Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Liên kết hóa học

  • 3610 lượt thi

  • 54 câu hỏi

  • 65 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Số proton và số nơtron có trong ion F2656e2+lần lượt là

Xem đáp án

Từ đó, dễ nhận thấy quá trình hình thành cation Fe2+ chỉ xảy ra sự nhường electron tại lớp eletron ngoài cùng của vỏ nguyên tử mà không làm thay đổi các thành phần có trong hạt nhân.

Do đó, cation Fe2+ và nguyên tử Fe chỉ khác nhau về số eletron, còn số proton và số nơtron bằng nhau.

Từ số khối A = 56 và số proton = Z = 26 → Số nơtron N = A – N = 30.

Chọn đáp án D.


Câu 3:

Cho dãy các nguyên tử: X612,Y714,Z614 Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố hóa học?

Xem đáp án

Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron → Khác nhau số khối A → X và Z là đồng vị của nhau vì đều có 6 proton.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6 Nguyên tố X là

Xem đáp án

Cấu hình electron của cation X2+ là 1s22s22p6 có 10 electron → X có 12e (Vì X đã nhường đi 2e tạo thành cation X2+) → X là Mg ( Z = 12).

 

Chọn đáp án B.


Câu 6:

Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

Xem đáp án

Nhận thấy: 8 = 6 + 2 → Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p2 (Z=14)→Xlà nguyên tố Silic (Si).

Chọn đáp án D


Câu 7:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số ptoton có trong nguyên tử X là

Xem đáp án

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai) →Cấu hình electron của X là 1s22s22p6→X có 6 proton.

Chọn đáp án C


Câu 8:

Nguyên tử R tạo được cation R+ Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6 .Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

Xem đáp án

Cấu hình electron của cation R+ là 1s22s22p6 →R có Z = 11 → Tổng số hạt mang điện (proton và electron) trong nguyên tử R là 22 hạt.

Chọn đáp án C


Câu 9:

Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 .Vị trí nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Xem đáp án

Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 Cấu hình electron của R là  1s22s22p63s23p64s1 (Z=19) →R là nguyên tố Kali thuộc chu kì 4, nhóm IA.

Chọn đáp án D


Câu 11:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là

Xem đáp án

Nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA → X có hóa trị II và Y có hóa trị III hoặc V → Hợp chất tạo thành bởi 2 nguyên tố đó chỉ có dạng X3Y2 là thỏa mãn

Chọn đáp án A


Câu 12:

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% khối lượng. Kim loại M là

Xem đáp án

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3

→ Y thuộc nhóm VIA → Y là S (lưu huỳnh).

%M = M/(M=32) = 63,64% →M = 56 (Fe)

Chọn đáp án D


Câu 13:

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

Xem đáp án

Để làm tốt câu hỏi này, trước hết ta phải xác định được vị trí của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn rồi từ đó so sánh bán kính nguyên tử đối với các nguyên tố này. Cụ thể ta có thể tiến hành như sau:

M(Z=11): Ne3s1X(Z=17):  Ne3s23p5Y(Z=9): 1s22s22p5R(Z=19): Ar4s1

Từ đó, ta có:                 

X và Y thuộc cùng nhóm VIIA

M và R thuộc cùng nhóm IA

M và X thuộc cùng chu kì 3

Trong cùng một nhóm theo chiều

tăng của điện tích hạt nhân, bán

kính nguyên tử tăng dần nên:

rM<rRrY<rX

Trong cùng một chu kì theo chiều

tăng của điện tích hạt nhân, bán kính

nguyên tử giảm dần nên: rX < rM

Suy ra: rY < rX < rM <rR

Chọn đáp án B


Câu 14:

Cho các nguyên tố M (Z = 11). X (Z= 8), Y (Z = 9), R (Z = 12). Bán kính ion M+ , X2- , Y- , R2+ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (từ trái sang phải) là:

Xem đáp án

- Các ion M+ , X2- , Y- , R2+  đều có 10 electron → Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính nguyên tử càng nhỏ (do lực hút của hạt nhân càng lớn thì bán kính ion càng nhỏ).

