Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 324 Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

324 Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

324 Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P2)

  • 3562 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại?

I. Đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên là những nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

II. Đột biến tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

III. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.

IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

V. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.

VI. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở quần thể sinh vật lưỡng bội.

Xem đáp án

Chọn D

Cả 6 phát biểu đều đúng. Giải thích:

R II đúng. Vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối tạo ra nguyên liệu thứ cấp.

R IV đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ loại bỏ các kiểu gen trong quần thể, do đó làm suy giảm vốn gen của quần thể.

R VI đúng. Vì quần thể vi khuẩn có bộ gen đơn bội và sinh sản nhanh cho nên tất cả các đột biến đều được thể hiện ra kiểu hình và được CLTN tác động.


Câu 2:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? 


Câu 3:

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát? 

Xem đáp án

Chọn A

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon.


Câu 4:

Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử? 

Xem đáp án

Chọn B

Cách li sau hợp tử là hiện tượng hợp tử bị chết hoặc cơ thể con không có khả năng sinh sản. Trong 4 ví dụ mà đề bài đưa ra, ví dụ B là cách li sau hợp tử. Các ví dụ A, C và D đều là cách li trước hợp tử.


Câu 5:

Ở trên đất liền có một loài chuột (kí hiệu là A) chuyên ăn rễ cây. Có một số cá thể chuột đã cùng với con người di cư lên đảo và sau rất nhiều năm đã hình thành nên loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường 

Xem đáp án

Chọn A

Nếu loài mới sống khác khu vực địa lí với loài gốc thì đó là phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí.


Câu 6:

Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây? 


Câu 7:

Khi nói về sự phát triển của sinh giới, phát biểu nào sau đây sai


Câu 8:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn C

Trong các nhận xét nói trên thì nhận xét C là sai, các nhận xét khác đều đúng

ü CLTN loại bỏ những kiểu gen không thích nghi nên CLNT làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

ü Cạnh tranh cùng loài dẫn tới loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên cạnh tranh cùng loài là một hình thức của CLTN.

ü Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng nên nó quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 9:

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây? 


Câu 10:

Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn D

Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba.


Câu 11:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn B

ý Phát biểu A sai vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

ý Phát biểu C sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen của cơ thể.

ý Phát biểu D sai vì có 4 nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên).


Câu 12:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(II). Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(III). Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

(IV). Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể s không thay đổi.

Xem đáp án

Chọn B

Chỉ có phát biểu II đúng.

ý I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

ý III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.

ý IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 13:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? 


Câu 14:

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở 

Xem đáp án

Chọn C.

Đối với loại câu hỏi liên quan đến các kỉ, các đại thì rất khó nhớ. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm một số vấn đề cơ bản như sau:

ü Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hoa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khỉ.

ü Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo

üTrong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa.


Câu 15:

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể? 

Xem đáp án

Chọn C.

Trong các nhân tố nói trên thì cách li địa lý là nhân tố góp phần duy trì sự khác biệt về tần s alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. Vì cách li địa lý có vai trò ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể nên có tác dụng củng cố và tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.


Câu 16:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn B.

ý A sai vì chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những kiểu hình kém thích nghi, do đó sẽ không thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể được.

ý C sai vì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen và tần số alen.

ý D sai vì ứng với mỗi hướng chọn lọc thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.


Câu 17:

Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hóa. 

Xem đáp án

Chọn A.

  Quá trình phát sinh sự sống và tiến hóa của sinh vật trải qua 3 giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học sẽ tạo nên các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic, prôtêin, lipit,… Sau đó trải qua giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, từ các đại phân tử hữu cơ sẽ tương tác với nhau và kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học sẽ hình thành nên sinh vật đơn bào đầu tiên, có biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của một cơ thể sống như trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa, sinh sản và di truyền, cảm ứng và vận động,…

Như vậy, kết thúc giai đoạn tiến hóa học và tiền sinh học thì sẽ hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên.


Câu 18:

Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử? 

Xem đáp án

Chọn A.

A là cách li trước hợp tử. Các trường hợp B, C và D là cách li sau hợp tử.


Câu 19:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.

II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.

III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.

IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen riêng rẽ.

Xem đáp án

Chọn A.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

þ I đúng vì chỉ có đột biến hoặc di – nhập gen mới mang cho quần thể các alen mới.

þ II đúng vì ngoài chọn lọc tự nhiên thì còn có tác động của các nhân tố đột biến, yếu tố ngẫu nhiên, di – nhập gen.

