360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P5)
-
4690 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong quá trình phiên mã, tính theo chiều trượt của enzim ARN pôlimeraza thì mạch đơn của gen được dùng làm khuôn tổng hợp ARN là
Chọn đáp án C.
Enzim ARN polimeraza sử dụng mạch có chiều 3' → 5' để làm khuôn tổng hợp mARN.
Câu 2:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tứ bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
Chọn đáp án A.
Cây tứ bội là 4n = 24.
Câu 3:
Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến
Chọn đáp án C.
ü Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.
ü Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hoán vị gen, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến chuyển đoạn giữa các NST.
Câu 4:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần.
III. Trong một tế bào, nếu gen E ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần.
Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Chọn đáp án A.
Chỉ có I đúng.
þ I đúng vì các gen trên 1NST thì có số lần nhân đôi bằng nhau.
ý II sai vì các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
ý III sai vì các gen ở trong tế bào chất thì có số lần nhân đôi khác với các gen trong nhân.
ý IV sai vì dịch mã không gây đột biến gen
Câu 5:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu đây là đột biến điểm và alen A có 500 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 499 nuclêôtit loại T.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có tổng số axit amin bằng nhau.
Nếu alen a có 400 nuclêôtit loại X và 500 nuclêôtit loại T thì alen A có thể có chiều dài 306,34 nm.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
ý I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
→ Không phải là đột biến điểm.
ý II sai vì nếu đây là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T. Suy ra, số nuclêôtit loại T của alen a = số nuclêôtit loại A của alen A + 1 = 500 + 1 = 501.
þ III đúng vì nếu đột biến có thể sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
þ IV đúng vì alen a có tổng số 1800 nuclêôtit nên có chiều dài = 306 nm. Đây là đột biến làm tăng 2 liên kết hiđro cho nên có thể là đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp A-T bằng 4 cặp G-X. Do đó alen a có chiều dài 306 nm thì alen A có thể có chiều dài 306,34 nm (đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp).
Câu 6:
Ở thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng (P), thu được đời con có phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Cây hoa trắng này có thể thuộc bao nhiêu thể đột biến sau đây?
I. Thể một. II. Thể ba.
III. Đột biến gen. IV. Mất đoạn.
Chọn đáp án C.
Phép lai BB ´ bb mà đời con sinh ra cây hoa trắng thì chứng tỏ có đột biến gen (làm cho B thành b) hoặc đột biến mất đoạn (đoạn mất chứa gen B) hoặc đột biến thể một (Mất NST mang gen B). Vì bài toán nói rằng không có đột biến gen, không có đột biến cấu trúc NST nên chỉ còn đột biến lệch bội.
Câu 7:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Quan sát số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của 1 thể đột biến, thấy số lượng nhiễm sắc thể của mỗi tế bào là 14 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này có thể thuộc bao nhiêu dạng đột biến sau đây?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể không.
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Tất cả các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) không làm thay đổi số lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST). Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST.
Câu 8:
Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen được kí hiệu là: . Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc hai cặp NST không tương đồng.
II. Thể đột biến có thể có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường.
III. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen O.
Thể đột biến này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
ý I sai vì đây là đột biến đảo đoạn (đoạn đảo chứa các gen QMNP).
þ II đúng vì đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
ý III sai vì đoạn đảo không liên quan đến gen O nên không làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen O.
þ IV đúng vì thể đột biến này có 1 cặp NST bị đột biến ở 1 chiếc nên tỉ lệ giao tử đột biến là 50%.
Câu 9:
Trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình nào sau đây không xảy ra?
Chọn đáp án C.
Vì quá trình nhân đôi ADN không sử dụng nuclêôtit loại U.
Câu 10:
Trong tế bào, cấu trúc nào sau đây có ADN?
Chọn đáp án A.
Vì ADN nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 12:
Trong quá trình giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit xảy ra ở kì nào?
Chọn đáp án A.
Câu 13:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502 nuclêôtit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
ý I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T → Số lượng nuclêôtit được tăng lên.
þ II đúng vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Suy ra, số nuclêôtit loại A của alen A = số nuclêôtit loại A của alen a + 2 = 500 + 2 = 502.
þ III đúng vì nếu đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit làm thay đổi một hoặc 2 côđon nhưng vẫn mã hóa axit amin giống côđon ban đầu (do tính thoái hóa của mã di truyền) thì không làm thay đổi trình tự axit amin.
ý IV sai vì nếu đột biến làm tăng chiều dài 3,4Å tức là đột biến thêm 1 cặp A-T.
→ Alen a nhiều hơn alen A 2 nuclêôtit.
Câu 14:
Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Chọn đáp án A.
Câu 15:
Cho biết: 5’XGU3’; 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’; 5’GGA3’; 5’GGX3’; 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Gly được thay bằng axit amin Arg. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a dài 510nm thì alen A cũng dài 510 nm.
II. Hai alen này có số lượng và tỉ lệ các loại nuclêôtit giống nhau.
III. Nếu alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 300 A thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 300 A.
IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 400 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 201X.
Chọn đáp án C.
Cả 4 phát biểu đúng.
þ I và II đều đúng vì đột biến thay thế cặp X-G thành cặp G-X nên không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit.
þ III đúng vì đột biến này không liên quan đến cặp A-T nên khi phiên mã, số nuclêôtit loại A mà môi trường cùng cấp cho alen A cũng giống như số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp cho alen a.
þ IV đúng vì đột biến đã làm cho G của mARN được thay thế bằng X của mARN nên ban đầu cần 200X thì bây giờ cần 201X.
Câu 16:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
þ I đúng vì đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến số lượng bản sao của gen hoặc ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen. Do đó làm mất cân bằng gen.
þ II đúng vì mất đoạn thì sẽ dẫn tới mất gen có trên đoạn bị mất.
ý III sai vì đột biến lặp đoạn có thể làm giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
ý IV sai vì đột biến cấu trúc làm thay đổi cấu trúc của NST cho nên thường sẽ làm thay đổi hình thái của NST.
Câu 17:
Xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Trong mỗi cặp gen, có một alen đột biến và một alen không đột biến. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định các thể đột biến?
Chọn đáp án C.
Vì nếu alen đột biến là alen trội thì số loại kiểu gen quy định thể đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen quy định kiểu hình không đột biến = 35 – 1 = 243 – 1 = 242.
Ø Chú ý: Số loại kiểu gen quy định kiểu hình không đột biến là một đại lượng biến thiên, thay đổi tùy thuộc vào kiểu hình không đột biến là do alen đột biến hay alen không đột biến quy định. Ví dụ, có 5 cặp gen, nhưng trong đó có 3 cặp gen alen đột biến là alen trội, 2 cặp gen là alen đột biến là alen lặn thì số KG quy định kiểu hình không đột biến là có 22 = 4 kiểu gen).
Câu 18:
Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi AND diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Vì ở nhân tế bào, ở ti thể, ở lục lạp đều có ADN cho nên đều xảy ra quá trình nhân đôi AND.
Câu 19:
Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?
Chọn đáp án C.
ü Loại enzim có thể thực hiện được các chức năng trên là enzim ARN-polimeraza. Enzim này hoạt động trong quá trình phiên mã (trong quá trình nhân đôi cũng có enzim ARN-polimeraza hoạt động nhưng enzim này chỉ thực hiện chức năng tổng hợp đoạn mồi).
Các enzim còn lại không đúng vì enzim ligaza chỉ có chức năng nối các nucleôtit với nhau, enzim restritaza là enzim cắt giới hạn, enzim ADN-polimeraza thực hiện chức năng tổng hợp, sửa sai mạch mới của ADN và cắt bỏ đoạn mồi.
Câu 20:
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
Chọn đáp án A.
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ NST 2n.
Câu 21:
Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?
Chọn đáp án B.
Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của các gen ở NST bị đảo mà không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
Câu 22:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen A thì quần thể sẽ có 6 alen.
II. Tác nhân 5BU tác động gây đột biến gen thì có thể sẽ làm tăng chiều dài của gen.
III. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì chỉ có thể được di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleôtit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
Chọn đáp án C.
Chỉ có IV đúng.
x I sai vì có thể gây đột biến nhưng lại tạo ra alen trùng lặp với 5 alen có sẵn trong quần thể. Do đó có thể không làm phát sinh alen mới.
x II sai vì 5BU gây đột biến thay thế một cặp nucleôtit cho nên không thay đổi chiều dài của gen.
x III sai vì không chỉ di truyền qua sinh sản vô tính mà có thể di truyền cả qua sinh sản hữu tính.
þ IV đúng vì đột biến thay thế 1 cặp nucleotit có thể làm cho bộ ba kết thúc thành bộ ba mã hóa axit amin nên sẽ làm kéo dài chuỗi pôlipeptit.
Câu 23:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 đã xuất hiện thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này có thể được phát sinh nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Rối loạn giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
II. Rối loạn nguyên phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
III. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc.
IV. Rối loạn giảm phân, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
Chọn đáp án C.
Có 2 trường hợp, đó là I và II.
þ Đột biến lệch bội có thể được phát sinh trong giảm phân hoặc trong nguyên phân.
x III sai vì trao đổi chéo không cân thì sẽ làm phát sinh đột biến cấu trúc NST.
x IV sai vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ phát sinh đột biến đa bội.
Câu 24:
Trong tế bào của một loài thực vật, xét 5 gen A, B, C, D, E. Trong đó gen A và B cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen C nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen D nằm trong ti thể, gen E nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 10 lần thì gen C cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu tế bào phân bào 2 lần thì gen D nhân đôi 2.