- Số proton của các nguyên tố theo thứ tự tăng dần: X < Y < M < R → Bán kính ion được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là: R2+ < M+ < Y- < X2-

Chọn đáp án B


Câu 15:

Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA (ZX +ZY =51) Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

ZX +ZY =51→X,Ythuộc cùng một chu kì lớn trong bảng tuần hoàn. Khi đó, nhóm IA và IIA bị ngăn cách bởi các nguyên tố nhóm B, do đó ta có:

ZX +10+1= ZY ; ZX +ZY =51→ ZX  =20 (Ca) và ZY = 31 (Ga)

A. Đúng. Trong dung dịch, Ca khử nước trước tạo thành Ca(OH)2 nên không khử được Cu2+.

B. Sai. Hợp chất với oxi của X có dạng XO (CaO).

C. Sai. Trong nguyên tử của nguyên tố X có 20 proton.

D. Sai. Ở nhiệt độ thường canxi có thể khử được nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 và giải phóng khí H2.

Chọn đáp án A.


Câu 16:

Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

Xem đáp án

Phân tử Br2 được tạo nên từ hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (có độ âm điện như nhau), nên các cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào. Do đó, liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không cực.

Chọn đáp án A


Câu 17:

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

Xem đáp án

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl (liên kết H-Cl) thuộc loại liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực về phía Cl) do sự chênh lệch độ âm điện giữa 2 nguyên tử.

Chọn đáp án C


Câu 18:

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết

Xem đáp án

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 (liên kết N-H) là liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực về phía N) do sự chênh lệch độ âm điện giữa 2 nguyên tử.

Chọn đáp án A


Câu 19:

Chất nào sau đây là hợp chất ion?

Xem đáp án

Dễ dàng nhận thấy K2O là hợp chất ion (Do chênh lệch độ âm điện > 1,7).

Chọn đáp án B


Câu 20:

Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

Xem đáp án

Một hợp chất là hợp chất ion là khi chênh lệch độ âm điện x1,7NaF là hợp chất ion.

Chọn đáp án A


Câu 21:

Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là

Xem đáp án

Dễ dàng nhìn thấy đặc điểm cơ bản của liên kết hóa trị không cực là liên kết giữa 2 nguyên tử của cùng một phi kim → Chỉ có N2 và H2 thỏa mãn.

Chọn đáp án A


Câu 22:

Nguyên tử X có 20 proton, nguyên tử Y có 17 proton. Công thức hợp chất hình thành từ hai nguyên tử này là

Xem đáp án

Ta có: ZX = 20 →Z là Ca thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA; ZY=17→Ylà Cl thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA → Công thức hình thành từ hai nguyên tử Ca và Cl là CaCl2 hay XY2 → Liên kết trong phân tử CaCl2 là liên kết ion.

Chọn đáp án D


Câu 23:

Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là

Xem đáp án

Do MgCl2 là hợp chất ion nên điện hóa trị (hay hóa trị) của các nguyên tố được xác định bằng điện tích của ion trong hợp chất → Điện hóa trị của Mg là 2+, điện hóa trị của Cl là 1- (Giá trị viết trước, dấu viết sau).

Chọn đáp án B


Câu 24:

Số oxi hóa của Cl trong hợp chất Ca(ClO)2

Xem đáp án

Tổng số oxi hóa trong một phân tử bằng 0 do đó số oxi hóa của Cl trong phân tử Ca(ClO)2 là +1 (với số oxi hóa của Ca là +2 và số oxi hóa của Oxi là -2).

Chọn đáp án A


Câu 26:

Cấu hình electron của ion nào sau đây không giống cấu hình của khí hiếm?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

Ta thấy Cl- (18e), Mg2+ (10e), S2- (18e) đều đạt cấu hình của khí hiếm Ar và Ne → Chỉ có Fe3+ (23e) không đạt cấu hình của khí hiếm


Câu 27:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 28:

Số electron hóa trị trong nguyên tử của nguyên tố Ag (Z = 47) là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.          

