chuối có CTCT: CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2
=> được điều chế từ CH3COOH và (CH3)2CH-CH2-CH2OH.
Chọn D
Câu 20:
Este vinyl axetat CH3COOCH=CH2 được điều chế bằng phản ứng nào ?
CH3COOH + C2H2 → CH3COOCH=CH2
Chọn A
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là
nO(O2) = 0,3.2 + 0,2 – 0,1.2 = 0,6 => nO2 = 0,3 => V = 6,72 lít
Chọn A
Câu 22:
Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X
nCO2 / nX = 2 > X chứa 2 C
X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 > X chứa 2 nhóm –COOH
> X là HOOC-COOH
Chọn D
Câu 23:
Cho các chất : (1) ankan; (2) ancol no, đơn, hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở; (10) axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :
Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O
=> các chất thỏa mãn là: (3) xicloankan; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở.
Chọn C
Câu 24:
Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là
Vì đốt cháy X thu được nCO2 = nH2O > X có dạng CnH2nOz
Số nguyên tử C = số nhóm chức > số O trong X gấp đôi số C
> X có dạng: CnH2nO2n
Với n = 1 > X là CH2O2 > X là axit fomic: HCOOH
Với n =2 > X là C2H4O4 (không thỏa mãn)
Chọn D
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đkc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là
Gọi axit là RCOOH
Ta có n axit = 0,1 mol > n O trong axit = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
> nO2 = (0,2 + 0,6 – 0,2) / 2 = 0,3
> V = 0,3. 22,4 = 6,72 lít
Chọn A
Câu 26:
Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở được (m + 2,8) gam CO2 và (m – 2,4) gam H2O. Công thức phân tử của axit là
Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở > nH2O = nCO2
CnH2nO2 → nCO2 + nH2O
> 6n = 0,2.(14n + 32)
> n =2 > C2H4O2 hay CH3COOH
Chọn B
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Công thức cấu tạo của A biết A tác dụng được với NaHCO3 tạo khí là
nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,1 mol
> mC = 1,2 gam; mH = 0,2 gam
Bảo toàn khối lượng của axit: maxit = mC + mH + mO > mO = 1,6 gam
> nC : nH : nO = 0,1 : 0,2 : 0,1 = 1 : 2 : 1 > CTPT có dạng CnH2nOn
MA = 3,75.16 = 60 > n = 2
> CTPT: C2H4O2
Vì A tác dụng với NaHCO3 tạo khí > A là axit CH3COOH
Chọn B
Câu 28:
Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp phải là:
nCO2 = 0,155 mol; nA = 0,155/n ̅ => MA = 26,4n => n ̅ = 2,6
Chọn B
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic X là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và nước. CTCT là
nCO2 = 0,15 mol
2 axit là HCOOH, CH3COOH
Chọn C
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 dư, thu được y mol CO2 . Tên của E là
z = y – x hay x = y – z → axit có 2 liên kết π trong phân tử
Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 dư, thu được y mol CO2 → nCOOH = nCO2
→ Axit E có 2C và 2 nhóm COOH → E là axit oxalic (COOH)2
Chọn A