IV. Khi gen E nhân đôi một số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
þ Các gen trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau; nhưng gen trong tế bào chất thì có số lần nhân đôi khác nhau à I đúng.
x Các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau à II sai.
x Tế bào phân bào k lần thì các phân tử ADN trong nhân tế bào sẽ nhân đôi k lần. Tuy nhiên, gen trong tế bào chất (ở ti thể hoặc lục lạp) thì thường sẽ nhân đôi nhiều lần. Nguyên nhân là vì, khi tế bào đang nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào) thì các bào quan ti thể, lục lạp vẫn tiến hành phân đôi. Do đó, gen trong tế bào chất thường nhân đôi nhiều lần hơn so với gen trong nhân à III sai.
þ Trong quá trình nhân đôi, nếu có chất 5BU thì có thể sẽ phát sinh đột biến gen à IV đúng.
Câu 25:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin.
II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Chọn đáp án C.
Có 4 phát biểu đúng.
þ I đúng vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba thoái hóa thì sẽ không làm thay đổi axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
þ II đúng. Đột biến gen tạo nguyên liệu sơ cấp.
Câu 26:
Một loài động vật, xét 3 gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn, trong đó gen 1 chỉ có 1 alen, các gen còn lại mỗi gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về kiểu gen và kiểu hình về các gen đang xét, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này có tối đa 24 kiểu gen.
II. Các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 12 kiểu gen.
III. Các cây mang kiểu hình lặn về hai trong 3 tính trạng có tối đa 4 loại kiểu gen.
IV. Khi giảm phân, trong loài này có tối đa 24 loại giao tử về các gen đang xét.
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
þ I đúng vì số kiểu gen của 2n = 9. Số kiểu gen của các thể một (2n – 1) gồm 9 + 3 + 3 = 15 à có 24 kiểu gen.
þ II đúng vì kiểu hình A-B-D- có số kiểu gen là 4 + 4 + 2 + 2 =12 kiểu gen.
x III sai.
§ Nếu gen A chỉ có 1 alen là alen trội thì kiểu hình lặn về 2 tính trạng chỉ có 1 kiểu hình A-bbdd gồm có số kiểu gen: ở các thể lưỡng bội có 1 kiểu gen; ở các thể lệch bội có 3 kiểu gen à Tổng số kiểu gen là 1 + 1 + 1 + 1 = 4.
§ Nếu gen A chỉ có 1 alen là alen lặn thì kiểu hình lặn về 2 tính trạng có 2 kiểu hình là aaB-dd và aabbD-.
§ Ở các thể lưỡng bội có 4 kiểu gen; ở các thể lệch bội thể một có số kiểu gen là 4 + 2 + 2 = 8 kiểu gen.
à Tổng số kiểu gen = 4 + 8 = 12 kiểu gen.
þ IV đúng vì có 4 loại giao tử đơn bội và 20 loại giao tử lệch bội (n+1).
Câu 27:
Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
Chọn đáp án A.
Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.
x I sai vì chuyển đoạn không tương hổ sẽ làm thay đổi số lượng gen trên NST. Qua thụ tinh thì sẽ tạo ra hợp tử bị thay đổi số lượng gen.
þ II đúng vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp của gen.
þ III đúng vì đột biến thể ba sẽ làm tăng số lượng NST có trong tế bào
þ IV đúng vì đa bội chẵn (4n, 6n, 8n,...) luôn có số lượng NST là số chẵn.
Câu 30:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
Chọn đáp án D.
Cây tứ bội là 3n=36.
Câu 31:
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
Chọn đáp án A.
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit quấn 1(3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử prôtêin loại histon.
Câu 32:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
Chọn đáp án B.
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactôzơ thì gen điều hòa R luôn tổng hợp prôtêin ức chế.
ý A sai vì khi môi trường có lactôzơ thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
ý C sai vì khi môi trường có lactôzơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
ý D sai vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactôzơ.
Câu 33:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
ý I sai vì mã kết thúc không quy định tổng hợp axit amin.
Câu 37:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm A, B, C, D, E, G là các điểm trên nhiễm sắc thể.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đảo đoạn AE thì khả năng hoạt động của gen II, III, IV không bị thay đổi.
II. Nếu chiều dài của các gen là bằng nhau thì khi các gen phiên mã, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen là như nhau.
III. Nếu bị mất một cặp nuclêôtit ở vị trí A thì cấu trúc của các gen không bị thay đổi.
IV. Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 23 tính từ mã mở đầu của gen II thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của các gen II, III, IV và V.
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu III đúng.
ý I sai vì đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi vị của 4 gen là gen I, gen II, gen III, gen IV có thể chuyển các gen này từ vị trí hoạt động mạnh sang vị trí hoạt động yếu (hoặc không hoạt động) hoặc ngược lại.
ý II sai vì ở sinh vật nhân thực, mỗi gen có một vùng điều hòa khác nhau nên khả năng phiên mã của các gen là khác nhau.
þ III đúng vì a là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí a không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
ý IV sai vì đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở gen II thì chỉ làm thay đổi cấu trúc gen II chứ không ảnh hưởng đến gen khác.
Câu 39:
Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
Chọn đáp án C.
Câu 40:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
Chọn đáp án C.
Vì đột biến thể ba (2n + 1) sẽ có bộ NST được tăng lên 1 chiếc nên sẽ làm tăng hàm lượng ADN.