Cấu hình electron của Ag (A = 47) là [Kr]4d105d1


Câu 29:

Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X thuộc loại

Xem đáp án

Chọn đáp án A.          

X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10

→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4→X thuộc loại nguyên tố p


Câu 31:

Số nguyên tố mà nguyên tử của nguyên tố đó (ở trạng thái cơ bản) có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 7 là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

∑s = 7 = 2+2+2+1 =1s2 + 2s2 + 3s2 +4s1

Thứ tự mức năng lượng 3p < 4s <3d→Muốn có 4s1 thì phải chưa điền hết phân lớp s.

→ Chỉ có 3p64s1thỏa mãn.

→ Cấu hình e của nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản là K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

Ngoài ra có 2 trường hợp đặc biệt nữa là 3d64s2 và 3d94s2sẽ bị chuyển thành 3d54s1 và 3d104s1

Vậy có 3 nguyên tố thỏa mãn:

K(Z=19) : 1s22s22p63s23p64s1 ; Cr(Z=24) : 1s22s22p63s23p63d54s1

Cu(Z=29) : 1s22s22p63s23p63d54s1


Câu 32:

Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s1?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.          

Tương tự câu 7, tìm được 3 nguyên tố thỏa mãn là K (Z = 19), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29).


Câu 36:

Cho nguyên tử của các nguyên tố: X (Z = 11); Y (Z = 12); L (Z = 17); E (Z = 16); G (Z = 8); Q (Z = 9); T (Z = 18); M (Z = 19). Trường hợp nào sau đây chỉ gồm các nguyên tử và ion có cùng cấu hình electron?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.          

Dễ dàng nhìn thấy L- , E2- , T, M+ đều có cùng cấu hình electron của khí hiếm Ar.


Câu 37:

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.          

- Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 → Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là 3s23p5 X là Cl (Z = 17) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

- Cation Y2+có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 → Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là 3p64s2 → Y là Ca (Z = 20) thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA.


Câu 39:

Hình vẽ bên minh họa sự phân bố electron của ion X2+.

Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 40:

Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32. Vậy X, Y thuộc nhóm nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

X, Y có tổng số hiệu nguyên tử là 32 C X và Y thuộc chu kỳ nhỏ → ZY - ZX =8

→ZX =12(Mg) và ZY =20(Ca) → X và Y thuộc nhóm IIA


Câu 41:

Cho các nguyên tố X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Dễ dàng nhận ra X là Na, Y là Al, T là Cl.

A. Sai. Chỉ có oxit và hiđroxit của Y là chất lưỡng tính.

B. Đúng. Na (Z=11) : [Ne]3s1 ;Al(Z=13) : [Ne]3s23p1 ; Cl(Z=17) : [Ne]3s23p5   

C. Sai. Chỉ có hợp chất giữa X với T (NaCl) là hợp chất ion còn hợp chất giữa Y với T (AlCl3) là hợp chất cộng hóa trị mặc dù trong phân tử có liên kết ion.

D. Sai. X, Y, T đều thuộc chu kỳ 3 → Bán kính nguyên tử giảm dần → Bán kính nguyên tử xếp theo chiều tăng dần: T < Y < X.


Câu 42:

Nguyên tử nguyên tố X tạo ra ion X- có tổng số ba loại hạt cơ bản là 53. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

- Ion X- có tổng số hạt cơ bản là 53 → X có tổng số hạt cơ bản là 52.

- Điều kiện bền của nguyên tử: (2Z+N)/3,5 < Z < (2Z+N)/3 → 14,85 < Z < 17,34 mà X tạo được anion X- nên ZX = 17 (Clo)

→ Công thức oxit cao nhất của Clo là Cl2O7và hiđroxit tương ứng là HCLO4


Câu 43:

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 66,67% về khối lượng. Kim loại M là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

- Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3 → Y là S (lưu huỳnh).