ý III sai vì các nhân tố: CLTN, di – nhập gen; đột biến, giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.

ý IV sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình và chỉ loại bỏ những kiểu hình không thích nghi. Do đó không tác động lên alen.


Câu 20:

Khi nói về sự phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn C.

Loài người được phát sinh từ vượn người hóa thạch. Từ dạng vượn người hóa thạch đã phát sinh nên loài người và các loài vượn người ngày nay. Như vậy vượn người ngày nay và loài người là các loài có chung nguồn gốc.


Câu 23:

Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây? 


Câu 24:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? 


Câu 25:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? 


Câu 27:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đưòng địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn C.

Xét các phát biểu của đề bài:

x A sai vì hình thành loài mới bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật (động vật có khả năng di chuyển, thực vật có khả năng phát tán bào tử).

x B sai. Điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Nó chỉ làm cho sự khác biệt vốn gen của quần thể với quần thể gốc càng sâu sắc.

þ C đúng.

x D sai vì loài mới và loài gốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau.


Câu 29:

Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hoá của sinh vật là 


Câu 31:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.

II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.

III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.

IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác động trực tiếp lên kiểu hình. 

Xem đáp án

Chọn A.

Chỉ có phát biểu I đúng.

ý II sai vì nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số tương đối của các alen trong quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.

ý III sai vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

ý IV sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen.


Câu 32:

Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng tiến hóa?

Xem đáp án

Chọn B

ü Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có định hướng.

üTrong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định.


Câu 33:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn B

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cổ.


Câu 34:

Chọn lọc tự nhiên có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn C.

Vì CLTN chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình của cơ thể mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen; không tác động trực tiếp lên alen. 


Câu 35:

Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo? 

Xem đáp án

Chọn C.

Trong sự lịch sử phát triển sự sống, ở kỉ Cambri có sự và phình thành các ngành động vật và phân hoá tảo thành các bộ khác nhau.


Câu 36:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn C.

Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu C sai. Vì khi kích thước quần thể càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể động. Ví dụ một quần thể có 1000 cá thể AA, 2000 cá thể Aa, 1000 cá thể aa. Giả sử yếu tố ngẫu nhiên làm chết 200 cá thể aa thì tần số a sẽ thay đổi, giảm từ 0,5 xuống còn 0,487. Nhưng khi quần thể chỉ có 100 cá thể AA, 200 cá thể Aa, 100 cá thể aa và yếu tố ngẫu nhiên làm chết 100 cá thể aa thì tần số a giảm từ 0,5 xuống còn 0,333.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 38:

Loài người xuất hiện vào kỉ 

Xem đáp án

Chọn B

Loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ của đại Tân sinh.


Câu 39:

Câu nào dưới đây nói về nhân tố tiến hóa là đúng? 

Xem đáp án

Chọn C

Phát biểu đúng về các nhân tố tiến hoá là: C, các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kỳ alen nào.

A sai, giao phối không làm thay đổi tần số alen.

B sai, đột biến làm thay đổi tần số alen rất chậm

D sai, CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại.


Câu 40:

Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là 

Xem đáp án

Chọn A

Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài sinh vật là: A

B là bằng chứng địa lý sinh học

C: bằng chứng phôi sinh học

D: bằng chứng giải phẫu so sánh.


Câu 41:

Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất loài người xuất hiện ở


Câu 42:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lê dị hợp tử? 

Xem đáp án

Chọn D

Giao phối gần không làm thay đổi tần số alen mà làm thay đổi đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lê dị hợp tử.


Câu 43:

Đột biến và phiêu bạt di truyền có điểm gì chung? 

Xem đáp án

Chọn D

Đột biến và phiêu bạt di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) có điểm chung là đều là quá trình ngẫu nhiên.

A,B sai, phiêu bạt di truyền làm giảm tính đa dạng di truyền

C sai, tác động tới quần thể nhỏ mạnh hơn quần thể lớn


Câu 44:

Đột biến nào sau đây tạo điều kiện để tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa? 

Xem đáp án

Chọn D

Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện để tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa vì làm tăng số lượng gen, các dạng khác làm mất hoặc không làm thay đổi số lượng gen.


Câu 45:

Yếu tố nào sau đây không góp phần vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý?

Xem đáp án

Chọn D

Khi dòng gen giữa hai quần thể mạnh → Không có sự cách li sinh sản giữa hai quần thể → Khó hình thành loài mới khác khu


Bắt đầu thi ngay