IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P7)

  • 4299 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có: 3'AXG GXA AXG TAA GGG5', Các côđon mã hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 'XXA3, 5'XXG3' quy định Pro; 5'UXX3' quy định Ser, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.

II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến trung tính.

III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.

IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Cả 4 phát biểu đúng.

R I đúng vì khi thay cặp A-T ở vị trí 12 bằng cặp G-X thì sẽ làm cho bộ ba AUU thành bộ ba AUX. Mà cả 2 bộ ba này đều quy định Ile. Nên đây là đột biến làm xuất hiện bộ ba thoái hóa nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.

R II và III đều đúng vì cặp A-T ở vị trí thứ 6 được thay bằng bất kì cặp nào khác thì sẽ làm cho bộ ba XGA được thay bằng bộ ba XG... Mà các bộ ba XG... đều quy định axit amin Agr.

R IV đúng vì khi thay cặp G-X ở vị trí 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm thay đổi bộ ba làm thay đổi axit amin.

† Lưu ý: Trong 3 nuclêôtit của mỗi bộ ba thì nuclêôtit thứ 3 thường không có vai trò quan trọng. Do đó, đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở các vị trí chia hết cho 3 (Ví dụ như vị trí số 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27,30, 33, 36, 39, 42, 45,...) thì thường không gây hại.


Câu 3:

Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.

III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng prôtêin do gen B tổng hợp.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.

R I đúng vì các gen trên một NST thì có số lần nhân đôi bằng nhau.

Q II sai vì các gen khác nhau thì thường có số lần nhân đôi khác nhau.

R III đúng vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới làm thay đổi mức độ hoạt động của gen trên đoạn bị đảo. Khi đảo đoạn BCDE thì vị trí của gen B bị thay đổi. Do đó, có thể sẽ làm cho mức độ hoạt động phiên mã của gen B sẽ thay đổi (giảm hoạt động, dẫn tới làm giảm sản phẩm).

Q IV sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit của gen C thì chỉ ảnh hưởng đến gen C mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của các gen khác.


Câu 5:

Vai trò của vùng khởi động trong cấu trúc operon Lac là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Các thành phần của operon Lac:

- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng.

- Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của protein ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

- Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-polimeraza khởi đầu phiên mã.

Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của operon nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động các gen của operon qua việc sản xuất protein ức chế.


Câu 6:

Ở cà độc dược (2n =24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này:

Xem đáp án

Đáp án A.

Các thể ba này có bộ NST 2n+1 (có 12 kiểu) có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau (cùng bằng 13) và có kiểu hình khác nhau (mỗi loại thể ba ở những cặp NST khác nhau sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau).


Câu 7:

Cho các phát biểu sau về hệ quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

II. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

III. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

IV. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc trên NST đó.

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây nên bao nhiêu hệ quả?

Xem đáp án

Đáp án C.

Các phát biểu số I, II, III đúng.

Đột biến đảo đoạn là 1 đoạn NST đứt ra, đảo 1800 rồi gắn lại vào NST đó.

Đảo đoạn dẫn tới các hệ quả sau:

- Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.

- Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

- Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu tạo nên NST đó.


Câu 10:

Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả trên, có các kết luận về kiểu gen của tế bào này như sau:

I. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

II. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.

III. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.

IV. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.

V. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.

Xem đáp án

Đáp án B.

Theo giả thiết: alen D có số nu loại A là 270; alen d có số nu loại A là 540.

Một tế bào có tổng số nu loại T trong alen D và d là 1080 (A=T).

Ta có các trường hợp:

TH1: 1080 = 270.4 kiểu gen của tế bào là DDDD.

TH2: 1080 = 270.2 + 540 kiểu gen: DDd.

TH3: 1080 = 540.2 kiểu gen là dd.

Xét các kết luận của đề bài:

- I đúng, vì nếu tế bào lưỡng bội ban đầu là dd, qua nguyên phân tạo ra tế bào dd.

- II sai, vì lai xa là phép lai giữa hai loài khác nhau, mà đề bài ở đây là một loài lưỡng bội.

- III đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDd có thể hình thành do cơ thể P ban đầu là DDdd. Cơ thể DD giảm phân tạo giao tử DD, cơ thể dd giảm phân tạo giao tử d, sự kết hợp giữa hai giao tử này tạo cơ thể đao bội lẻ DDd.

- IV đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDDD có thể hình thành do cơ thể P ban đầu DDDD. Cả 2 cơ thể này đều rối loạn giảm phân cho giao tử DD do đó qua thụ tinh hình thành tế bào DDDD. V đúng, vì cơ thể DDd có thể coi là 2n+1, cơ thể DDDD có thể coi là 2n+2. Các dạng này có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.


Câu 11:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về đột biến gen?

  1. Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là 1 cặp nucleotit trong gen

  2. Đột biến gen xảy ra tại những cặp nucleotit khác nhau luôn làm phát sinh các alen mới

  3. Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật

  4. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen

  5. Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào

  6. Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen

Xem đáp án

Chọn đáp án A

  (1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.

  (2) đúng, khi đã xảy ra tại những cặp nu khác sẽ là những biến đổi mới trong cấu trúc gen, do đó luôn trở thành các alen mới.