- Ta có: %M = M/(M+32) = 66,67% →M = 64 (Cu)


Câu 44:

Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

- Áp dụng điều kiện bền của nguyên tử đối với X:

 (2Z+N)/3,5 < Z <(2Z+N)/3 → 9,7 < Z < 11,34

→Z = 10 (Ne) hoặc Z = 11 (Na); mà X là kim loại nên suy ra X là Na (Z = 11).

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11.

→ Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p5 → Y là Cl (Z = 17).

A. Đúng. Để điều chế kim loại Na nói riêng hoặc kim loại kiềm, kiềm thổ nói chung người ta thường sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy muối halohenua của chúng.

B. Đúng. Thành phần chính của khoáng vật xinvinit là NaCl.KCl.

C. Đúng. NaCl là hợp chất được tạo bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình nên là hợp chất ion (có thể lý giải vì chênh lệch độ âm điện > 1,7).

D. Sai.  Khí Cl2 không tác dụng với N2 và O2 ở nhiệt độ thường và kể cả nhiệt độ cao.


Câu 45:

Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện tích. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

Ta có: 2Z + N = 24

Và 2Z = 2N →Z = 8 (Oxi) và N=8

A. Đúng. Khí O2 ít tan trong nước.

B. Đúng. Ở điều kiện thường O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí.

C. Đúng. Dễ dàng nhận thấy liên kết giữa O=O trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị không cực do là liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.

D. Sai.  Trong phần lớn các hợp chất oxi có số oxi hóa là -2 nhưng một vài trường hợp ngoại lệ như H2O2 oxi có số oxi hóa -1, OF2 oxi có số oxi hóa +2.


Câu 47:

Các ion S2- , Cl- , K+ , Ca2+đều có cấu hình chung là 3s23p6Dãy các ion được sắp xếp theo thứ tự bán kính giảm dần (từ trái sang phải) là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.          

- Các ion K+ , S2- , Cl- , Ca2+ đều có 18 electron → Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính nguyên tử càng nhỏ (do lực hút của hạt nhân càng lớn thì bán kính ion càng nhỏ).

- Số proton của các nguyên tố theo thứ tự tăng dần: S< Cl < K < Ca → Bán kính ion được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là: S2- < Cl- < K+ < Ca2+


Câu 48:

X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kỳ liên tiếp, mặt khác ZX + ZY = 22 →X, Y thuộc chu kỳ nhỏ →ZY – ZX = 8 → ZX =7 (Nitơ) và ZY = 15 (Photpho).

A. Sai. Photpho không thể tác dụng với Nitơ.

B. Sai. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới thì độ âm điện giảm dần → Độ âm điện của Y (Photpho) nhỏ hơn độ âm điện của X (Nitơ).

C. Đúng. Liên kết giữa H – N trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực về phía Nitơ) do chênh lệch độ âm điện giữa Nitơ và Hiđro.

D. Sai. Công thức oxit cao nhất của Y (Photpho) là P2O5 hay Y2O5


Câu 49:

Hợp chất có liên kết ion là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Dễ dàng nhìn thấy hợp chất NH4NO3có liên kết ion giữa cation amoni và cation nitrat. Liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ (CH3COOH) là liên kết cộng hóa trị. Liên kết trong NH3và HNO3là liên kết cộng hóa trị


Câu 50:

Liên kết hóa học trong phân tử nào sau là liên kết cộng hóa trị có cực?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.          

Liên kết trong phân tử KCl là liên kết ion. Liên kết trong các phân tử Br2và O2 là liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim nên là liên kết cộng hóa trị không cực. Do sự chênh lệch độ âm điện giữa Hiđro và Clo nên liên kết giữa H-Cl trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực về phía Cl).


Câu 51:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5 Liên kết háo học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Dựa vào cấu hình electron của X và Y ta suy ra X là K (Z = 19) và Y là F (Z = 9) → Liên kết giữa Kali và Flo là liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình → Liên kết ion.


Bắt đầu thi ngay