  (3) đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.

  (4) sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).

  (5) đúng, đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

  (6) đúng, đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc 1 số cặp nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến không phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).


Câu 15:

Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?


Câu 17:

Cho các nhận định sau:

  1. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.

  2. Nếu đoạn đảo trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể

  3. Trong đột biến mất đoạn, đoạn mất nếu không chứa tâm động sẽ tiêu biến

  4, Lặp đoạn có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì tạo ra vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự nhiên có thể hình thành các gen mới

  5. Các cá thể đồng hợp tử mất đoạn thường bị chết, còn các cá thể mất đoạn dị hợp tử có thể chết do mất cân bằng gen

Những nhận định đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

1 đúng. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh vật. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống, có thể có lợi cho sinh vật. Người ta phát hiện nhiều đột biến chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối, đậu…

2 đúng. Khi đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy, nếu đảo đoạn trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể.

3 đúng. Các em xem hình ảnh dưới.

4. đúng vì lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới cho quá trình tiến hóa.

5. đúng

 


Câu 18:

Quan sát hình ảnh dưới đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:

  (1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm

  (2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm

  (3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm

  (4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm

  (5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân

  (6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép

(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

(1) đúng. Cấu trúc (1) được gọi là nuclêôxôm, có chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN với khoảng 146 cặp nuclêôtit.

(2) sai. Chuỗi các nuclêôxôm nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.

(3) sai. Cấu trúc (2) được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.

(4) sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn, còn gọi là vùng xếp cuộn chỉ là mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể với đường kính tương ứng là 300nm. Mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể là crômatit với đường kính 700 nm.

(5) sai. Nhiễm sắc thể kép với 2 crômatit (cấu trúc (4)) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa nhưng có thể xuất hiện trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1.

(6) sai. Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép nằm trên 2 crômatit.

(7) đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.


Câu 19:

Cho các thông tin:

  1. Làm thay đổi hàm lượng các nucleotide trong nhân

  2. Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết

  3. Làm thay đổi chiều dài của ADN

  4. Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật

  5. Được sử dụng để lập bản đồ gen

  6. Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST

  7. Làm xuất hiện loài mới

Đột biến mất đoạn NST có những đặc điểm:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Đột biến mất đoạn làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết do đó đột biến mất đoạn hoàn toàn có thể làm thay đổi hàm lượng nucleotit trong nhân và chiều dài của ADN, cũng như có thể ngừng hoạt động của gen trên NST.

Đột biến mất đoạn có thể gây chết cho thể đột biến, được ứng dụng để lập bản đồ gen. Mất đoạn nhỏ được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn.

Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống và phải có cách li sinh sản diễn ra loài mới mới được hình thành nên đột biến mất đoạn không làm loài mới hình thành.


Câu 21:

Phép lai P: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Qua trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

- Cá thể cái giảm phân bình thường tạo ra 8 loại giao tử

- Một số tế bào ở cá thể đực giảm phân I xảy ra không phân li cặp NST Aa và giảm phân II diễn ra bình thường nên tạo ra 4 giao tử không bình thường là AaBd, Aabd, Bd, bd. Số tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo 4 loại giao tử bình thường là ABd, abd, Abd, aBd.

- Các giao tử bình thường tổ hợp với nhau tạo ra 3.3.2 = 18 kiểu gen

- Xét gen A có kiểu gen khi giao tử đực không bình thường kết hợp với giao tử cái bình thường là: a, A, Aaa, Aaa sẽ có 4 kiểu gen về gen A. Vậy khi cho các giao tử cái kết hợp với các giao tử đực không bình thường sẽ tạo ra số kiểu gen là 4.3.2 = 24 (vì các gen B, D giảm phân bình thường).

Tổng số kiểu gen thu được là 18 + 24 = 42 kiểu gen.


Câu 22:

Cho các phát biểu sau đây về hình ảnh bên :

  (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

  (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.

  (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5’ đến 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’g5’.

  (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.

  (5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, enzim lối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) đúng. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn)

(2) sai vì quá trình nhân đôi không diễn ra đồng thời quá trình phiên mã. Quá trình nhân đôi giúp vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau. Trong khi đó, thông tin di truyền ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Phiên mã diễn ra phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể.

(3) sai vì trên mạch khuôn, ADN polimeraza di chuyển theo chiều 3’ – 5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.

(4) đúng.

(5) sai vì enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn Okazaki ở mạch ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau. Do vậy, enzim nối ligaza đều tác động lên hai mạch đơn được tạo ra từ phân tử ADN mẹ ban đầu.

Vậy có 3 phát biểu không đúng.


Câu 23:

Các phát biểu sau đây nói về đột biến số lượng NST:

  1. Sự kết hợp giữa loại giao tử thứ n+1 với giao tử thứ n-1 sẽ dẫn đến hợp tử bình thường.

  2. Sự không phân li của một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội.

  3. Trong chọn giống có thể sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí gen trên NST

  4. Thể đa bội chẵn thường có ít khả năng sinh sản hơn cơ thể bình thường

  5. Cơ thể có bộ NST càng gấp nhiều lần bộ đơn bội của loài thì tế bào càng to, cơ quan sinh dưỡng càng lớn.

  6. Các cơ thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản nên được ứng dụng tạo cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho.

Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

1 sai. Vì có thể giao tử n + 1 vào giao tử n -1 thừa thiếu các NST không phải trong 1 cặp tương đồng.

2 đúng. Sự không phân li của một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội.

3 đúng. Ngoài ra, đột biến lệch bội và đột biến mất đoạn đều được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST.

4 sai vì thể đa bội chẵn có khả năng tạo giao tử như các cơ thể bình thường.

5 đúng

6 đúng. Các thể tự đa bội lẻ không có khả năng sinh sản bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu… thường tự đa bội lẻ và không có hạt. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm.


Câu 24:

Có 4 dòng ruồi giấm (a, b, c, d) được phân lập ở những vùng địa lý khác nhau. So sánh các băng mẫu nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả sau:

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10                                                          

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10                                                          

Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10

Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu dòng c là dòng gốc,thì hướng xảy ra các dòng đột biến trên là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- So sánh dòng c và dòng a:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10

g Dòng c không thể thành dòng a

g Loại phương án B và D

- So sánh dòng c và dòng d:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10

g Dòng c thành dòng d do đột biến đảo đoạn 943

- So sánh dòng c và dòng b:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

g Dòng c không thể thành dòng b

g Loại phương án C và chọn phương án A


Câu 27:

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?

(1) Ở sinh vật nhân thực, một số gen có khả năng tổng hợp được nhiều loại chuỗi pôlipeptit.

(2) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN chỉ xảy ra trong nhân.

(3) Quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực xảy ra ở cả trong nhân và tế bào chất.

(4) Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra gần như đồng thời,

(5) Quá trình cắt ôxôn và nối intron để tạo ra mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân tế bào.

(6) Nhiều chuỗi pôlipeptit có thể được tổng hợp từ một phân tử mARN trưởng thành duy nhất.

(7) Một chuỗi pôlipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều ribôxôm.

(8) Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài gen mã hoá tương ứng.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì (2), (5), (7) và (8) sai.

 (2) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra trong nhân và cả trong tế bào chất (ADN của ti thể, lục lạp)

(5) Quá trình cắt intron và nối exon để tạo ra mARN trường thành ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân tế bào.

(7) sai, ribosome trượt từ đầu tới cuối mRNA để tạo ra 1 polypeptit hoàn chỉnh.

(8) Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài vùng mã hóa của gen tương ứng. Gen còn có vùng điều hòa và vùng kết thúc nên chiều dài của mARN sơ khai chắc chắn không bằng chiều dài của gen mã hóa mà chỉ bằng chiều dài vùng mã hóa của gen.


Câu 28:

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. Coli:

  (1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau

  (2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc

  (3) Các gen đều có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau

  (4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

  (5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) đúng vì 3 gen mã hóa cho 3 chuỗi polipeptit khác nhau.

(2) sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa, gồm vùng P và vùng O

(3) đúng vì các gen này đều trên cùng 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, cùng trong 1 operon nên luôn được phiên mã đồng thời.

(4) đúng vì SV nhân sơ không có màng nhân nên mọi hoạt động di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) sai vì 3 gen khi được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN chung.


Câu 29:

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:

1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A = T = 300; G=X=900.

2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b là A = T = 301; G = X = 899

3. Tổng số liên kết hidro của alen b là 2699 liên kết.

4. Dạng đột biến xảy ra là mất một cặp nucleotit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với

gen B

5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

  Gen B: A + G = 1200; A = 3G

" A = T = 900; G = X = 300

Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Do đó, alen b có A = T = 901; G = X = 299.

Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A + 3G = 2×901 + 3×299 = 2699 liên kết.

Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.


Câu 31:

Trong điều kiện không xảy ra đột biến:

1. Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.

2. Cặp NST giới tính ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen.

3. Cặp NST giới tính chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng.

4. Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú.

5. Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.

Số kết luận đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

1.  Sai nếu như giới cái có bộ NST XO thì cặp NST giới tính không thể tồn tại thành cặp tương đồng.

2.  Đúng vì trên vùng tương đồng cặp NST giới tính tương tự như NST thường nên trên vùng tương đồng NST cũng tồn tại thành từng cặp alen.

3.  Sai vì gen quy định tính trạng thường có thể nằm trên cả vùng tương đồng và vùng không tương đồng nên xảy ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.

4.  Sai NST Y chỉ có ở giới đực thuộc động vật có vú nên sẽ không được truyền cho giới cái.

5.  Đúng.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 32:

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1. đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại tế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2. sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3. sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4. đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5. đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, GB.

6. sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O.


Câu 35:

Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để 1 hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi thì ngoài việc phải có những phân tử có khả năng tự tái bản thì nó còn cần 1 lớp màng bao bọc, có khả năng trao đổi các chất với môi trường Ví dụ như ở giọt côaxecva, có các đặc tính sơ khai của sự sống, nó có lớp lipit bao bọc bên ngoài.


Bắt đầu thi ngay